Dù miễn thuế, không nhà đầu tư nào dám để lại 1 USD nếu thiếu điều này

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp, nếu thiếu cơ chế giải quyết tranh chấp đáng tin cậy, chắc chắn không có một nhà đầu tư nào dám để lại 1 USD cho dù cam kết miễn thuế 100%.

Nội dung này được Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Nguyễn Thị Thủy nhấn mạnh khi thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức TAND, sáng 19/5.

Liên quan đến việc thành lập tòa án chuyên biệt ở Trung tâm tài chính quốc tế, bà Thủy cho biết Bộ Chính trị cho phép áp dụng các nguyên tắc của hệ thống pháp luật dựa trên các án lệ trong giải quyết tranh chấp tại trung tâm này. Dù vậy, dự thảo Luật chưa kịp thời thể chế hóa nội dung trên.

Nữ đại biểu nhấn mạnh một hệ thống pháp luật tốt, hoàn thiện là cam kết vững chắc của quốc gia về việc mọi hoạt động đầu tư sẽ được bảo vệ, mọi tranh chấp sẽ được phán xử một cách công bằng.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Nguyễn Thị Thủy (Ảnh: Hồng Phong).

"Nếu thiếu một hệ thống pháp luật và thiếu một cơ chế giải quyết tranh chấp đáng tin cậy, chắc chắn không có một nhà đầu tư nào dám để lại 1 USD cho dù có cam kết miễn thuế 100% hoặc cơ sở hạ tầng có hiện đại đến mấy đi nữa", bà Thủy nói.

Theo bà, hầu hết mô hình Trung tâm tài chính quốc tế thành công đều áp dụng hệ thống pháp luật dựa trên án lệ, rất uyển chuyển, rất linh hoạt nhưng cũng rất ổn định, đặc biệt là tính minh bạch rất cao.

Điển hình, Trung tâm tài chính quốc tế tại Dubai cho phép áp dụng hệ thống thông luật để giải quyết các tranh chấp và có các quy tắc giải quyết tranh chấp riêng, có tòa án riêng, tách bạch hoàn toàn với hệ thống luật hồi giáo…

"Đây là một trong những yếu tố then chốt khiến cho Trung tâm Dubai trở thành Trung tâm tài chính quốc tế số 1 ở Trung Đông, thu hút hàng nghìn doanh nghiệp tài chính, ngân hàng đa quốc gia", bà Thủy dẫn chứng.

Chánh án TAND Tối cao Lê Minh Trí (Ảnh: Hồng Phong).

Đặc biệt, theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp, nguồn nhân lực giải quyết tranh chấp tại Trung tâm tài chính quốc tế đòi hỏi chất lượng rất cao, được đào tạo và được thực hành theo đúng chuẩn mực quốc tế. Điều này nhằm bảo đảm có đủ năng lực để giải quyết, ra phán quyết một cách chính xác, nhanh chóng đối với tranh chấp giữa các nhà đầu tư quốc tế với nhau cũng như giữa nhà đầu tư quốc tế với cơ quan quản lý Nhà nước.

Với lập luận đó, bà Thủy đề nghị bổ sung tòa chuyên biệt thuộc Trung tâm tài chính quốc tế, bên cạnh TAND Tối cao, TAND cấp tỉnh, TAND khu vực.

Bên cạnh đó, bà cho rằng cần bổ sung Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao có thêm nhiệm vụ hướng dẫn áp dụng các nguyên tắc của hệ thống thông luật làm cơ sở cho việc giải quyết các tranh chấp tại Trung tâm tài chính quốc tế.

Giải trình thêm về nội dung này, Chánh án TAND Tối cao Lê Minh Trí cho biết cấp có thẩm quyền đã chỉ đạo, giao Đảng ủy TAND Tối cao nghiên cứu, khẩn trương xây dựng đề án liên quan đến việc thành lập tòa án chuyên biệt ở Trung tâm tài chính quốc tế.

"Đây là yêu cầu đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn, là vấn đề lớn và rất mới đối với chúng ta", ông Trí nói và cho biết TAND Tối cao sẽ tiếp thu theo hướng quy định nguyên tắc trong Luật Tổ chức TAND, giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập để quy định phạm vi, thẩm quyền theo lãnh thổ của TAND chuyên biệt.

"Chúng tôi sẽ suy nghĩ và tính toán kế hoạch đào tạo cán bộ thẩm phán có năng lực, có trình độ, đáp ứng yêu cầu giải quyết các tranh chấp này", ông Trí chia sẻ thêm rằng đây là vấn đề rất mới, nhưng phải khẩn trương thực hiện để trình cấp có thẩm quyền.

Theo Báo điện tử Dân trí Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Các thứ trưởng luân chuyển về địa phương trưởng thành như thế nào?

Trong các thứ trưởng được luân chuyển về địa phương thời gian qua, có nhiều người tiếp tục ở lại tỉnh, thành hoặc chuyển qua địa phương khác với những vị trí quan trọng; có một số thứ trưởng quay trở lại Trung ương chuẩn bị cho một hành trình mới.
03/07/2025

Những việc cán bộ, công chức không được làm từ tháng 7

Quốc hội quy định 6 nhóm việc cán bộ, công chức không được làm, trong đó có phát tán thông tin sai sự thật, lợi dụng mạng xã hội gây ảnh hưởng tiêu cực đến cơ quan, địa phương.
03/07/2025

Triệt để xử lý các vấn đề về quản lý bệnh viện

Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho rằng, Bộ Y tế cần triệt để xử lý các vấn đề về quản lý bệnh viện, chuẩn hóa các quy trình cơ bản về khám chữa bệnh, quản lý dược, vệ sinh an toàn thực phẩm…
03/07/2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Quân chính toàn quân 6 tháng đầu năm

Chiều 2/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị Quân chính toàn quân 6 tháng đầu năm 2025 do Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức.
03/07/2025

Tổng Bí thư Tô Lâm: Không có chuyển đổi số, mô hình hành chính hai cấp sẽ không thể vận hành hiệu quả

Tổng Bí thư nhấn mạnh chuyển đổi số chính là hệ thần kinh trung ương, là cầu nối "sống còn" giữa tỉnh và xã; là bộ não dữ liệu để tổng hợp, phân tích, cảnh báo sớm tình hình, không để xảy ra vùng trũng thông tin.
03/07/2025

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump điện đàm

20h ngày 2/7 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và đàm phán về thuế đối ứng giữa hai nước.
03/07/2025

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 15 luật, 1 pháp lệnh vừa được thông qua

Sáng 3/7, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật, pháp lệnh đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV thông qua.
03/07/2025

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Làm mới lại hợp tác quốc tế là yêu cầu cấp thiết để đạt các mục tiêu phát triển

Phát biểu dẫn đề tại Phiên thảo luận bàn tròn với chủ đề "Làm mới hợp tác phát triển quốc tế" trong khuôn khổ Hội nghị quốc tế lần thứ tư về tài chính cho phát triển tại Seville, Tây Ban Nha, chiều 1/7, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh: Làm mới lại hợp tác phát triển quốc tế không chỉ là một lựa chọn mà là yêu cầu cấp thiết để đạt được các mục tiêu phát triển.
02/07/2025

Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ cho ý kiến về phương án sửa đổi, bổ sung 3 luật quan trọng

Ngày 1/7, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ về một số nội dung quan trọng, trong đó có các phương án sửa đổi, bổ sung 3 luật quan trọng để chuẩn bị báo cáo cấp có thẩm quyền.
02/07/2025

Tạo chuyển biến thực chất, mạnh mẽ trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, Nghị quyết 57 là Nghị quyết có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững của đất nước trong giai đoạn mới, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta đang nỗ lực hoàn thành các mục tiêu của nhiệm kỳ và mô hình chính quyền địa phương hai cấp đã chính thức vận hành tại 34 tỉnh, thành phố từ ngày 1/7/2025.
02/07/2025

Bỏ kiểm định đầu vào công chức cấp quốc gia, không yêu cầu thi nâng ngạch Thành Huế

Công chức cấp quốc gia sẽ không còn phải kiểm định đầu vào hay thi nâng ngạch. Thay vào đó, tuyển dụng và sử dụng công chức sẽ dựa trên vị trí việc làm, kết quả thực hiện nhiệm vụ và đẩy mạnh phân cấp quản lý.
02/07/2025

Các bí thư, chủ tịch tỉnh cam kết gì khi vận hành bộ máy mới?

Bắc Ninh đặt ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế đứng đầu toàn quốc, TPHCM trở thành cực tăng trưởng, Gia Lai tận dụng “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” khi có một Việt Nam thu nhỏ.
02/07/2025