Đề nghị chưa thông qua Luật BHXH, lùi chờ sau cải cách tiền lương

Nhiều Đại biểu Quốc hội đề nghị chưa thông qua Luật BHXH sửa đổi tại kỳ họp này mà lùi lại chờ thực hiện cải cách tiền lương từ 1/7/2024 để có cơ sở tính mức đóng BHXH cũng như cách tính lương hưu.

Sáng 27/5, trong phiên thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), nhiều đại biểu quan tâm đến câu chuyện cải cách tiền lương từ 1/7/2024 tác động đến mức đóng BHXH cũng như cách tính lương hưu như thế nào.

Chưa đánh giá tác động đối với “mức tham chiếu” 

Đại biểu Trần Khánh Thu (đoàn Thái Bình) cho rằng, theo Nghị quyết số 27 của Trung ương khóa 12 về "cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp" mức lương cơ sở sẽ được bãi bỏ.

Do đó, không còn căn cứ để thực hiện điều chỉnh tiền lương đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp, chế độ bảo hiểm xã hội khác.

“Tiền lương do Nhà nước quy định sẽ tăng lên so với hiện hành và sẽ làm tăng chi phí ngân sách Nhà nước, đóng bảo hiểm xã hội cho những đối tượng này. Khi việc thực hiện chế độ tiền lương mới sẽ phát sinh chênh lệch khá lớn giữa lương hưu vào giữa người nghỉ trước và sau ngày 1/7/2024”, nữ đại biểu đoàn Thái Bình phân tích.

Đại biểu Trần Khánh Thu (đoàn Thái Bình). Ảnh: QH
Đại biểu Trần Khánh Thu (đoàn Thái Bình). Ảnh: QH

Bà Thu cho biết, Chính phủ đề xuất bổ sung quy định về khái niệm “mức tham chiếu” cho mức lương cơ sở để làm căn cứ cũng như bổ sung quy định về nội dung này.

Tuy nhiên, theo đại biểu, cơ quan soạn thảo chưa đánh giá tác động đối với “mức tham chiếu” như thế nào. Bên cạnh đó, các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động tự chủ cũng chưa có căn cứ để có thể áp dụng mức lương mới.

“Chính vì thế, chúng tôi cũng đề nghị cần thiết phải có thời gian và có đánh giá tác động đối với lĩnh vực này”, đại biểu Trần Khánh Thu nói.

Đại biểu đoàn Thái Bình cũng băn khoăn, bên cạnh Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế cũng đang dự kiến sửa đổi và thảo luận để có căn cứ cân bằng đối với hai trụ cột an sinh xã hội, bảo hiểm y tế xã hội.

Do đó, bà Thu đề nghị cần có thời gian đánh giá phù hợp với đối với 2 dự thảo luật này. Ngoài ra, hiện nay đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đang đánh giá việc thực hiện các chính sách, cơ chế, pháp luật, trong đó có hoạt động tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ.

“Vì thế, chúng tôi đề nghị xem xét thông qua dự luật này tại kỳ họp thứ 8 để có thêm thời gian đánh giá sự ổn định cũng như đánh giá tác động thực tế của các chính sách cải cách tiền lương đối với chính sách bảo hiểm xã hội cũng như các dự án luật liên quan đảm bảo an sinh xã hội cho người dân, quyền lợi của người lao động trên cơ sở nguyên tắc đóng hưởng”, bà Thu nhấn mạnh.

Theo đại biểu, khi một đạo luật tốt sẽ tạo ra sự an tâm cho người dân, người lao động, tăng trưởng kinh tế, an toàn, cân đối và tăng trưởng của quỹ bảo hiểm xã hội trong dài hạn và khả năng ngân sách Nhà nước trong từng thời kỳ.

Đánh giá kỹ tác động đối với người hưởng lương hưu

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội Trần Thị Hoa Ry (đoàn Bạc Liêu) cũng bày tỏ băn khoăn về vấn đề tác động của cải cách tiền lương liên quan đến Luật Bảo hiểm xã hội.

“Có thể nói, hầu hết các quy định trong dự thảo luật đều có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến chính sách tiền lương. Vì đây là căn cứ để thu, chi và thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội”, nữ đại biểu đoàn Bạc Liêu nói.

Ngoài ra, bà Trần Thị Hoa Ry cũng cho rằng, báo cáo giải trình, tiếp thu của Chính phủ về nội dung này cũng chưa thống nhất. Báo cáo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng thấy rằng việc chuẩn bị và đánh giá tác động của chính sách này còn nhiều bất cập.

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội Trần Thị Hoa Ry. Ảnh: QH
Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội Trần Thị Hoa Ry. Ảnh: QH

“Cho đến nay, cơ quan soạn thảo chưa có báo cáo đánh giá đầy đủ tác động chính sách gửi đến Đại biểu Quốc hội theo đúng Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật”, đại biểu lưu ý.

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc cho rằng, việc sử dụng cũng như chính sách liên quan đến quỹ bảo hiểm xã hội là vấn đề rất lớn nên việc thay đổi chính sách này không thể không lấy ý kiến rộng rãi người lao động trong bối cảnh cải cách tiền lương.

Ngoài ra, bà cũng băn khoăn, không rõ “mức tham chiếu” được xây dựng và tổ chức thực hiện như thế nào; các phát sinh chênh lệch giữa người nghỉ hưu trước và sau ngày 1/7/2024.

Mặt khác, đại biểu cũng lưu ý, chính sách bảo hiểm xã hội còn là sự chia sẻ giữa các thế hệ, không chỉ là nguyên tắc “đóng hưởng” của mỗi cá nhân. Do đó người làm việc đóng bảo hiểm xã hội hôm nay sẽ có tác động đến lương hưu của người đã nghỉ hưu và sự chia sẻ giữa các thế hệ cần phải được quan tâm trong quá trình cải cách tiền lương.

Chính vì vậy, đại biểu kiến nghị vấn đề này cần phải đánh giá tác động.

“Về thời điểm thông qua luật, tôi xin kiến nghị thống nhất với nhiều đại biểu nên thông qua sau khi thực hiện chính sách cải cách tiền lương”, đại biểu mong ban soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu thấu đáo.

Báo cáo tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật BHXH trước khi thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, trên cơ sở báo cáo của Chính phủ, ngày 25/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phát hành báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý quy định của dự thảo Luật BHXH sửa đổi về mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp một lần (điều 76) và điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc (điều 77) trình Quốc hội.

Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với phương án Chính phủ trình. Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý, các quy định này liên quan tới hàng triệu người đã, đang và sẽ hưởng lương hưu cần được xem xét một cách toàn diện, thấu đáo trong bối cảnh thực hiện cải cách tiền lương.

Đồng thời, cơ quan soạn thảo cần đánh giá kỹ tác động đối với người hưởng lương hưu ở các thời điểm khác nhau, trong các khu vực, lĩnh vực khác nhau.

Chính phủ đề xuất mức tham chiếu là mức tiền dùng để tính mức đóng, mức hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội trong Luật này.

Mức tham chiếu được tính bằng mức lương cơ sở, khi bãi bỏ mức lương cơ sở thì mức tham chiếu được Chính phủ điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế, phù hợp với khả năng của ngân sách Nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội”.

Về tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại khoản 1 điều 89 Luật BHXH năm 2014, Chính phủ đề nghị giữ như nội dung đã trình tại kỳ họp 6 vào tháng 10/2023.

Theo đó, người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc là tiền lương tháng theo bảng lương do Nhà nước quy định; phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

Theo Vietnamnet Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Đề xuất tăng trợ cấp thất nghiệp lên 75% tiền lương

Các cơ quan quản lý lao động tại TPHCM đề xuất nâng cao mức trợ cấp thất nghiệp và chính sách hỗ trợ người lao động thất nghiệp học nghề, nhằm giúp họ nâng cao tay nghề, tìm việc làm mới.
15/09/2024

Tiếp tục đề xuất đánh thuế bất động sản thứ hai

Dự báo giá nhà khó giảm, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam tiếp tục đề xuất đánh thuế với bất động sản thứ hai hoặc bỏ hoang.
15/09/2024

Bộ Y tế đề xuất bệnh nhân nặng được 'vượt tuyến' không cần giấy chuyển viện

Bộ Y tế đề xuất người mắc một số bệnh hiểm nghèo, bệnh hiếm, cần phẫu thuật sẽ được chuyển thẳng lên cơ sở tuyến trên, không cần giấy chuyển viện và vẫn được hưởng 100% quyền lợi BHYT.
06/09/2024

Tách nhà giáo ra khỏi đối tượng điều chỉnh của Luật Viên chức

Do tính chất nghề nghiệp của nhà giáo, nên dự án Luật Nhà giáo cần lưu ý một số nội dung, trong đó, tách nhà giáo ra khỏi đối tượng điều chỉnh của Luật Viên chức, nhưng cần kế thừa các quy định còn phù hợp với đặc thù nghề dạy học của Luật này.
05/09/2024

Các nước quy định việc dạy thêm, học thêm như thế nào?

Giáo viên hay các tổ chức cung cấp lớp học ngoài giờ phải đăng ký với cơ quan giáo dục địa phương, chương trình giảng dạy cần được báo cáo và chấp thuận, cơ sở hạ tầng, thời gian học và học phí được giới hạn và giám sát là một số quy định nổi bật.
01/09/2024

Có nên quy định giờ làm việc bán thời gian cho học sinh, sinh viên?

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất, học sinh, sinh viên (HS, SV) đang theo học các chương trình giáo dục chính quy đủ độ tuổi lao động được làm việc bán thời gian không quá 24 giờ trong 1 tuần trong thời gian học. Như vậy so với dự thảo lần 1, lần này Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) lần 3 đã có sự điều chỉnh đối với quy định giờ làm thêm với HS, SV.
31/08/2024

Viễn thông đã bỏ độc quyền rất xuất sắc, khi nào ngành điện hết độc quyền?

Sửa luật có chống được độc quyền trong ngành điện? Nhà nước độc quyền tới đâu, giao lại cho ngành kinh tế khác thế nào? Đó là câu hỏi được ĐBQH chuyên trách đặt ra khi thảo luận Luật Điện lực sửa đổi.
29/08/2024

Sẽ không còn quy định học sinh phải viết đơn xin học thêm?

Theo quy định về dạy thêm, học thêm hiện hành, trước hết học sinh, phụ huynh phải viết đơn tự nguyện xin học thêm rồi nhà trường mới xây dựng kế hoạch dạy thêm, học thêm. Nhưng dự thảo Thông tư quy định về dạy thêm, học thêm lần này lại yêu cầu ngược lại, tức đề xuất từ tổ chuyên môn, nhà trường.
29/08/2024

Đề xuất giấy khám sức khỏe lái xe có giá trị sử dụng trong vòng 12 tháng

Bộ Y tế đang đề xuất nâng thời hạn sử dụng của giấy khám sức khỏe đối với người lái xe lên 12 tháng thay vì 6 tháng như quy định hiện hành.
29/08/2024

Sửa quy định để tránh học sinh bị ép học thêm, không cấm dạy thêm chính đáng

Đại diện Bộ GD-ĐT cho hay việc xây dựng dự thảo mới về quản lý dạy thêm, học thêm nhằm hướng đến khắc phục những hiện tượng tiêu cực, ép học sinh học thêm chứ không cấm những nhu cầu thực tế, chính đáng.
27/08/2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến về quy định dạy thêm, học thêm

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố Dự thảo Thông tư Quy định về dạy thêm, học thêm để lấy ý kiến góp ý, thay thế cho Thông tư quy định về dạy thêm, học thêm hiện hành. Thời hạn lấy ý kiến là đến ngày 22/10.
25/08/2024

Đề xuất người dưới 18 tuổi bị cận, viễn thị sẽ được BHYT trả chi phí điều trị

Bộ Y tế đề xuất trường hợp dưới 18 tuổi phải điều trị tật về mắt sẽ được Bảo hiểm y tế thanh toán. Trước đây, Quỹ BHYT chỉ thanh toán chi phí này đối với trẻ dưới 6 tuổi.
20/08/2024