Hơn 200 doanh nghiệp tại Việt Nam cam kết “Thực hiện nguyên tắc Trao quyền cho Phụ nữ”

Mới đây, tại Hà Nội, Cơ quan Liên Hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tại Việt Nam đã trao Giải thưởng “Thực hiện nguyên tắc trao quyền cho phụ nữ" (WEPs Awards) năm 2024.

WEPs Awards 2024 được trao cho những doanh nghiệp có những sáng kiến đổi mới và đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy bình đẳng giới tại doanh nghiệp, trên thị trường và trong cộng đồng hướng đến sự thịnh vượng, phát triển bền vững tại Việt Nam.

Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Chương trình "Tạo cơ hội thị trường bình đẳng cho phụ nữ và doanh nghiệp do nữ làm chủ thông qua mua sắm có trách nhiệm giới" (WE RISE Together) do Chính phủ Úc hỗ trợ thông qua Quan hệ đối tác Mekong-Úc, UN Women phối hợp với Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam thực hiện.

Vinh danh các doanh nghiệp có sáng kiến đổi mới và đóng góp tích cực thúc đẩy bình đẳng giới.
Vinh danh các doanh nghiệp có sáng kiến đổi mới và đóng góp tích cực thúc đẩy bình đẳng giới.

Giải thưởng năm nay gồm 06 hạng mục: (1) Lãnh đạo cam kết thúc đẩy bình đẳng giới; (2) Bình đẳng giới tại nơi làm việc; (3) Bình đẳng giới tại thị trường; (4) Bình đẳng giới thông qua tham gia cộng đồng và quan hệ đối tác; (5) Báo cáo về bình đẳng giới; (6) Đầu tư, tài trợ sáng tạo cho bình đẳng giới.

Ông Nguyễn Quang Vinh - Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chia sẻ: Sáng kiến UN Women WEPs Awards thể hiện nỗ lực không ngừng của các doanh nghiệp và cá nhân trong việc thúc đẩy vai trò lãnh đạo, cam kết thực hiện bình đẳng giới, xây dựng môi trường kinh doanh công bằng và tiến bộ.

Bà Caroline T. Nyamayemombe - Trưởng đại diện Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ tại Việt Nam (UN Women Vietnam), cho biết: Doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thu hẹp khoảng cách giới tại nơi làm việc, thị trường và cộng đồng.

“Tôi tin rằng, WEPs Awards đã khởi đầu một kỷ nguyên mới, mang tính chuyển đổi, tạo sự khác biệt cho doanh nghiệp trên thị trường. Đồng thời, đặt ra những tiêu chuẩn định hướng cho các doanh nghiệp khác cùng tham gia, để không ai bị bỏ lại phía sau, bao gồm chính các doanh nghiệp”, bà Caroline T. Nyamayemombe cho hay.

Nguyên tắc Trao quyền cho Phụ nữ (WEPs) là sáng kiến của UN Women and UN Global Compact nhằm khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện bình đẳng giới. Đến nay, đã có 222 doanh nghiệp tại Việt Nam và 10.296 doanh nghiệp trên toàn thế giới cam kết thực hiện Nguyên tắc Trao quyền cho Phụ nữ (WEPs).

UN Women WEPs Awards lần đầu tiên được khởi xướng vào năm 2020 và tiếp tục được tổ chức vào các năm 2021, 2022 và 2024. Đây là sáng kiến khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đầu tiên của UN Women nhằm ghi nhận vai trò tiên phong của các doanh nghiệp và nhà lãnh đạo doanh nghiệp trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và ủng hộ Nguyên tắc Trao quyền cho Phụ nữ.

Tại buổi lễ, các công ty và cá nhân được trao tặng UN Women WEPs Awards 2024 được vinh danh, bao gồm: Hạng mục "Lãnh đạo cam kết thực hành bình đẳng giới": Ông Kaowsiri Purin - Tổng Giám đốc, Công ty TNHH Crystal Martin (Việt Nam); Bà Cao Thị Ngọc Dung - Chủ tịch Hội đồng quản trị, Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận; Bà Trần Thị Thu Thủy - Thành viên Hội đồng quản trị, Công ty Cổ phần Chứng khoán VPS.

Hạng mục "Bình đẳng giới tại nơi làm việc": Công ty TNHH Nước Giải khát Coca-Cola Việt Nam; Công ty Cổ phần Bitexco Nam Long; Công ty TNHH Nhà Máy Bia Heineken Việt Nam. Hạng mục "Bình đẳng giới tại thị trường": Công ty TNHH Procter & Gamble Việt Nam P&G; Công ty cổ phần Traphaco; Ngân hàng TMCP Đông Nam Á. Hạng mục "Bình đẳng giới thông qua tham gia cộng đồng và quan hệ đối tác": Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines); Công ty TNHH Intel Products Việt Nam; Công ty TNHH Olam Việt Nam.

Hạng mục "Đầu tư, tài trợ sáng tạo cho Bình đẳng giới": Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam; Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Secoin. Hạng mục dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Bình đẳng giới tại nơi làm việc: Trường Cao đẳng Công Thương miền Trung; Bình đẳng giới thông qua tham gia cộng đồng và quan hệ đối tác: Công ty TNHH Năng lượng CAS; Lãnh đạo cam kết thực hành bình đẳng giới: Ông Trần Phong Lan - Chủ tịch Hội đồng quản trị, Công ty Cổ phần DannyGreen.

Tại Lễ trao thưởng, hơn 100 đại biểu đến từ các doanh nghiệp, các cơ quan bộ ngành cùng tổng kết và thảo luận bài học kinh nghiệm thúc đẩy bình đẳng giới thông qua quan hệ cộng đồng và đối tác, xây dựng chuỗi cung ứng bền vững; sáng kiến tài chính thúc đẩy bình đẳng giới. Chương trình cũng tổng kết những kết quả đạt được sau 03 năm của dự án We Rise Together.

Trong khuôn khổ Lễ trao thưởng, các đại biểu đã tham dự Tọa đàm “Hành trình tiến tới bình đẳng và thịnh vượng” nhằm tổng kết và thảo luận bài học kinh nghiệm thúc đẩy bình đẳng giới thông qua quan hệ cộng đồng và đối tác, xây dựng chuỗi cung ứng bền vững; sáng kiến tài chính thúc đẩy bình đẳng giới…

Tại tọa đàm, các đại biểu nhất trí rằng, trong vòng 05 năm qua, tỷ lệ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ ở Việt Nam đã tăng mạnh khi phụ nữ vừa điều hành công việc kinh doanh, vừa chăm sóc gia đình. Tuy nhiên, các phụ nữ là chủ doanh nghiệp đã phải nỗ lực vượt bậc khi có người phải làm việc 18 tiếng/ngày.

Điều này cho thấy, hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ không chỉ cần đến sự tham gia của khu vực công, mà cả khu vực tư nhân, cần có chính sách và kế hoạch hành động cụ thể, để tạo ra thay đổi lớn hơn trong thời gian tới.


Vụ Gia đình - Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du lịch phối hợp thực hiện

Theo Viện KH-CS&PL Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Bạo lực gia đình với nam giới ngày càng gia tăng: Nguyên nhân và giải pháp để đảm bảo bình đẳng giới

Theo báo cáo tóm tắt của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung về kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023 tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, tình trạng bạo lực gia đình đối với nam giới đang có dấu hiệu gia tăng.
26/12/2024

Báo động tình trạng bất bình đẳng giới trong gia đình: Việt Nam có thể thừa 1,5 triệu nam giới vào năm 2034

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, Việt Nam đang đối diện với một thách thức nghiêm trọng về bất bình đẳng giới, khi dự báo đến năm 2034, nước ta sẽ dư thừa 1,5 triệu nam giới, và con số này có thể tăng lên 2,5 triệu vào năm 2039.
26/12/2024

Trọng trách "trụ cột" trong gia đình của đàn ông và vấn đề bình đẳng giới

Trong xã hội Việt Nam, quan niệm "đàn ông là trụ cột trong gia đình" đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều thế hệ. Điều này tạo ra rào cản về vấn đề bình đẳng giới trong gia đình.
26/12/2024

Vấn đề bình đẳng giới trong các gia đình truyền thống tại Việt Nam

Gia đình truyền thống Việt Nam thường có nhiều thế hệ cùng chung sống, tạo thành một cấu trúc xã hội phức tạp.
25/12/2024

Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới theo quy định của pháp luật hiện hành và kiến nghị hoàn thiện

Bình đẳng giới là khái niệm quan trọng, thể hiện sự công nhận và bảo đảm các quyền con người cho cả nam và nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình mà không phân biệt đối xử dựa trên giới tính, xu hướng tính dục hay bản dạng giới.
25/12/2024

Bình đẳng giới trong gia đình: Quyền và nghĩa vụ của vợ - chồng là ngang nhau

Bình đẳng giới giữa vợ và chồng là một nguyên tắc cơ bản và quan trọng trong Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 của Việt Nam.
24/12/2024

Quy định của pháp luật xử lý hành vi vi phạm bình đẳng giới đối với con cái trong gia đình

Bình đẳng giới là một khái niệm quan trọng, được công nhận rộng rãi trong nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Theo quy định tại khoản 3 Điều 5 của Luật Bình đẳng giới năm 2006, bình đẳng giới được hiểu là việc nam, nữ có vị trí và vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng và gia đình, cũng như thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. Điều này nhấn mạnh rằng mọi cá nhân, không phân biệt giới tính, đều có quyền và trách nhiệm như nhau trong mọi lĩnh vực của đời sống.
24/12/2024

Phòng, chống bạo lực gia đình góp phần thúc đẩy bình đẳng giới

Bình đẳng giới là một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam. Mục tiêu này không chỉ nhằm xóa bỏ phân biệt đối xử về giới mà còn tạo cơ hội bình đẳng cho cả nam và nữ trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bạo lực gia đình, một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến bình đẳng giới, cần được ngăn chặn và xử lý kịp thời. Đây không chỉ là trách nhiệm của từng gia đình mà còn là vấn đề của toàn xã hội, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước.
23/12/2024

Vai trò của gia đình trong việc nhận thức về bình đẳng giới

Bình đẳng giới là một vấn đề quan trọng, không chỉ trong bối cảnh xã hội rộng lớn mà còn ngay trong môi trường gia đình.
22/12/2024

Đề xuất chính sách nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong sử dụng lao động ở Việt Nam

Bình đẳng giới trong lao động không chỉ là một vấn đề xã hội mà còn là một yếu tố then chốt để thúc đẩy sự phát triển bền vững.
22/12/2024

Bình đẳng giới - Vấn đề xã hội mang tính toàn cầu

Bình đẳng giới (phụ nữ và nam giới được hưởng các cơ hội, quyền và nghĩa vụ như nhau trong mọi lĩnh vực của cuộc sống) là một trong những vấn đề xã hội mang tính toàn cầu. Vấn đề này được Liên Hiệp quốc và cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm và cùng thống nhất hành động giải quyết, nhằm đạt được sự bình đẳng thực sự giữa nam và nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
21/12/2024

Chính sách của Việt Nam về bình đẳng giới

Việt Nam đã và đang xây dựng khung khổ pháp luật quốc gia về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ khá tiến bộ, bao gồm các chính sách thúc đẩy bình đẳng giới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Luật Bình đẳng giới - Luật số 73/2006/QH 11 ngày 29/11/2006, Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030 đều nhằm mục tiêu: “Tiếp tục thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước”.
21/12/2024