Hướng dẫn về chính sách thuế với các cơ sở giáo dục đào tạo công lập

Tổng cục Thuế hướng dẫn các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo công lập về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, sử dụng hóa đơn điện tử.

thuế giáo dục

Theo Tổng cục Thuế, nhiều đơn vị đang hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục – đào tạo công lập đang thắc mắc về những chính sách thuế áp dụng với đơn vị mình, có phải kê khai nộp thuế GTGT, thuế TNDN hay không? Hoặc sử dụng hóa đơn điện tử như thế nào? 

Vì vậy, để hỗ trợ các cơ sở giáo dục công lập cập nhật chính sách thuế qua các thời kỳ và thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT, thuế TNDN đối với khoản thu từ học phí chính quy và các khoản thu khác theo đúng quy định của pháp luật thuế, Tổng cục Thuế lưu ý hướng dẫn đến các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo công lập một số nội dung như sau:

1. Về thuế giá trị gia tăng (GTGT):

- Chính sách thuế đối với dạy học, dạy nghề

Căn cứ khoản 13 Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12; khoản 13 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định đối tượng không chịu thuế GTGT;

Căn cứ Điều 10 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định thuế suất 5%;

Căn cứ Điều 11 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định thuế suất 10%:“Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông từ này.

Như vậy, pháp luật về thuế GTGT đã quy định đối tượng không chịu thuế GTGT trong lĩnh vực giáo dục bao gồm:

+ Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm dạy ngoại ngữ, tin học; nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp; dạy múa, hát, hội họa, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao.

+ Những khoản thu tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các khoản thu khác mà cơ sở dạy học các cấp từ mầm non đến trung học phổ thông có thu dưới hình thức thu hộ, chi hộ thì tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các khoản thu hộ, chi hộ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

+ Các khoản thu về ở nội trú của học sinh, sinh viên, học viên cũng thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.

thuế giáo dục

Về phương pháp tính thuế GTGT và hồ sơ khai thuế:

Căn cứ khoản 1 Điều 42 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định:“Người nộp thuế phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định và nộp đủ các chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế với cơ quan quản lý thuế.”

Căn cứ khoản 3 Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định: “Người nộp thuế chỉ có hoạt động, kinh doanh thuộc đối tượng không chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế đối với từng loại thuế.”

Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo chỉ có 01 hoạt động là dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật về thuế (đối tượng không chịu thuế GTGT) thì không phải nộp hồ sơ khai thuế GTGT.

 Trường hợp các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo vừa có hoạt động dạy học, dạy nghề (đối tượng không chịu thuế GTGT); vừa cung cấp các hàng hóa, dịch vụ khác ngoài hoạt động dạy học, dạy nghề nêu trên (đối tượng chịu thuế GTGT) thì phải nộp hồ sơ khai thuế GTGT.

Tuy nhiên trên thực tế các trường có thể có nhiều các khoản thu khác nhau, trong đó có các khoản thu thuộc đối tượng chịu thuế GTGT. Do đó đề nghị các trường lưu ý: Trong trường hợp ngoài khoản thu từ học phí, nếu đơn vị phát sinh các khoản thu khác chịu thuế GTGT thì đơn vị vẫn phải kê khai thuế GTGT. Trong đó khoản thu từ học phí được kê khai vào chỉ tiêu doanh thu không chịu thuế trên Tờ khai thuế GTGT.

Căn cứ hướng dẫn tại Điều 12 và Điều 13 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính về phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng, cơ sở giáo dục áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo quy định. Đối với cơ sở giáo dục tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ kê khai theo Mẫu số 01/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính. 

Đối với cơ sở giáo dục tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu kê khai theo Mẫu số 04/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính.

2. Về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN):

- Về chính sách thuế TNDN:

Tại khoản 1 Điều 2, khoản 1 Điều 3 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 quy định:

Điều 2. Người nộp thuế

1. Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật này (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm:

...

d) Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;

đ) Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.

Điều 3. Thu nhập chịu thuế

1. Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác quy định tại khoản 2 Điều này.”

- Tại Điều 11 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định:

“Điều 11. Phương pháp tính thuế

1. Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế nhân (x) với thuế suất;...

...

5. Đơn vị sự nghiệp, tổ chức khác không phải là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp mà các đơn vị này hạch toán được doanh thu nhưng không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh thì kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ, cụ thể như sau:

a) Đối với dịch vụ (bao gồm cả lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay): 5%. Riêng hoạt động giáo dục, y tế, biểu diễn nghệ thuật áp dụng mức thuế quy định tại Điểm c Khoản này;

b) Đối với kinh doanh hàng hóa là 1%;

c) Đối với hoạt động khác là 2%.”.

Theo pháp luật về thuế TNDN, về nguyên tắc đơn vị sự nghiệp có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế TNDN xác định được doanh thu, chi phí, thu nhập thì số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế nhân (x) với thuế suất; trường hợp các đơn vị này hạch toán được doanh thu nhưng không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh thì kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ. Đối với hoạt động giáo dục, tỷ lệ này là 2%.

- Phương pháp kê khai thuế TNDN:

Có 02 phương pháp kê khai thuế TNDN như sau:

thuế giáo dục

3. Về việc sử dụng hóa đơn điện tử:

- Các cơ sở giáo dục thực hiện lập, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ và Thông tư số 78/2021/TT-BTC ngày 17/9/2021 hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ.

- Cơ sở giáo dục đào tạo có trách nhiệm xuất hóa đơn điện tử cho học sinh, sinh viên tương ứng với mỗi lần thu học phí.

Thời điểm xuất hóa đơn thu học phí là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ giáo dục. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền. Học sinh sinh viên thường đóng học phí vào đầu năm học hoặc đầu học kỳ thì thời điểm xuất hóa đơn thu học phí là thời điểm thu tiền (Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ).

Trường hợp vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn thì bị xử phạt theo quy định tại Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 và Nghị định số 102/2021/NĐ-CP ngày 16/11/2021 của Chính phủ.

Tổng cục Thuế đề nghị các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo thực hiện kê khai, xác định nghĩa vụ thuế đúng theo các văn bản quy định pháp luật và đúng thời hạn theo quy định. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị người nộp thuế liên hệ với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để được hướng dẫn và hỗ trợ./.

Theo Chính Phủ Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Vì sao đã đóng tiền gia hạn BHYT vẫn nhận thông báo thẻ hết hạn?

Một số người tham gia BHYT băn khoăn khi đã đóng tiền gia hạn thẻ BHYT nhưng vẫn nhận thông báo thẻ hết thời hạn. Họ lo lắng quá trình đóng bị gián đoạn ảnh hưởng quyền lợi khám chữa bệnh.
09/05/2024

Trường hợp người lao động nghỉ việc không cần báo trước

Người lao động thuộc các trường hợp không được trả đủ lương, trả lương không đúng thời hạn, bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc... thì sẽ không cần phải báo trước khi nghỉ việc.
08/05/2024

Từ 15/6, làm hồ sơ đăng kiểm ô tô lần đầu phải đóng những loại phí nào?

Từ ngày 15/6, chủ xe ô tô thuộc diện miễn đăng kiểm lần đầu, khi đến trung tâm đăng kiểm làm thủ tục phải đóng 2 loại phí gồm: Phí cấp giấy chứng nhận đăng kiểm, tem kiểm định và phí dịch vụ lập hồ sơ phương tiện.
07/05/2024

Sắp thay đổi hàng loạt nội dung trên sổ đỏ, người dân có phải đi đổi sổ?

Tại dự thảo Thông tư về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, cơ quan soạn thảo đã đề xuất mẫu sổ đỏ mới với hàng loạt thay đổi so với sổ cũ. Vậy người dân có phải đi đổi sổ đỏ theo mẫu mới?
06/05/2024

Bảo hiểm y tế tự nguyện bị chia làm 2 lần, tôi có mất quyền lợi?

Tôi mua bảo hiểm y tế tự nguyện cả năm nhưng khi đi khám bệnh, tôi mới được biết là thẻ chỉ có hiệu lực trong vòng 6 tháng. Sau đó cơ quan bảo hiểm bổ sung thẻ 6 tháng cho tôi. Việc này có ảnh hưởng gì đến quyền lợi của tôi không?
02/05/2024

Điều kiện nghỉ hưu sớm đối với lao động nữ

Bà Trần Thị Dương (Yên Bái) hỏi, giáo viên nữ, sinh ngày 20/8/1975, làm việc tại vùng đặc biệt khó khăn trên 15 năm (không có thời gian công tác tại nơi có phụ cấp khu vực 0,7 trở lên), đóng BHXH trên 20 năm thì có đủ điều kiện nghỉ hưu trước tuổi vào năm 2024 không?
01/05/2024

Ngồi tại nhà, người dân Hà Nội và Huế vẫn được cấp phiếu lý lịch tư pháp

Sẽ thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID tại TP Hà Nội và Thừa Thiên Huế. Người dân hai địa phương này có thể 'ung dung' ngồi nhà đề nghị cấp phiếu lý lịch tư pháp.
22/04/2024

Trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi

Người dưới 14 tuổi hoặc người đại diện hợp pháp của người dưới 14 tuổi được đề nghị cơ quan quản lý căn cước cấp thẻ căn cước.
15/04/2024

Thương binh có thể chọn hình thức điều dưỡng tại nhà

Ông Trần Thanh Tùng (Hà Nội) là thương binh, vẫn đang công tác. Theo Nghị định số 131/2021/NĐ-CP, ông thuộc diện được hưởng chế độ điều dưỡng 2 năm/1 lần. Ông có đăng ký và được cơ quan ra quyết định hưởng chế độ điều dưỡng tại nhà.
20/03/2024

Điều kiện học sinh được miễn thực hành môn học về thể chất

Học sinh Nguyễn Trung Hiếu (Cà Mau) bị bệnh Thalassemia từ nhỏ. Ở cấp THCS, học sinh Hiếu được miễn giảm toàn bộ lý thuyết và thực hành của môn giáo dục thể chất.
13/03/2024

Đã làm thủ tục BHXH trực tuyến có cần nộp thêm bản giấy?

Bà Nguyễn Xuân Lan (Hà Nội) sinh con vào tháng 9/2023. Bà Lan hỏi, nay bà muốn làm thủ tục hưởng chế độ thai sản cho chồng của bà, ngoài việc đã kê khai trên BHXH trực tuyến thì hồ sơ giấy sẽ được gửi đến đâu?
13/03/2024

Hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Thông tư hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng.
13/03/2024