Đề xuất 8 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo đại học

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định về kiểm định chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học.

Dự thảo Thông tư này quy định về kiểm định chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, bao gồm bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng; quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng chương trình đào tạo. Việc kiểm định chất lượng chương trình liên kết đào tạo các trình độ giáo dục đại học do nước ngoài cấp bằng tốt nghiệp, áp dụng theo quy định của Chính phủ và quy định liên quan tại thông tư này.

Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo gồm 8 tiêu chuẩn:

Tiêu chuẩn 1: Mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

Tiêu chuẩn 2: Cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo

Tiêu chuẩn 3: Hoạt động dạy và học

Tiêu chuẩn 4: Đánh giá kết quả học tập

Tiêu chuẩn 5: Đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên

Tiêu chuẩn 6: Các dịch vụ hỗ trợ người học

Tiêu chuẩn 7: Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị

Tiêu chuẩn 8: Đầu ra và kết quả đầu ra

Mục đích sử dụng bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo

Dự thảo nêu rõ, cơ sở đào tạo sử dụng bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo để xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong, hướng dẫn và kiểm soát toàn bộ hoạt động liên quan đến chương trình đào tạo và tự đánh giá nhằm bảo đảm và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo.

Các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục sử dụng bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo để thẩm định hồ sơ tự đánh giá, hướng dẫn hoàn thiện hệ thống bảo đảm chất lượng và cải tiến cách vận hành hệ thống, công nhận hoặc không công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đối với các chương trình đào tạo; căn cứ bộ tiêu chuẩn này để xây dựng hướng dẫn hoặc bổ sung, tích hợp tiêu chí đánh giá chương trình đào tạo ngành chuyên sâu, đặc thù đáp ứng yêu cầu của các tổ chức bảo đảm, kiểm định chất lượng giáo dục uy tín trên thế giới và nhu cầu của xã hội.

Kết quả kiểm định chất lượng chương trình đào tạo là một trong các cơ sở để xác định quyền tự chủ của cơ sở đào tạo.

4 bước kiểm định chất lượng chương trình đào tạo

Theo dự thảo, Quy trình kiểm định chất lượng chương trình đào tạo được thực hiện theo bốn bước:

a) Tự đánh giá;

b) Đánh giá ngoài;

c) Thẩm định kết quả đánh giá;

d) Công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.

Kiểm định chất lượng chương trình đào tạo được thực hiện theo chu kỳ 05 năm đối với chương trình đào tạo được đánh giá ở mức đạt.

Đối với chương trình đào tạo được đánh giá ở mức đạt có điều kiện thì tối đa 1,5 năm (18 tháng) phải tiếp tục thực hiện cải tiến chất lượng để được đánh giá ở mức đạt.

Đối với chương trình đào tạo được đánh giá ở mức đạt từ chu kỳ II trở đi và có kết quả cải tiến chất lượng đáp ứng yêu cầu theo kết quả đánh giá ở chu kỳ liền trước đó thì thời gian kiểm định chất lượng tiếp theo đối với chương trình đào tạo là 7 năm.

Theo Cổng TTĐT Chính phủ Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Đại biểu góp ý về tuổi nghỉ hưu sĩ quan quân đội

Thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam nhiều đại biểu Quốc hội góp ý về nâng tuổi nghỉ hưu (tuổi phục vụ tại ngũ) đối với sĩ quan quân đội.
11/11/2024

Đề xuất cấp chứng chỉ giấy phép lái xe cho trẻ 16-18 tuổi

TS Trần Hữu Minh, Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, đề xuất trẻ 16-18 tuổi được cấp chứng chỉ lái xe để nâng cao ý thức, kỹ năng lái xe máy.
05/11/2024

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước

Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách thời gian tới nhằm tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
01/11/2024

Sửa Luật Tổ chức chính quyền địa phương: Phân quyền, hạn chế quy định phân cấp

Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp chính quyền địa phương trên cơ sở nguyên tắc phân quyền, hạn chế quy định phân cấp; quy định nhiệm vụ của UBND các cấp theo hướng giảm bớt nhiệm vụ của tập thể UBND, tăng cường nhiệm vụ của Chủ tịch UBND.
31/10/2024

Đề xuất mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng BHXH 2025

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo Thông tư quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
29/10/2024

Đề xuất quy định mới xử phạt vi phạm hành chính về thực hiện nghĩa vụ quân sự

Bộ Quốc phòng đang dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu.
29/10/2024

Đề xuất 19 chính sách đặc thù cho dự án đường sắt tốc độ cao

Chính phủ đề xuất 19 chính sách đặc thù như ưu tiên nhà thầu chuyển giao công nghệ, khai thác quỹ đất, giảm thủ tục khai thác mỏ để đẩy nhanh tiến độ dự án.
25/10/2024

Đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo

Dự thảo Luật Bảo hiểm y tế được sửa đổi, bổ sung đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cấp chuyên môn cao để giảm thủ tục, tạo thuận lợi, giảm chi tiền túi cho người dân, tiết kiệm chi phí cho quỹ.
24/10/2024

Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định về việc giảm tiền thuê đất năm 2024, để có thêm nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp, người dân.
15/10/2024

Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số: Đề xuất các nguyên tắc quản lý, phát triển và sử dụng trí tuệ nhân tạo

Việc phát triển, cung cấp, triển khai và sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) phải bảo đảm minh bạch, khả năng giải thích được, trách nhiệm giải trình, khả năng kiểm soát thuật toán, mô hình trí tuệ nhân tạo; không thay thế, không vượt qua tầm kiểm soát của con người.
09/10/2024

4 lý do cần thiết ban hành Luật Nhà giáo

4 lý do cần thiết ban hành Luật Nhà giáo: Thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về vị trí, vai trò đội ngũ nhà giáo; khắc phục tình trạng có nhiều văn bản về nhà giáo nhưng chồng chéo, thiếu đồng bộ; kiến tạo các chính sách đột phá để phát triển đội ngũ nhà giáo; phù hợp với xu thế của quốc tế trong xây dựng chính sách nhà giáo.
08/10/2024

Đề xuất quy định mới loại bỏ số liệu 'ảo' trong kinh doanh xăng dầu

Dự thảo Nghị định thay thế các Nghị định kinh doanh xăng dầu đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến được thiết kế theo hướng bỏ quy định mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu với nhau, loại bỏ số liệu "ảo" về lượng xăng dầu tiêu thụ trên thị trường.
04/10/2024