Đề xuất bãi bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu do hoạt động không hiệu quả

Quỹ Bình ổn giá xăng dầu nằm trong tay doanh nghiệp, có những trường hợp “tự tung tự tác”, muốn làm gì thì làm. Thậm chí, kẹt tiền thì rút quỹ ra xài, những vụ án liên quan đến sai phạm trong sử dụng quỹ, như Xuyên Việt Oil, Hải Linh, Hải Hà, Thiên Minh Đức…thời gian vừa qua cho thấy rõ điều đó...

Thị trường xăng dầu hiện có hơn 30 doanh nghiệp đầu mối, gần 400 doanh nghiệp phân phối.

Thị trường xăng dầu hiện có hơn 30 doanh nghiệp đầu mối, gần 400 doanh nghiệp phân phối.

Tại hội thảo “Góp ý dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu” do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức ngày 14/5, nhiều ý kiến doanh nghiệp, chuyên gia cho rằng nên mạnh dạn bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu do không phát huy hiệu quả, hoạt động thiếu minh bạch, nhiều tiêu cực trong quản lý tài chính, gây bất ổn thị trường...

KHÔNG PHÁT HUY HIỆU QUẢ PHÒNG NGỪA RỦI RO VỀ GIÁ

Từ năm 2007, Chính phủ quyết định điều hành giá bán lẻ xăng dầu trên cơ sở giá thị trường. Ðến đầu năm 2008, Thủ tướng giao Bộ Tài chính xây dựng đề án thành lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu nhằm bình ổn mặt bằng giá xăng dầu, từ đó góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì ổn định tăng trưởng và an sinh xã hội.

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 234/2009/TT-BCT hướng dẫn cơ chế hình thành, quản lý và sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 84/2009/NÐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.

Theo đó, từ ngày 15/12/2009, khi mua xăng dầu, người tiêu dùng phải góp thêm 300 đồng/lít (kg) vào quỹ. Mức trích lập chỉ được Bộ Tài chính điều chỉnh trong trường hợp cần thiết khi có biến động của thị trường.

Thông tư 234 quy định việc trích lập, sử dụng, hạch toán, quyết toán quỹ do doanh nghiệp đầu mối thực hiện. Việc trích lập Quỹ Bình ổn giá và chỉ sử dụng Quỹ cho mục đích ổn định thị trường, bình ổn giá xăng dầu trong nước theo quy định của pháp luật.

Quỹ Bình ổn giá được thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu hạch toán riêng bằng một tài khoản mở tại ngân hàng nơi thương nhân đầu mối có giao dịch. Thương nhân đầu mối là chủ tài khoản, thực hiện các thủ tục liên quan để mở tài khoản, trích lập, thực hiện các nghiệp vụ thu, chi từ tài khoản Quỹ Bình ổn giá; đồng thời, có trách nhiệm công bố thông tin theo quy định tại Khoản 3 Điều 39 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.

Việc sử dụng Quỹ bình ổn giá hỗ trợ không hoàn lại một phần hoặc hỗ trợ toàn bộ phần chênh lệch giá phát sinh của giá cơ sở cao hơn giá bán lẻ hiện hành từ 3% trở lên khi các thương nhân đầu mối phải thực hiện nhiệm vụ bình ổn giá theo chỉ đạo của liên Bộ Công Thương - Tài chính.

Tuy nhiên tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng trong thời gian qua và cho tới nay công luận có nhiều ý kiến trái chiều về sự cần thiết của Quỹ Bình ổn giá xăng dầu.

Tại kết quả thanh tra ngày 4/1/2024 của Thanh tra Chính phủ cho thấy “Bộ Công Thương chưa có ý kiến kịp thời để sửa đổi, bổ sung về phương pháp xác định mức trích, chi quỹ tính cho một đơn vị sản lượng, khi bình ổn giá theo Thông tư liên tịch số 39/2014/TT/BCT-BTC quy định về phương pháp tính giá cơ sở; cơ chế hình thành, quản lý, sử dụng quỹ và điều hành giá xăng dầu theo quy định tại Nghị định 83/2014/NĐ-CP và Thông tư số 103/2021/TT-BCT, dẫn đến từ năm 2017 đến năm 2021, liên bộ Công thương-Tài chính quyết định mức trích, chi Quỹ bình ổn giá xăng dầu thiếu cơ sở pháp luật”.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long thẳng thắn rằng có những lúc quỹ hoạt động thiếu minh bạch đã tạo kẽ hở để một số doanh nghiệp chiếm dụng vốn, sinh ra nhiều tiêu cực trong quản lý tài chính, gây bất ổn thị trường.

Quỹ Bình ổn giá xăng dầu nằm trong tay doanh nghiệp, có những trường hợp “tự tung tự tác”, muốn làm gì thì làm. Thậm chí, kẹt tiền thì rút quỹ ra xài, những vụ án liên quan đến sai phạm trong sử dụng quỹ như tình trạng thương nhân đầu mối lợi dụng như: Xuyên Việt Oil, Hải Linh, Hải Hà, Thiên Minh Đức… trong thời gian vừa qua cho thấy rõ điều đó.

Đứng về phía doanh nghiệp xăng dầu, quỹ bình ổn giá không phát huy hiệu quả phòng ngừa rủi ro về giá trong hoạt động kinh doanh xăng dầu. Tuy nhiên, trong quá trình điều hành, sử dụng, quản lý quỹ bình ổn giá xăng dầu cơ quan chức năng có những lúc có hiện tượng để cho quỹ âm ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh xăng dầu của doanh nghiệp.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long góp ý dự thảo.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long góp ý dự thảo. 

Vì thế, để phòng ngừa rủi ro về giá trong kinh doanh xăng dầu, doanh nghiệp không thể trông chờ, có tâm lý ý lại vào quỹ bình ổn giá xăng dầu, mà phải sử dụng các phương thức công cụ khác, thuế, đặc biệt là công cụ hedging (công cụ giới hạn rủi ro và tối ưu hóa tỷ lệ rủi ro/tỷ lệ lợi nhuận).

Do đó, tại hội thảo, các ý kiến đều đề xuất về lâu dài Nhà nước cần nghiên cứu xóa bỏ quỹ này để thị trường xăng dầu trong nước vận hành theo cơ chế thị trường và tiệm cận dần với giá xăng dầu trên thị trường thế giới.

VÌ SAO PHẢI BỎ QUỸ BÌNH ỔN XĂNG DẦU?

Tại hội thảo, đã có nhiều lý do giải thích cho đề xuất bỏ Quỹ bình ổn giá đối với xăng dầu. Theo ông Long, việc bỏ Quỹ không vi phạm quy định tại Luật Giá năm 2012, cũng như Luật Giá năm 2023  (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024). Tại Luật Giá chỉ quy định về quỹ bình ổn giá nói chung, không đề cập trực tiếp đến Quỹ bình ổn giá đối với xăng dầu.

Hơn nữa, ông Đỗ Hoàng Hà, Trưởng ban chính sách kinh doanh thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, cho rằng chu kỳ điều hành giá hiện nay là 7 ngày/lần nên mức độ biến động giá giữa các 2 lần điều chỉnh giá cơ bản không còn lớn. Diễn biến giá xăng dầu trong nước đã bám sát diễn biến giá thế giới, do đó những tác động của việc điều chỉnh giá bán xăng dầu lên tình hình kinh tế xã hội không lớn qua mỗi lần điều chỉnh giá bán.

Đặc biệt, chuyên gia Ngô Trí Long cho rằng trong nhiều kỳ điều hành vừa qua, cơ quan điều hành gần như không thực hiện trích, chi Quỹ nhưng thị trường vẫn ổn định. Đồng thời thực tế “số tiền” không đổi, trích rồi lại chi nên việc tác động đến CPI không nhiều (chỉ tác động tăng/giảm tại thời điểm hoặc tác động tâm lý).

Một lý do nữa, ông Long lưu ý rằng hiện thị trường kinh doanh xăng dầu trong nước còn hơn 30 doanh nghiệp đầu mối, gần 400 doanh nghiệp phân phối và nhất là với sự tham gia của 2 nhà máy lọc dầu trong nước, nên có thể thấy nguồn cung bước đầu được bảo đảm và hệ thống lưu thông phân phối đã được củng cố, thúc đẩy cạnh tranh. Vì vậy vai trò của công cụ Quỹ không còn cần thiết như giai đoạn trước đây.

Đồng thời sẽ khắc phục được một số khó khăn, hạn chế từ trách nhiệm trong quản lý, sử dụng của doanh nghiệp đầu mối, việc tổng hợp theo dõi công bố và kiểm tra giám sát của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính; tránh sự “hoài nghi” từ dư luận xã hội.

Theo Vneconomy Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Mái nhà cho dân là mái ấm của lòng dân

Chưa bao giờ một chương trình an sinh lại mang trong mình tinh thần chính trị – xã hội sâu sắc đến thế, như chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi toàn quốc đang chuẩn bị hoàn thành.
14/07/2025

Chủ tịch nước trao Quyết định thăng quân hàm; cấp bậc hàm Đại tướng, Thượng tướng đối với sĩ quan Quân đội và Công an

Sáng 14/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh các lực lượng vũ trang, đã chủ trì buổi lễ trao Quyết định thăng quân hàm, cấp bậc hàm Đại tướng, Thượng tướng cho các lãnh đạo Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.
14/07/2025

TP.HCM mở 6 kênh phản ánh y tế: Đường dây nóng, tố cáo 'vẽ bệnh', thủ tục online...

Người dân cần khiếu nại về chất lượng bệnh viện hay thái độ nhân viên y tế có thể khám phá 6 kênh liên hệ chính thức từ Sở Y tế TP.HCM
11/07/2025

Sẽ có tàu ngầm, tàu nổi tham gia diễu binh dưới nước dịp Quốc khánh 2/9

Đại tướng Nguyễn Tân Cương cho biết, sẽ có các khối đi bộ, khối xe tăng, khối trên trời, dưới nước tham gia diễu binh dịp Quốc khánh 2/9.
11/07/2025

Lương phải đủ sống để công chức không còn 'chân trong, chân ngoài' sau sáp nhập

Đất nước đã bước sang giai đoạn phát triển mới, không thể chấp nhận kiểu “công chức hai chân”, mà “chân ngoài” thì thường dài hơn “chân trong”. Vì vậy, lương công chức phải đủ sống và đủ liêm.
11/07/2025

Đại tá Nguyễn Đức Long giữ chức Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội

Đại tá Nguyễn Đức Long, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội, vừa được bổ nhiệm giữ chức Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội theo quyết định có hiệu lực từ ngày 7/7.
10/07/2025

Hàng quán 'xẻ thịt' vỉa hè Hà Nội suốt ngày đêm

Không chỉ riêng khu vực vỉa hè bến xe Mỹ Đình (P.Từ Liêm) bị chiếm dụng, tại Hà Nội, tình trạng hàng quán 'xẻ thịt' vỉa hè, lòng đường diễn ra phổ biến cả ngày lẫn đêm.
09/07/2025

Bức tượng Phật bằng đồng dát vàng nặng 100 tấn, lớn nhất châu Á

Bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni ở chùa Bái Đính được đúc bằng đồng dát vàng, cao 10m, nặng 100 tấn. Tượng được xác lập kỷ lục tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á.
09/07/2025

Sẽ khởi công giải phóng mặt bằng dự án đường sắt Bắc - Nam vào dịp 19/8

Việc ra quân đồng loạt giải phóng mặt bằng tuyến đường sắt tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và dự án đường sắt Bắc - Nam dịp 19/8 để hoàn thành chậm nhất vào cuối năm 2026, theo Thủ tướng.
09/07/2025

Hà Nội trả lời thông tin "rau phun thuốc hôm trước, hôm sau đã mang bán"

Lãnh đạo Hà Nội thừa nhận vẫn còn hiện tượng lén phun thuốc bảo vệ thực vật vào ban đêm, sáng hôm sau thu hoạch rau đem đi tiêu thụ.
09/07/2025

Bảo hiểm y tế chi trả gần 5 tỷ đồng cho bé 6 tuổi mắc căn bệnh rất hiếm gặp

Bệnh nhi sinh năm 2019 ở Ninh Bình được bảo hiểm y tế chi trả tới hơn 4,88 tỷ đồng để điều trị bệnh trong gần 1,5 năm. Căn bệnh chính bé mắc phải là tích lũy glycogen.
09/07/2025

Thuế Hà Nội: Hộ kinh doanh sẽ không bị truy thu thuế khoán

Các hộ kinh doanh có doanh thu khoán thay đổi trên 50% sẽ thông báo với cơ quan thuế để được điều chỉnh mức khoán cho thời gian còn lại trong năm, và không bị truy thu, theo đại diện Thuế Hà Nội.
08/07/2025