Dự kiến xếp lại BẢNG LƯƠNG chức danh nhà giáo

Bộ GD&ĐT dự kiến tham mưu Chính phủ xếp lại bảng lương của một số chức danh nhà giáo.

Xếp lại bảng lương một số chức danh nhà giáo

Luật Nhà giáo đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2026. Một trong những chính sách nổi bật của Luật là quy định về chính sách tiền lương, chế độ đãi ngộ với với nhà giáo.

Dẫn lời ông Vũ Minh Đức - Cục trưởng Cục Nhà giáo và quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT), Báo Giáo dục và Thời đại cho hay, tại dự thảo Nghị định quy định chính sách tiền lương, phụ cấp, chế độ hỗ trợ, thu hút đối với nhà giáo trong hồ sơ dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT dự kiến tham mưu Chính phủ xếp lại bảng lương của một số chức danh nhà giáo như: giáo viên mầm non, phổ thông, dự bị đại học, giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng IV… để bảo đảm tính thống nhất về bảng lương áp dụng với các chức danh nghề nghiệp viên chức nhà giáo và viên chức các ngành, lĩnh vực khác; đồng thời, bảo đảm mức sống của nhà giáo, giúp nhà giáo an tâm công tác, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục.

Đồng thời, dự thảo Nghị định cũng quy định hệ số lương đặc thù đối với nhà giáo với mức từ 1,1 đến 1,6 tùy theo cấp học, trình độ đào tạo bảo đảm lương nhà giáo cao hơn viên chức cùng bảng lương áp dụng của các ngành, lĩnh vực khác; giảm cách biệt về tiền lương giữa nhà giáo trẻ và nhà giáo lâu năm ở cùng vị trí việc làm.

Những giải pháp dự kiến này thực hiện trong bối cảnh việc trả lương vẫn đang thực hiện theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP và sẽ là căn cứ để thực hiện sắp xếp lại tiền lương khi Chính phủ ban hành chính sách tiền lương mới bảo đảm lương của nhà giáo “được xếp cao nhất”.

Hiện tại, ngoài tiền lương theo bảng lương quy định chung đối với viên chức các ngành, lĩnh vực, nhà giáo còn được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo; phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo góp phần nâng cao thu nhập của nhà giáo. 

Ngoài ra, nhà giáo công tác tại các trường chuyên biệt, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn còn được hưởng một số loại phụ cấp, trợ cấp tương ứng.

Bên cạnh đó, ở một số vị trí việc làm, đối với một số loại công việc, nhà giáo còn được chi trả thêm các khoản phụ cấp, trợ cấp, thù lao khác như phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, phụ cấp lưu động, chính sách ưu đãi trong giáo dục hòa nhập...

 Tiền lương nhà giáo được xếp cao nhất…

Thực tế cho thấy, việc áp dụng bảng lương nhà giáo chung như các viên chức các ngành, lĩnh vực khác chưa thể hiện được mức độ phức tạp của từng ngành, nghề khác nhau.

Bảng lương áp dụng đối với đa số nhà giáo (chiếm tỷ lệ khoảng 90% số lượng nhà giáo là giáo viên mầm non, phổ thông, dự bị đại học) đang xếp thấp hơn so với viên chức các ngành khác như y tế (bác sĩ, dược sĩ), xây dựng (kiến trúc sư, kỹ sư), văn hóa – thể thao (đạo diễn, diễn viên, họa sĩ, huấn luyện viên…), khoa học công nghệ (nghiên cứu viên, kỹ sư), thông tin truyền thông (phóng viên, biên dịch viên, đạo diễn truyền hình)…

Chính vì vậy, khi xây dựng Luật Nhà giáo, Cơ quan soạn thảo mong muốn cụ thể hóa tối đa những chủ trương của Đảng và Nhà nước thành các chính sách cụ thể tại Luật Nhà giáo.

Theo đó, điểm b khoản 1 Điều 23 quy định “Lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp” và giao Chính phủ quy định chi tiết về chính sách tiền lương đối với nhà giáo.

Ông Vũ Minh Đức nhấn mạnh, đây là căn cứ quan trọng để Chính phủ có những quy định điều chỉnh liên quan đến tiền lương của nhà giáo bảo đảm chủ trương “xếp cao nhất”.

Bên cạnh đó, điểm c khoản 1 Điều 23 Luật Nhà giáo quy định “Nhà giáo cấp học mầm non; nhà giáo công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; nhà giáo dạy trường chuyên biệt; nhà giáo thực hiện giáo dục hòa nhập; nhà giáo ở một số ngành, nghề đặc thù được hưởng chế độ tiền lương và phụ cấp cao hơn…” để thu hút nhà giáo và bảo đảm công bằng với những nhà giáo làm việc trong điều kiện bình thường.

Chính sách hỗ trợ, thu hút, trọng dụng nhà giáo

Ngoài quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp, ông Vũ Minh Đức cho hay, Luật Nhà giáo còn quy định chính sách hỗ trợ và thu hút, trọng dụng đối với nhà giáo. 

Về chính sách hỗ trợ, tất cả nhà giáo được hưởng chế độ trợ cấp theo tính chất công việc, theo vùng; chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng; chế độ hỗ trợ chăm sóc sức khỏe định kỳ, chăm sóc sức khỏe nghề nghiệp; phụ cấp lưu động đối với nhà giáo làm công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục, biệt phái, dạy tăng cường, dạy liên trường, dạy ở các điểm trường và các chính sách hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật hiện hành.

Đồng thời, nhà giáo khi đến công tác tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được thuê nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật về nhà ở hoặc được bảo đảm chỗ ở tập thể.

Trường hợp không bố trí được chỗ ở tập thể hoặc nhà ở công vụ thì nhà giáo được hỗ trợ tiền thuê nhà ở theo mức hỗ trợ thuê nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật.

Những chính sách hỗ trợ này không hẳn là mới nhưng lần đầu có quy định tổng thể để bảo đảm tất cả nhà giáo không phân biệt công lập hay ngoài công lập đều được hưởng các chính sách hỗ trợ bảo đảm các điều kiện để nhà giáo phát triển nghề nghiệp liên tục.

Chính sách thu hút, trọng dụng được thực hiện đối với người có trình độ cao, người có tài năng, người có năng khiếu đặc biệt, người có kỹ năng nghề cao; người đến làm việc tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục, nghiên cứu khoa học trong một số lĩnh vực trọng yếu, thiết yếu theo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Chính sách thu hút, trọng dụng bao gồm ưu tiên trong tuyển dụng, tiếp nhận; tiền lương, phụ cấp; đào tạo, bồi dưỡng; quy hoạch, bổ nhiệm; điều kiện làm việc, trang thiết bị làm việc; phúc lợi và các chính sách khác theo quy định của pháp luật.

“Đây là chính sách đột phá nhằm thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc thu hút, trọng dụng nhân tài, thu hút trí thức, cán bộ khoa học trẻ có trình độ cao, thu hút người giỏi trở thành nhà giáo” - ông Vũ Minh Đức khẳng định, đồng thời nhận định, chính sách này giúp khắc phục tình trạng thiếu nguồn tuyển, thiếu giáo viên đứng lớp ở các cơ sở giáo dục thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đang diễn ra ở nhiều địa phương hiện nay.

Theo Báo Điện Tử Chính Phủ Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Đề xuất mở rộng thẩm quyền, phạm vi quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo, bổ sung nhiệm vụ Chủ tịch UBND cấp xã

Dự kiến Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ được mở rộng thẩm quyền và phạm vi quản lý; Chủ tịch UBND cấp xã được bổ sung hai nhiệm vụ mới.
07/07/2025

Đề xuất các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng

Bộ Công an đang lấy ý kiến dự thảo Luật An ninh mạng, trong đó đề xuất các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng.
07/07/2025

Đề xuất phạt 400 triệu đồng với doanh nghiệp sa thải lao động trái phép

Bộ Công an đề nghị nâng trần phạt tiền lên 400 triệu đồng, đồng thời giữ mức tù tối đa 3 năm đối với hành vi buộc thôi việc, sa thải người lao động trái pháp luật.
26/06/2025

Dạy thêm, học thêm và câu hỏi lớn về triết lý giáo dục

Tại phiên chất vấn Quốc hội ngày 20/6/2025, tranh luận giữa Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn và Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương về vấn đề dạy thêm, học thêm đã thu hút sự quan tâm lớn của dư luận.
24/06/2025

"Việc gì người dân làm được, chính quyền không nên nhúng tay"

Trước những lo ngại về khối lượng trách nhiệm nặng nề của chính quyền địa phương 2 cấp, chuyên gia đề xuất xem lại nguyên tắc "việc gì dân làm được thì trả cho dân".
24/06/2025

Đề xuất nhiều chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội

TTTĐ - Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến góp ý đối với Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết 201/2025/QH15 về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội (NƠXH).
23/06/2025

Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ tháng 7.2025

Đại biểu Quốc hội Thái Thu Xương đề nghị khẩn trương xem xét, điều chỉnh, tăng lương tối thiểu vùng từ tháng 7.2025, đây là yêu cầu cấp thiết của cuộc sống.
18/06/2025

Đề xuất giảm giờ làm cho lao động khu vực tư từ 48 xuống 44 giờ một tuần

Đại biểu Quốc hội đề xuất sớm giảm giờ làm việc cho người lao động trong khu vực tư từ 48 giờ xuống 44 giờ một tuần thực hiện từ năm 2026.
17/06/2025

Đề nghị sớm giảm thuế thu nhập cá nhân, không thể chậm trễ hơn nữa

Các đại biểu Quốc hội đề nghị sớm điều chỉnh thuế thu nhập cá nhân theo hướng nâng mức giảm trừ gia cảnh.
17/06/2025

Bộ Công an: Nghiên cứu bỏ hẳn án tử hình trong các lần sửa luật sau

Đại diện Bộ Công an cho biết trong các lần sửa đổi tiếp theo, Việt Nam tiếp tục nghiên cứu, tiến tới xoá bỏ án tử hình.
14/06/2025

Đề xuất tiêu chuẩn khí thải cụ thể với từng loại xe máy

Cục Đăng kiểm Việt Nam đề xuất Hà Nội và TPHCM áp dụng tiêu chuẩn khí thải với mô tô, xe máy từ ngày 1/7/2027 nhưng chỉ với xe sản xuất từ năm 2008 trở về trước.
12/06/2025

Sửa Luật Quy hoạch trên tinh thần "khó đâu tháo đó, tắc đâu thông đó"

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng, nếu sửa Luật Quy hoạch nhằm thực hiện tinh gọn tổ chức bộ máy mà chúng ta làm ra thực hiện không được thì rất khó khăn. Cần rà soát xem vướng cái gì cần bàn để sửa ngay, trên tinh thần "khó đâu tháo đó, tắc đâu thông đó".
10/06/2025