Đề xuất quy định cử cán bộ, công chức, viên chức dân sự tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình

Dự thảo Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc đề xuất quy định về "cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước được cử tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc".

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp

Đã cử hơn 1000 lượt cán bộ, nhân viên Quân độ, Công an đi làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình

Thừa quỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trình bày Tờ trình tóm tắt nội dung cơ bản dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc. 

Theo đó, từ năm 2014 đến nay, Việt Nam đã cử hơn 1.000 lượt cán bộ, nhân viên của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an đi làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc với loại hình đơn vị và cá nhân. 

Các lực lượng tham gia của Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được Đảng, Nhà nước và Nhân dân ghi nhận, Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế đánh giá cao. 

Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc đã góp phần tăng cường hội nhập quốc tế, thể hiện Việt Nam là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trình bày Tờ trình tóm tắt nội dung
cơ bản dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh, việc ban hành dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc nhằm thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, quy định tại Hiến pháp năm 2013, hoàn thiện hành lang pháp, bảo đảm đồng bộ trong hệ thống pháp luật, phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Về phạm vi điều chỉnh, Luật quy định về nguyên tắc, đối tượng, hình thức, lĩnh vực; xây dựng, triển khai lực lượng; đảm bảo nguồn lực, chế độ, chính sách; hợp tác quốc tế về gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc. Đối tượng áp dụng của Luật gồm:

(1) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, hạ sĩ quan, binh sĩ và đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng; Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an, chiến sĩ và đơn vị thuộc Bộ Công an được cử tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc;

(2) Cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước được cử tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc;

(3) Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.

Các đại biểu Quốc hội nghe Tờ trình tóm tắt của Chính phủ về dự án Luật

Dự thảo Luật gồm 4 Chương, 26 Điều. 

Cụ thể: Chương I: Những quy định chung (11 Điều); Chương II: Xây dựng và triển khai lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (12 Điều); Chương III: Công tác bảo đảm và chế độ, chính sách (2 Điều); Chương IV: Điều khoản thi hành (1 Điều).

Dự thảo Luật bổ sung về lĩnh vực tham gia là chuyên gia dân sự, hoạch định chính sách, y tế, luật pháp và quy định Thủ tướng Chính phủ quyết định lĩnh vực khác theo đề nghị của Liên hợp quốc đối với lực lượng dân sự. 

Chính phủ thống nhất chỉ đạo lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động GGHBLHQ

Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nêu rõ, Luật quy định lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc gồm: lực lượng vũ trang được trang bị vũ khí, trang bị kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ; lực lượng dân sự là cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước được trang bị phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ. 

Chính phủ thống nhất chỉ đạo lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc. 

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trực tiếp chỉ đạo, quản lý, chỉ huy, điều hành lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc thuộc phạm vi quản lý của mình. 

Ban, bộ, ngành, địa phương chỉ đạo, quản lý, điều hành lực lượng dân sự tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc thuộc quyền.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cũng cho biết, Hội đồng Quốc phòng và An ninh quyết định việc cử, điều chỉnh, gia hạn nhiệm kỳ công tác, rút lực lượng vũ trang tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc. 

Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với lực lượng dân sự. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định việc rút lực lượng về nước trong trường hợp khẩn cấp; quyết định việc gia hạn nhiệm kỳ công tác đối với lực lượng thuộc quyền đang triển khai thực hiện nhiệm vụ thuộc địa bàn…

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Lê Tấn Tới
trình bày Báo cáo tóm tắt Thẩm tra dự án Luật

Làm rõ hơn việc quy định cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước được cử tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình

Trình bày Báo cáo tóm tắt Thẩm tra dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Lê Tấn Tới cho biết, Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại nhất trí sự cần thiết ban hành Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc Luật nhằm hoàn thiện pháp luật về việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc. 

Việc lực lượng vũ trang nhân dân tham gia gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc là trực tiếp đóng góp vào sứ mệnh cao cả của Liên Hợp Quốc. 

Đồng thời, là cơ hội mở rộng hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm, tiếp cận những vấn đề mới cả về quân sự, dân sự, an ninh, trật tự trên quy mô và phạm vi rộng lớn, với điều kiện môi trường địa - chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa đa dạng, khó khăn, phức tạp.

Góp phần nâng cao năng lực tổ chức, chỉ huy, kỹ năng và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của lực lượng vũ trang nhân dân trong bảo vệ độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Các đại biểu Quốc hội nghe Báo cáo tóm tắt Thẩm tra dự án Luật

Cơ quan thẩm tra cho rằng, dự thảo Luật cơ bản thể chế hóa được đường lối, chủ trương của Đảng, phù hợp với Hiến pháp, bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật. 

Tuy nhiên, đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát, làm rõ hơn cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn việc quy định đối tượng dân sự là cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước được cử tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc; vai trò “thống lĩnh của Chủ tịch Nước” trong việc cử lực lượng dân sự tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc để bảo đảm tính hợp hiến, tính thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Về một số vấn đề lớn của dự thảo luật, Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại đề nghị Cơ quan soạn thảo nghiên cứu các ý kiến về lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc (Điều 12); tuyển chọn lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc (Điều 13) để quy định cho chặt chẽ, phù hợp, thuận lợi trong tổ chức thực hiện. 

Đề nghị Cơ quan soạn thảo nghiên cứu ý kiến về chỉ đạo, quản lý, chỉ huy, điều hành lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc (Điều 17); quy trình cử luân phiên, thay thế (Điều 21) để chỉnh lý dự thảo Luật cho phù hợp.

Về chế độ, chính sách, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Lê Tấn Tới cho biết, có ý kiến đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định về chế độ, chính sách đối với cá nhân bị ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc bị bệnh sau khi kết thúc nhiệm vụ, được xác định nguyên nhân do quá trình thực hiện nhiệm vụ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc gây ra. 

Một số ý kiến đề nghị nghiên cứu, bổ sung quy định cụ thể về chế độ, chính sách mang tính ưu tiên, khuyến khích đối với lực lượng là nữ giới tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc. 

Để phục vụ cho các hoạt động đối ngoại về tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Việt Nam với các cơ quan, tổ chức quốc tế, bổ sung quy định về chế độ, chính sách xây dựng lực lượng tham gia đào tạo, huấn luyện, quản lý lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các Ban, Bộ, ngành, địa phương có lực lượng tham gia gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc. 

"Chính phủ đã khẩn trương, nghiêm túc thực hiện Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Hồ sơ dự án Luật được chuẩn bị công phu, chất lượng. Vì vậy, việc đề nghị Quốc hội xem xét, thông qua Luật tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV là có căn cứ”, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Lê Tấn Tới nêu rõ./.

Theo Báo Điện tử Chính phủ Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Dự kiến cách tính tiền lương 1 giờ dạy, dạy thêm giờ của nhà giáo

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất cách tính tiền lương 1 giờ dạy, tiền lương dạy thêm giờ của nhà giáo.
16/05/2025

Đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh theo quy mô dân số và diện tích; không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công.
15/05/2025

Phân quyền đúng, tăng trưởng mạnh

Phân cấp, phân quyền triệt để không chỉ là một yêu cầu kỹ thuật hành chính. Đó là một cuộc cách mạng về tư duy quản trị, nơi chính quyền địa phương không còn bị xem như "cánh tay nối dài" của cấp trên, mà trở thành những chủ thể có năng lực hành động độc lập, sáng tạo và chịu trách nhiệm rõ ràng trước nhân dân.
15/05/2025

Đề xuất tăng phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên mầm non

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất tăng phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên mầm non từ 35% lên 45% ở vùng thuận lợi và lên 80% ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
14/05/2025

Bộ GD&ĐT dự kiến bỏ bằng tốt nghiệp THCS

Theo dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi đang được Bộ GD&ĐT lấy ý kiến, học sinh hoàn thành chương trình THCS có thể chỉ cần hiệu trưởng xác nhận thay vì cấp bằng tốt nghiệp THCS như hiện nay.
12/05/2025

Đề xuất sửa danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng

Bộ Nội vụ đề xuất sửa đổi danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng.
06/05/2025

Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục xác định đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng.
02/05/2025

Đề xuất mở rộng phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của hành vi chuẩn bị phạm tội

Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) do Bộ Công an chủ trì soạn thảo dự kiến sẽ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến vào Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV năm 2025. Trong đó, dự thảo Luật có nhiều nội dung đáng chú ý như: Đề xuất nâng định lượng là tiền đối với các tội danh có định lượng là tiền làm căn cứ định tội, định khung; mở rộng phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của hành vi chuẩn bị phạm tội.
02/05/2025

Đề xuất nâng mức hình phạt tù, tiền đối với tội phạm về môi trường

Bộ Công an đề xuất nâng mức hình phạt tù, tiền đối với tội phạm về môi trường nhằm bảo vệ môi trường sống an toàn, bền vững cho các thế hệ tương lai.
25/04/2025

Đề xuất quy định mới về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô.
25/04/2025

Hướng tới Đảo Phú Quốc không có xe chạy bằng xăng, dầu

Phú Quốc phải tiên phong đi đầu trong việc xây dựng và thực hiện chương trình chuyển đổi xanh trước năm 2030; hướng tới Đảo Phú Quốc không có xe sử dụng nhiên liệu xăng, dầu, là một trong những hòn đảo có môi trường tốt nhất thế giới.
25/04/2025

Đề xuất cấp sổ BHXH điện tử và có giá trị pháp lý như sổ BHXH bằng bản giấy

Bộ Nội vụ đề xuất quy định sổ BHXH cấp bằng bản điện tử được cấp chậm nhất là ngày 01/01/2026 và có giá trị pháp lý như sổ BHXH bằng bản giấy.
15/04/2025