Hà Nội đặt mục tiêu 100% dự án công dùng vật liệu tái chế từ chất thải xây dựng

100% công trình xây dựng dùng vốn ngân sách tại Hà Nội phải ứng dụng vật liệu tái chế từ chất thải xây dựng thay vì khai thác tài nguyên, theo mục tiêu đặt ra đến năm 2030.

UBND TP Hà Nội ban hành quyết định phê duyệt Đề án "Tổng thể công tác quản lý chất thải rắn xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2030" ngày 6/6.

Một dự án giao thông của quận Long Biên đang xây dựng, 27/11/2023. Ảnh: Ngọc Thành

Theo mục tiêu đến năm 2030, thành phố khuyến khích các công trình xây dựng dùng vốn ngoài ngân sách ứng dụng vật liệu tái chế từ chất thải rắn xây dựng. Với dự án dùng vốn ngân sách, việc ứng dụng trên là bắt buộc.

Thành phố cũng hướng mục tiêu thu gom 90% tổng chất thải rắn xây dựng phát sinh tại các đô thị, xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường. Trong đó, 60% được tái sử dụng hoặc tái chế thành sản phẩm, vật liệu bằng công nghệ phù hợp.

Chất thải rắn xây dựng là đất đá, gạch vỡ, đất lẫn tàn tích cây trồng, vật liệu không đạt yêu cầu phát sinh trong quá trình thiết kế, chuẩn bị mặt bằng và thi công.

Nhu cầu vật liệu xây dựng của Hà Nội đứng thứ hai cả nước, sau TP HCM. Theo nghiên cứu của nhóm tác giả từ Đại học Giao thông Vận tải và Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội trên Tạp chí Tài nguyên Môi trường năm 2022, Hà Nội thải hơn 4.000 tấn chất thải rắn xây dựng năm 2021, dự kiến tăng lên hơn 9.400 tấn năm 2025. Theo đề án mới phê duyệt, lượng chất thải này dự báo ở mức 3.400 tấn mỗi ngày vào năm 2030.

Về địa điểm xử lý chất thải rắn xây dựng, Hà Nội yêu cầu tiếp tục sử dụng hai khu vực gồm khu 6,5 ha nút giao Pháp Vân Cầu Giẽ (quận Hoàng Mai) và bãi chôn lấp Nguyên Khê (huyện Đông Anh) đến năm 2026.

Giai đoạn đến năm 2030, ngoài hai khu vực trên, thành phố sẽ đầu tư mới các dự án xử lý, tái chế theo quy hoạch, nâng tổng công suất xử lý lên 4.180 - 4.780 tấn mỗi ngày.

Với giải pháp tiêu thụ vật liệu tái chế từ chất thải xây dựng, Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư dự án phải ưu tiên tái chế, tái sử dụng chất thải xây dựng phát sinh ngay tại công trình. Bên cạnh đó, việc trồng cây xanh, thảm cỏ tại dự án đường giao thông và các dự án khác phải sử dụng đất hữu cơ bóc tách từ tầng canh tác đất trồng lúa, hoa màu.

Đồng thời, hoạt động đấu thầu cần ưu tiên tiêu chí sử dụng vật liệu tái chế từ chất thải xây dựng, đảm bảo môi trường.

Ngoài ra, thành phố yêu cầu hoàn thiện chính sách hỗ trợ, quy định việc sử dụng các sản phẩm sau tái chế từ chất thải xây dựng như sản phẩm sau nghiền, gạch không nung.

Thực tế, thành phố đã chủ trương thúc đẩy tái chế chất thải xây dựng và đầu tư một số điểm tập kết, nghiền phế thải xây dựng. Hà Nội cũng đã thí điểm dây chuyền nghiền nhỏ phế thải xây dựng, tái sử dụng làm vật liệu nền móng tại công trường thi công đường Vành đai 3, đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long.

Tuy nhiên, việc thí điểm cũng như ứng dụng các sản phẩm tái chế phế thải này gặp khó do chưa có đầy đủ cơ sở pháp lý cũng như tiêu chuẩn kỹ thuật trong ứng dụng.

Theo VnExpress Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Đại tá Trần Quốc Phục làm Phó giám đốc Công an tỉnh Trà Vinh

Đại tá Trần Quốc Phục, Phó giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Long, được Bộ Công an điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó giám đốc Công an tỉnh Trà Vinh.
13/06/2025

Đại tá Phạm Mạnh Hùng làm Cục phó Cục An ninh kinh tế Bộ Công an

Phó giám đốc Công an tỉnh Thái Bình Phạm Mạnh Hùng vừa được điều động đến nhận công tác và giữ chức Cục phó Cục An ninh kinh tế (Bộ Công an).
13/06/2025

Đại tá Lê Quang Nhân làm Giám đốc Công an tỉnh Bình Định

Bộ trưởng Bộ Công an có quyết định điều động Đại tá Lê Quang Nhân -Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Bình Định.
13/06/2025

Đại tá Vũ Văn Đấu làm Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên

Đại tá Vũ Văn Đấu, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Trị được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên.
13/06/2025

Giám đốc Công an tỉnh Hòa Bình được bổ nhiệm giữ chức vụ Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông

Đại tá Đỗ Thanh Bình - Giám đốc Công an tỉnh Hòa Bình vừa được điều động, giữ chức vụ Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an).
13/06/2025

Đại tá Lâm Phước Nguyên làm Giám đốc Công an Tiền Giang

Đại tá Lâm Phước Nguyên, Giám đốc Công an tỉnh An Giang được Bộ Công an điều động giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Tiền Giang, từ ngày 15/6.
13/06/2025

Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên làm Cục trưởng chống ma túy

Đại tá Ngô Thanh Bình, Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên, được điều động giữ cương vị Cục trưởng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an.
13/06/2025

Thẩm quyền mới về cấp giấy phép xây dựng từ ngày 1/7

Kể từ ngày 1/7, thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng, cưỡng chế, giải quyết khiếu nại liên quan, sẽ do UBND cấp xã thực hiện.
13/06/2025

Quốc hội chốt danh sách 34 tỉnh thành mới của Việt Nam

Với việc Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025, từ hôm nay cả nước còn 34 tỉnh, thành phố thay vì 63 như trước đây.
12/06/2025

Từ 1/7, khám chữa bệnh trái tuyến được hưởng 100% BHYT

Từ ngày 1/7, người tham gia BHYT có thể được hưởng 100% mức hưởng chi phí khám chữa bệnh, thậm chí trái tuyến.
11/06/2025

Ban hành kế hoạch thi hành Luật Tư pháp người chưa thành niên

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long ký Quyết định số 1089/QĐ-TTg ngày 9/6/2025 ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Tư pháp người chưa thành niên.
10/06/2025

Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý, bình ổn giá vật liệu xây dựng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 85/CĐ-TTg ngày 10/6/2025 về việc tăng cường các giải pháp quản lý, bình ổn giá vật liệu xây dựng.
10/06/2025