'Luật ngầm' của Cục trưởng Đăng kiểm Việt Nam

Theo VKS, trong cuộc họp sau nhậm chức, ông Đặng Việt Hà yêu cầu các phòng chuyên môn "phải đảm bảo lợi ích của Cục trưởng cao nhất" trong việc nhận hối lộ khi thẩm định hồ sơ thiết kế.

Hành vi của ông Hà (52 tuổi, cựu cục trưởng Đăng kiểm Việt Nam) và đồng phạm được nêu tại cáo trạng VKSND TP HCM vừa hoàn tất. Trong đó, ông Hà và Trần Anh Quân (cựu quyền trưởng Phòng Kiểm định xe cơ giới – VAR) bị truy tố về tội Nhận hối lộ.

Là người tiền nhiệm của ông Hà, ông Trần Kỳ Hình bị truy tố về tội Nhận hối lộ vàLợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Ông Đặng Việt Hà lúc bị Công an TP HCM triệu tập làm việc, sau đó bắt tạm giam, tháng 1/2023. Ảnh: Công an TP HCM

 

Ông Đặng Việt Hà lúc bị Công an TP HCM triệu tập làm việc, sau đó bắt tạm giam, tháng 1/2023. Ảnh: Công an TP HCM

 

Theo cáo trạng, Phòng Kiểm định xe cơ giới (VAR, thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam) có nhiệm vụ thực hiện thẩm định thiết kế, nghiệm thu cải tạo xe cơ giới và xe máy chuyên dùng đang lưu thông. Các bị can là lãnh đạo, đăng kiểm viên VAR đã lợi dụng vị trí công tác không thực hiện đúng quy trình thẩm định, kiểm tra, bỏ qua lỗi trên hồ sơ thiết kế, cấp giấy chứng nhận thẩm định thiết kế trái quy định để nhận hối lộ của các công ty 1,5-3 triệu đồng mỗi hồ sơ.

Khoảng tháng 3/2019, ông Trần Anh Quân được bổ nhiệm quyền Trưởng phòng VAR. 12 đăng kiểm viên được phân công thẩm định hồ sơ thiết kế sau đó đã gặp ông Quân để báo cáo về việc có nhận tiền hối lộ của các công ty thiết kế trong quá trình thẩm định hồ sơ.

Ông Quân sau đó đã thống nhất với các đăng kiểm viên - hàng tháng chia tiền theo tỷ lệ ông Quân (quyền trưởng phòng) được hưởng 700.000 đồng/hồ sơ (bao gồm phần ông được hưởng và dùng để ngoại giao tiếp khách, chia cho lãnh đạo Cục là Trần Kỳ Hình và Đặng Việt Hà). Các phó phòng VAR mỗi người 100.000 đồng/hồ sơ; nhân viên văn phòng mỗi người 50.000 đồng/hồ sơ.

Mỗi tháng, khi nhận hối lộ của các công ty thiết kế, đăng kiểm viên sẽ tính toán, kiểm đếm số lượng hồ sơ và chia tiền. Nhận được tiền, ông Quân tiếp tục chia cho ông Trần Kỳ Hình 60 triệu đồng/tháng và Đặng Việt Hà 20 triệu đồng/tháng.

Triệu tập cả 'bộ máy' để đảm bảo lợi ích cho Cục trưởng 

Đến tháng 8/2021, khi ông Hình nghỉ hưu, ông Đặng Việt Hà được bổ nhiệm chức Cục trưởng. Nhà chức trách xác định, trong một cuộc họp với lãnh đạo phòng VAR, ông Hà yêu cầu báo cáo chính xác số liệu hồ sơ thẩm định thiết kế, "phải bảo đảm lợi ích của Hà là cao nhất". Ông Quân và những người tham gia cuộc họp đều hiểu rằng khi nhận tiền trong quá trình thẩm tra thiết kế phải chia cho ông Hà tỷ lệ cao nhất.

Với chỉ đạo của ông Hà, ông Quân buộc phải hội ý lại với các cấp phó và triệu tập các đăng kiểm viên để thống nhất lại cách thức chia tiền. Theo đó, tỷ lệ chia tiền được chốt là: ông Hà hưởng 400.000 đồng/hồ sơ, ông Quân 300.000 đồng/hồ sơ, các phó phòng mỗi người 100.000 đồng/hồ sơ, đưa vào quỹ ngoại giao 140.000 đồng/hồ sơ, các nhân viên văn phòng mỗi người 40.000 đồng/hồ sơ.

Các bị can Trần Anh Quân, Đặng Trần Khanh và Phạm Đức Ngọc (từ trái qua) lúc bị bắt. Ảnh: Bộ Công an 

 

Các bị can Trần Anh Quân, Đặng Trần Khanh và Phạm Đức Ngọc (từ trái qua) lúc bị bắt. Ảnh: Bộ Công an 

 

Theo chủ trương trên, hàng tháng (từ ngày 1 đến 10), sau khi nhận tiền từ đăng kiểm viên, ông Quân tính toán lại số hồ sơ, tiền tương ứng bỏ vào phong bì đưa cho ông Hà tại phòng làm việc. Đến tháng 10/2022, cơ quan công an phát hiện xử lý các sai phạm tại các đơn vị đăng kiểm nên các bị can không thực hiện hành vi vi phạm nữa.

Đến tháng 12/2022, lo sợ bị công an phát hiện sai phạm xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, ông Hà đã trả lại cho ông Quân 5 tỷ đồng. Khi công an điều tra, ông Hà lo sợ các sai phạm bị phát hiện, nên đưa 100.000 USD cho Nguyễn Văn Chung nhằm giúp đỡ, tìm hiểu thông tin về kết quả điều tra và "chạy" cho mình không bị xử lý. Ông Chung nhận tiền nhưng không thực hiện mà chiếm đoạt. Ngày 29/8/2023, ông Hà tố hành vi của Chung.

Quá trình điều tra, ông Quân khai nhận hành vi và cho biết bản thân hưởng lợi hơn 11,5 tỷ đồng, chia cho ông Hình 1,68 tỷ đồng, ông Hà hơn 5,9 tỷ đồng.

Ngoài số tiền hưởng lợi từ phòng VAR, trong thời gian từ tháng 8/2021 đến tháng 9/2022, ông Hà, Hình còn nhận tiền hối lộ từ một số trung tâm đăng kiểm.

Cơ quan công tố xác định, cựu cục trưởng Hà phải chịu trách nhiệm hình sự về tổng số tiền nhận hối lộ là hơn 40 tỷ đồng. Trong đó, các đơn vị Phòng kiểm định xe cơ giới (từ tháng 8/2021 đến 9/2022) là hơn 31 tỷ đồng; 4 trung tâm đăng kiểm (Khối V, thuộc Cục tại TP HCM từ 1/4 đến tháng 11/2022) là hơn 7,6 tỷ đồng; 5 trung tâm đăng kiểm Khối V tại Hà Nội nhận 780 triệu đồng và tiền hối lộ của các Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm khối D là 680 triệu đồng.

Ông Hà bị cáo buộc hưởng lợi gần 8,8 tỷ đồng và 13.000 USD, ông Hình nhận hối lộ tổng cộng hơn 6,5 tỷ đồng và 23.000 USD.

Quá trình điều tra, hai cựu cục trưởng và hầu hết các bị can thành khẩn khai nhận hành vi sai phạm và tỏ ra ăn năn hối cải. Một số bị can đã nộp lại một phần tiền hưởng lợi bất chính, tích cực phối hợp với cơ quan điều tra trong việc giải quyết vụ án. Cảnh sát đã thu hồi, tạm giữ tổng cộng hơn 43 tỷ đồng và 118.800 USD cùng nhiều tài sản khác để khắc phục hậu quả.

Khoảng 300.000 bút lục cùng nhiều tài liệu trong vụ án được các cơ quan tố tụng lưu giữ. Ảnh: Nhật Vy

 

Khoảng 300.000 bút lục cùng nhiều tài liệu trong vụ án được các cơ quan tố tụng lưu giữ. Ảnh: Nhật Vy

 

Trong vụ án này, ngoài các sai phạm tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, các cơ quan tố tụng còn làm rõ nhiều sai phạm tại 11 trung tâm đăng kiểm trên địa bàn TP HCM và 3 trung tâm đăng kiểm tại Long An, Bến Tre, Sóc Trăng.

Theo đó, ngoài ông Hà, Hình và Quân, vụ án còn hơn 250 bị can, gồm: 132 bị can là cán bộ, nhân viên của Cục Đăng kiểm và các trung tâm đăng kiểm bị xử lý về tội Nhận hối lộ; 6 bị can về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (trong đó có ông Nguyễn Vũ Hải, cựu cục phó Đăng kiểm Việt Nam); 53 người bị truy tố về tội Đưa hối lộ; 5 người Môi giới hối lộ...

Đại án đăng kiểm được đánh giá là vụ tham nhũng có tổ chức, hành vi có hệ thống, xuyên suốt từ lãnh đạo Cục Đăng kiểm, Phòng kiểm định xe cơ giới đến giám đốc nhiều trung tâm. Từ khi bắt đầu điều tra sai phạm trên diện rộng về lĩnh vực đăng kiểm, tính đến cuối năm 2023, công an 49 địa phương đã khởi tố 114 vụ án, hơn 800 bị can. Nhà chức trách xác định các vụ án có điểm chung là ăn chia "có tổ chức, kéo dài nhiều năm, liên tục, nhiều cấp độ".

Theo Vnexpress Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với 34 tỉnh thành và hơn 3.300 xã, phường, đặc khu

Chiều 3/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương tháng 6/2025.
04/07/2025

Hướng dẫn xác định giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội

Chính phủ ban hành Nghị định số 192/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị quyết số 201/2025/QH15 ngày 29/5/2025 của Quốc hội thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
04/07/2025

Nghẹt thở pha dùng drone hạng nặng giải cứu 2 bé mắc kẹt giữa dòng nước xiết

Trong khi đang phun thuốc nông nghiệp, thấy các cháu nhỏ bị mắc kẹt giữa dòng nước xiết, anh Nghĩa (Gia Lai) đã dùng drone hạng nặng giải cứu, đưa 2 cháu bé vào bờ.
04/07/2025

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6: Nhiều vấn đề thời sự được làm rõ

Tình hình triển khai tổ chức chính quyền địa phương hai cấp, việc thực hiện các thủ tục hành chính, vấn đề tăng trưởng tín dụng, kết quả đấu tranh với hàng giả, hàng nhái, việc đào tạo nhân lực cho những ngành công nghệ cao... là những nội dung nổi bật được báo chí quan tâm tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6 chiều 03/7.
04/07/2025

Hai 'đầu tàu' kinh tế nỗ lực, quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng 8%

Báo cáo tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương tháng 6/2025, ngày 3/7, lãnh đạo các địa phương cho biết, tình hình kinh tế - xã hội tại các địa phương đạt kết quả tốt. Từ nay cho đến cuối năm sẽ tập trung vào những nhóm giải pháp lớn, trọng tâm để cùng Chính phủ đưa nền kinh tế đất nước tăng trưởng đạt 8% như kế hoạch đã đề ra.
04/07/2025

Nghẹt thở pha dùng drone hạng nặng giải cứu 2 bé mắc kẹt giữa dòng nước xiết

Trong khi đang phun thuốc nông nghiệp, thấy các cháu nhỏ bị mắc kẹt giữa dòng nước xiết, anh Nghĩa (Gia Lai) đã dùng drone hạng nặng giải cứu, đưa 2 cháu bé vào bờ.
04/07/2025

Cô giáo 25 năm dạy chuyên 'toát mồ hôi' khi giải đề thi tốt nghiệp môn Tiếng Anh

Giải thử mã đề 1105 của đề Tiếng Anh thi tốt nghiệp THPT năm 2025, cô Bích Hạnh, vốn có 25 năm kinh nghiệm giảng dạy lớp chuyên Anh, nói “toát mồ hôi hột” vì độ khó của đề.
03/07/2025

Các thứ trưởng luân chuyển về địa phương trưởng thành như thế nào?

Trong các thứ trưởng được luân chuyển về địa phương thời gian qua, có nhiều người tiếp tục ở lại tỉnh, thành hoặc chuyển qua địa phương khác với những vị trí quan trọng; có một số thứ trưởng quay trở lại Trung ương chuẩn bị cho một hành trình mới.
03/07/2025

Những việc cán bộ, công chức không được làm từ tháng 7

Quốc hội quy định 6 nhóm việc cán bộ, công chức không được làm, trong đó có phát tán thông tin sai sự thật, lợi dụng mạng xã hội gây ảnh hưởng tiêu cực đến cơ quan, địa phương.
03/07/2025

Triệt để xử lý các vấn đề về quản lý bệnh viện

Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho rằng, Bộ Y tế cần triệt để xử lý các vấn đề về quản lý bệnh viện, chuẩn hóa các quy trình cơ bản về khám chữa bệnh, quản lý dược, vệ sinh an toàn thực phẩm…
03/07/2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Quân chính toàn quân 6 tháng đầu năm

Chiều 2/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị Quân chính toàn quân 6 tháng đầu năm 2025 do Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức.
03/07/2025

Tổng Bí thư Tô Lâm: Không có chuyển đổi số, mô hình hành chính hai cấp sẽ không thể vận hành hiệu quả

Tổng Bí thư nhấn mạnh chuyển đổi số chính là hệ thần kinh trung ương, là cầu nối "sống còn" giữa tỉnh và xã; là bộ não dữ liệu để tổng hợp, phân tích, cảnh báo sớm tình hình, không để xảy ra vùng trũng thông tin.
03/07/2025