Luật Tổ chức Tòa án nhân dân: Cho phép ghi âm toàn bộ diễn biến phiên tòa

Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) cho phép ghi âm toàn bộ diễn biến phiên tòa, phiên họp; việc ghi hình chỉ được thực hiện trong thời gian khai mạc phiên tòa, phiên họp và tuyên án, công bố quyết định.

Đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân (sửa đổi). Ảnh: Phạm Đông
Đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân (sửa đổi). Ảnh: Phạm Đông

Sáng nay (24.6), bắt đầu tuần làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự thảo Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân sửa đổi (TAND), với 459/464 đại biểu tán thành.

Báo cáo tóm tắt giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi thông qua luật, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nêu một số vấn đề lớn quá trình thảo luận còn ý kiến khác nhau.

Bà Lê Thị Nga cho biết, việc ghi âm, ghi hình phải bảo đảm quyền con người, quyền công dân; bảo đảm sự tôn nghiêm của phiên tòa, phiên họp và hoạt động thông tin theo quy định của pháp luật.

Quá trình diễn ra phiên tòa, phiên họp, nhiều thông tin, chứng cứ được công bố nhưng chưa được kiểm chứng, nhất là thông tin về đời tư cá nhân, bí mật gia đình, bí mật kinh doanh… Các thông tin, chứng cứ này cần được Hội đồng xét xử xem xét, kết luận trong bản án, quyết định.

Do đó, dự thảo luật đã được chỉnh lý: cho phép ghi âm toàn bộ diễn biến phiên tòa, phiên họp; việc ghi hình chỉ được thực hiện trong thời gian khai mạc phiên tòa, phiên họp và tuyên án, công bố quyết định.

Việc ghi âm, ghi hình nêu trên phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa, phiên họp, những người có liên quan theo quy định.

Đồng thời, trong trường hợp cần thiết để phục vụ nhiệm vụ chuyên môn, Tòa án tiến hành ghi âm, ghi hình diễn biến phiên tòa, phiên họp; việc sử dụng, cung cấp kết quả ghi âm, ghi hình của Tòa án được thực hiện theo quy định của pháp luật và giao Chánh án TAND tối cao.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga. Ảnh: Phạm Đông
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga. Ảnh: Phạm Đông

Về đổi mới TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp báo cáo, do còn ý kiến khác nhau, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo xây dựng 2 phương án và xin ý kiến các đại biểu Quốc hội bằng phiếu.

Theo đó, phương án 1: giữ nguyên quy định của Luật hiện hành về TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện; phương án 2: đổi mới TAND cấp tỉnh thành TAND phúc thẩm, TAND cấp huyện thành TAND sơ thẩm.

Kết quả, có 194/487 đại biểu Quốc hội tán thành phương án 1 (tỉ lệ 39,84%). Trong khi đó, 170/487 đại biểu Quốc hội tán thành phương án 2 (tỉ lệ 34,91%).

“Không có phương án nào đạt quá một nửa tổng số đại biểu Quốc hội tán thành”, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nói.

Sau khi xin ý kiến các đại biểu Quốc hội, TAND tối cao và Thường trực Ủy ban Tư pháp thống nhất đề nghị tiếp thu đa số đại biểu Quốc hội đã ghi phiếu, tiếp tục giữ nguyên quy định TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện như luật hiện hành.

Một nội dung đáng chú ý khác, về việc thành lập TAND sơ thẩm chuyên biệt (điểm đ khoản 1 Điều 4; mục 5 Chương IV), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá án hành chính là loại việc khó và phức tạp, xảy ra ngày càng nhiều.

“Nếu không có quy định phù hợp thì có thể ảnh hưởng đến tính độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân khi giải quyết loại án này”, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nêu quan điểm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Cũng theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, vụ việc sở hữu trí tuệ và vụ việc phá sản tuy hiện nay số lượng chưa nhiều, nhưng tính chất phức tạp và ngày càng tăng theo sự phát triển kinh tế của đất nước. Giải quyết vụ việc sở hữu trí tuệ, phá sản cần có đội ngũ cán bộ chuyên sâu về pháp luật, hiểu biết về các lĩnh vực chuyên môn.

“Việc thành lập các TAND sơ thẩm chuyên biệt về Hành chính, Sở hữu trí tuệ, Phá sản để giải quyết các vụ việc đặc thù là cần thiết, đáp ứng yêu cầu thực tiễn”, báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu.

Sau khi cân nhắc về sự cần thiết, cơ sở chính trị, pháp lý, thực tiễn, ý kiến của nhiều vị đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành việc thành lập TAND sơ thẩm chuyên biệt như dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Căn cứ yêu cầu thực tiễn trong thời gian tới, TAND tối cao sẽ xây dựng đề án, phương án cụ thể đề xuất nơi đặt trụ sở, số lượng từng TAND sơ thẩm chuyên biệt… và báo cáo, xin ý kiến cấp có thẩm quyền cho chủ trương.

Theo Lao Động Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Thủ tướng yêu cầu bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh, giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết TTHC

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện cố 56/CĐ-TTg ngày 4/5/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính theo Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26/3/2025 của Chính phủ.
05/05/2025

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2025

Chính sách cho trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; tăng phụ cấp lưu trú khi đi công tác... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2025.
02/05/2025

Thủ tướng điều động, bổ nhiệm nhân sự Bộ Quốc phòng

Ngày 24/4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký các Quyết định điều động, bổ nhiệm nhân sự Bộ Quốc phòng.
25/04/2025

Điều tra vụ 2 cháu bé tử vong bất thường tại nhà ông bà ngoại

Công an tỉnh Thanh Hóa đang khám nghiệm hiện trường, tử thi để làm rõ nguyên nhân 2 cháu nhỏ tử vong bất thường tại nhà ông bà ngoại.
22/04/2025

Chính phủ cho ý kiến về 06 dự án luật, nghị quyết

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung giải quyết dứt điểm các khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng để đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
17/04/2025

Bổ nhiệm lại Phó Tư lệnh Quân khu 5

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 761/QĐ-TTg bổ nhiệm lại Thiếu tướng Hứa Văn Tưởng giữ chức Phó Tư lệnh Quân khu 5.
17/04/2025

Ngăn cung, giảm cầu, giảm tác hại của ma tuý

Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện đúng phương châm “ngăn cung, giảm cầu, giảm tác hại của ma tuý”, trong đó tập trung các giải pháp giảm cầu hiệu quả, lấy phòng ngừa là chính, lấy địa bàn cơ sở, khu dân cư làm trọng tâm để triển khai thực hiện.
17/04/2025

Trình Quốc hội xem xét, quyết định điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia tầm nhìn đến năm 2050

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 99/NQ-CP về điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
17/04/2025

Trung ương đồng ý kết thúc hoạt động của Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao và cấp huyện

Ban Chấp hành Trung ương đồng ý chủ trương tiếp tục sắp xếp, tinh gọn bộ máy Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân; kết thúc hoạt động của Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao và cấp huyện; xác lập hệ thống tổ chức Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân có 03 cấp.
15/04/2025

Ban Chấp hành Trung ương yêu cầu triển khai ngay 7 công việc sau Hội nghị Trung ương 11

Ban chấp hành Trung ương yêu cầu, ngay sau Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII, các cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương và người đứng đầu triển khai ngay 7 công việc.
15/04/2025

Sửa đổi, bổ sung quy định đối tượng, mức đóng bảo hiểm y tế đối với quân đội, công an, cơ yếu

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 74/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 70/2015/NĐ-CP ngày 01/9/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu.
09/04/2025

Nghị định số 82/2025/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất năm 2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 82/2025/NĐ-CP ngày 2/4/2025 gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2025.
04/04/2025