Đường dây thuốc giả tại TP HCM và những hệ lụy đáng sợ

Thu lời vài chục triệu đồng nhưng đường dây thuốc giả do Quách Ngọc Giao cầm đầu đã để lại những hệ lụy đáng sợ.

Ngày 12-5, TAND TP HCM đã tuyên án sơ thẩm đối với 11 bị cáo trong đường dây sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả do Quách Ngọc Giao (SN 1968) cầm đầu.

Các bị cáo cùng bị tuyên án về tội "Sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh".

Các bị cáo trong đường dây thuốc giả tại TP HCM

Làm giả thuốc trị giun, viêm âm đạo, vitamin…

Vụ án bị phát hiện vào tháng 7-2023, khi lực lượng chức năng bắt quả tang Giao đang giao thuốc giả. Đường dây này đã sản xuất và phân phối hàng loạt loại thuốc giả như: Fugacar Janssen 500mg (thuốc trị giun), Neo-Tergynan (thuốc đặt điều trị viêm âm đạo), Becozyme (vitamin nhóm B), Enat 400 (vitamin E), Laroscorbine (vitamin C), Tanganil 500mg (trị rối loạn tuần hoàn não), Asmacort (corticosteroid trị hen suyễn), Terneurine H.5000 (thuốc thần kinh), Voltaren (thuốc giảm đau, kháng viêm).

Các loại thuốc giả này được sản xuất tại nhiều địa điểm ở TP HCM và tỉnh Tiền Giang, bao bì, tờ hướng dẫn sử dụng đều được in giả tinh vi, sản phẩm được gia công tại nhiều cơ sở khác nhau trước khi khi đưa ra thị trường qua mạng xã hội và các đầu mối trung gian.

Tổng giá trị thuốc giả bị thu giữ lên đến hơn 2 tỉ đồng, trong đó riêng tại nơi ở và kho hàng của Giao đã thu được số lượng thuốc giả trị giá hơn 1,6 tỉ đồng.

Giao khai nhận từ năm 2019 đã bắt đầu sản xuất thuốc giả của nhiều nhãn hiệu khác nhau để bán kiếm lời. Đến năm 2022, Giao mở rộng quy mô sản xuất, buôn bán. Trong đó Giao trực tiếp sản xuất thuốc hiệu Laroscorbine; mua lại một số loại khác để gia công thành phẩm rồi bán ra thị trường. Chủ yếu là bán lại cho Trần Văn Nghĩa và Tăng Chí Đức.

Hành vi tinh vi, có tổ chức, mang tính chất nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng nhưng lợi nhuận mà Giao thu được chỉ dừng lại ở con số khiến nhiều người ngỡ ngàng là 90 triệu đồng. Lý giải điều này, Giao khai hoạt động sản xuất, buôn bán thuốc giả diễn ra trong thời gian ngắn và phần lớn tiền bán thuốc đều được "tái đầu tư" cho việc mở rộng sản xuất.

Các bị cáo khác cũng thu lợi từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng; tổng số tiền thu hồi từ các bị cáo là hơn 234 triệu đồng. Riêng hai bị cáo Lê Thị Nhi và Lê Trần Thị Ý Nhi là hai người mua thuốc giả để bán lại qua mạng xã hội, thu lợi từ 10-15 triệu đồng mỗi người, nhưng vẫn chưa nộp lại số tiền thu lợi bất chính.

Bán thuốc giả để kiếm sống và... điều trị bệnh (?)

HĐXX cho biết hầu hết các bị cáo đều là người có hoàn cảnh khó khăn. Trong đó, bị cáo Trần Văn Nghĩa, người giữ vai trò trung gian phân phối trong đường dây, bị nhiễm HIV. Nghĩa khai do thiếu tiền điều trị, từ tháng 2-2023 đã chủ động liên hệ Giao để đặt mua thuốc giả hiệu Fugacar, Becozyme, Neo-Tergynan, Laroscorbine, Voltaren...

Nghĩa vừa trực tiếp bán thuốc qua dịch vụ giao hàng, vừa nhận đơn từ khách rồi chuyển lại cho Giao xử lý và ăn chênh lệch. Ngoài ra, bị cáo này còn tự tổ chức sản xuất thuốc giả hiệu Asmacort để tiêu thụ. Số tiền thu lợi bất chính của Nghĩa được xác định là khoảng 18 triệu đồng.

HĐXX nhận định hành vi của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, nguy hiểm cho xã hội, xâm hại trực tiếp đến quyền lợi người tiêu dùng và ảnh hưởng đến uy tín của các doanh nghiệp sản xuất, phân phối thuốc hợp pháp. Các bị cáo đều bị áp dụng tình tiết tăng nặng do phạm tội có tổ chức và có tính chất chuyên nghiệp. Tuy nhiên, bị cáo Phạm Tiến Dũng và Trần Đình Sinh được xem xét giảm nhẹ vì phạm tội lần đầu, chưa hưởng lợi.

Căn cứ vào tính chất, mức độ hành vi và vai trò của từng bị cáo, HĐXX tuyên phạt: Quách Ngọc Giao: 16 năm 6 tháng tù; Trần Văn Nghĩa: 9 năm 6 tháng tù; Võ Công Nghiệp: 8 năm tù; Phạm Văn Đin: 7 năm 6 tháng tù; Tăng Trí Đức: 6 năm 6 tháng tù; Đào Công Tâm: 5 năm 6 tháng tù; Nguyễn Bảo Xuyên: 5 năm 6 tháng tù; Trần Đình Sinh: 5 năm tù; Phạm Tiến Dũng: 5 năm tù; Lê Thị Nhi: 5 năm tù; Lê Trần Thị Ý Nhi: 5 năm tù.

Ngoài án tù và hình phạt bổ sung, HĐXX buộc các bị cáo nộp ngân sách nhà nước từ 20-50 triệu đồng, cạnh đó, các bị cáo có liên quan phải nộp lại toàn bộ số tiền đã thu lợi bất chính từ hành vi phạm tội.

 

Theo Báo Người Lao Động Điện Tử Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Ba cán bộ xã nhận tiền để làm ngơ cho xây nhà trên đất nông nghiệp

Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND và cán bộ địa chính xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín, bị cáo buộc nhận 412 triệu đồng để tạo điều kiện người dân xây công trình trên đất nông nghiệp.
06/05/2025

Bắt đối tượng dùng dao đâm em rể tử vong ở Thái Bình

Sau gần 6 tiếng lẩn trốn, đối tượng Nguyễn Thiên Ninh đâm tử vong người nhà ở Thái Bình đã bị lực lượng chức năng bắt giữ.
03/05/2025

243 bị cáo nộp lại 30.300 tỷ đồng trong các vụ án kinh tế, tham nhũng

243 bị cáo nộp lại 30.300 tỷ đồng trong các vụ án kinh tế, tham nhũng
02/05/2025

Đang xét xử Giám đốc Vàng Phú Cường Nguyễn Ngọc Phương

Trong khi Giám đốc Công ty Vàng Phú Cường bị đưa ra xét xử về 2 tội danh, vợ bị cáo dù bị xác định có liên quan nhưng đã xuất cảnh sang Hàn Quốc và đang bị truy nã.
21/04/2025

Cựu TGĐ Công ty Chè Việt Nam khai về việc quản lý 'đất vàng', gây thất thoát

Theo cáo buộc, Tổng Công ty Chè Việt Nam được Nhà nước giao quản lý, sử dụng 11 cơ sở nhà đất. Quá trình quản lý, sử dụng nhà đất, HĐQT, Ban TGĐ và các cá nhân liên quan đã có hành vi trái pháp luật.
15/04/2025

Công ty Cổ phần Khu Công Nghiệp Hố Nai - Đơn vị đồng hành cùng Pháp luật Chính sách

Công ty Cổ phần Khu Công Nghiệp Hố Nai là đơn vị đã luôn đồng hành cùng Pháp luật Chính sách - VIện KH Chính sách & Pháp luật trong suốt thời gian qua.
08/04/2025

Bộ Tư pháp thông báo thu hồi gần 9.800 tỷ đồng từ án tham nhũng, kinh tế sau 6 tháng

Trong 6 tháng qua, kết quả thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế đạt kết quả đáng khích lệ. Theo đó, cơ quan chức năng đã thi hành xong 2.061 việc với số tiền hơn 9.781 tỷ đồng.
03/04/2025

Thu hồi 11 thửa đất để làm đường tại huyện Khoái Châu (Hưng Yên): Luật Đất đai quy định như thế nào?

Viện KH Chính sách & Pháp luật nhận được câu hỏi tư vấn pháp luật từ 11 hộ dân tại xã Dân Tiến, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên về việc đất ở được giao từ năm 1976 tới nay, đã sinh sống ổn định và không có tranh chấp, hiện tại dự án làm đường mở rộng yêu cầu thu hồi đất và không có phương án đền bù. Pháp luật quy định thế nào về trường hợp này?
01/04/2025

Hoãn tòa, tạo điều kiện cho ông Trịnh Văn Quyết khắc phục hậu quả

Sau thời gian hội ý, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa phúc thẩm xét xử ông Trịnh Văn Quyết và 24 bị cáo khác.
25/03/2025

Sắp xử vụ kiện trường ĐH đòi 36 tỷ đồng do bị giữ bằng cử nhân 30 năm

Vụ ông Dương Thế Hảo (66 tuổi) khởi kiện đòi Trường Đại học Kinh tế quốc dân bồi thường 36 tỷ đồng do giữ bằng cử nhân và nhiều giấy tờ gốc suốt 30 năm sẽ được tòa án xét xử vào ngày 9/4 tới.
24/03/2025

Cựu Chủ tịch tỉnh An Giang nhận tiền tỷ, tiếp tay khai thác cát lậu

“Bảo kê” cho Công ty Trung Hậu khai thác cát trái phép, cựu Chủ tịch và Phó chủ tịch tỉnh An Giang đã nhận tiền cám ơn từ công ty này hàng tỷ đồng.
24/03/2025

Hậu 'Pháo' chi 132 tỷ đồng cho những ai trong đại án Phúc Sơn?

Ông chủ Tập đoàn Phúc Sơn đã chi 132 tỷ đồng cho nhiều quan chức để được nhận dự án ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ngãi rồi thực hiện chuỗi sai phạm nhằm hưởng lợi hơn 963 tỷ.
20/03/2025