Đại tướng Tô Lâm, ông Trần Thanh Mẫn được giới thiệu để bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Trung ương giới thiệu đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an và ông Trần Thanh Mẫn, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội.

Sau phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 9 khóa 13 sáng 18/5, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các lãnh đạo chủ chốt họp để nghe đánh giá tình hình công việc của đất nước, cho ý kiến chỉ đạo để triển khai công việc thời gian tới.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng việc Trung ương thống nhất rất cao giới đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an để Quốc hội khóa 15 bầu giữ chức Chủ tịch nước và ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội.

Các ý kiến tại cuộc họp khẳng định trong nửa đầu nhiệm kỳ khóa 13 và nửa đầu năm 2024, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, lãnh đạo chủ chốt, đứng đầu là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã luôn luôn giữ vững sự đoàn kết, thống nhất, phối hợp chặt chẽ, lãnh đạo hoàn thành tốt các nhiệm vụ theo kế hoạch đã đề ra. Các cấp đã tổ chức thành công nhiều sự kiện chính trị quan trọng, xử lý kịp thời, có hiệu quả các vấn đề đột xuất phát sinh.

Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn cơ bản được bảo đảm. Các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đạt nhiều kết quả tích cực. Lãnh đạo chủ chốt khẳng định cần phát huy hơn nữa tinh thần đoàn kết, thống nhất trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng, lãnh đạo chủ chốt, Bộ Chính trị, Ban Bí thư phải thật sự đoàn kết, gương mẫu, toàn tâm, toàn ý vì sự nghiệp chung.

Các đơn vị cần sớm hoàn chỉnh đề cương chi tiết, xây dựng dự thảo các văn kiện trình Đại hội 14 của Đảng để trình Hội nghị Trung ương 10; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với củng cố, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Trong đối ngoại, cần tăng cường quan hệ với các nước, các đối tác quan trọng.

Lãnh đạo chủ chốt cũng yêu cầu các cấp làm tốt công tác cán bộ, bảo vệ chính trị nội bộ; tiếp tục làm tốt công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ.

Đại tướng Tô Lâm. Ảnh: Bộ Công an

Đại tướng Tô Lâm. Ảnh: Bộ Công an

Đại tướng Tô Lâm 67 tuổi, quê huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng ba khóa 11, 12, 13; Ủy viên Bộ Chính trị hai khóa 12, 13; Đại biểu Quốc hội hai khóa 14, 15.

Sau khi theo học trường Công an Trung ương, nay là Học viện An ninh nhân dân, ông Tô Lâm bắt đầu sự nghiệp ở Cục Bảo vệ chính trị I rồi làm Cục phó Bảo vệ chính trị I, Cục trưởng Bảo vệ chính trị III, Tổng cục An ninh. Năm 2009, khi mang quân hàm thiếu tướng, ông được Thủ tướng bổ nhiệm giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh I.

Tháng 8/2010, ông làm Thứ trưởng Công an. Ông giữ cương vị Bộ trưởng Công an từ tháng 4/2016. Đầu năm 2019, ông Tô Lâm được Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, thăng quân hàm lên đại tướng, trở thành người thứ tư trong lịch sử công an nhân dân mang quân hàm cao nhất.

Ông Tô Lâm hiện là Phó ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là Trưởng ban.

Dưới thời kỳ ông Tô Lâm làm Bộ trưởng, các lực lượng công an liên tiếp đấu tranh, triệt phá nhiều đại án như Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh, thương vụ MobiFone mua cổ phần AVG, đường dây đánh bạc RikVip nghìn tỷ đồng. Riêng từ 2022 đến nay, Bộ Công an đã điều tra nhiều bê bối lớn liên quan Công ty Việt Á, chuyến bay giải cứu, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, FLC, Tân Hoàng Minh, Phúc Sơn, Thuận An.

Ông Trần Thanh Mẫn. Ảnh: Quochoi

Ông Trần Thanh Mẫn. Ảnh: Quochoi

Ông Trần Thanh Mẫn 62 tuổi, quê huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang; tiến sĩ Kinh tế. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng ba khóa 11-13, Bí thư Trung ương Đảng khóa 12, Ủy viên Bộ Chính trị khóa 13, đại biểu Quốc hội ba khóa 13-15.

Sự nghiệp của ông bắt đầu từ cán bộ đoàn ở tỉnh Hậu Giang, giữ cương vị Phó Bí thư Tỉnh đoàn. Khi Cần Thơ được tái lập, ông Mẫn được điều chuyển thăng chức làm Bí thư Tỉnh đoàn Cần Thơ. Ông sau đó trải qua các chức vụ như Phó chủ tịch, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ, Bí thư Thành ủy Cần Thơ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Từ tháng 4/2021, ông được bầu làm Phó chủ tịch Quốc hội. Ngày 2/5, ông Mẫn được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công điều hành Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội sau khi Quốc hội miễn nhiệm ông Vương Đình Huệ.

Theo Vnexpress Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Chủ tịch tỉnh chọn chủ tịch xã như thế nào khi không còn cấp huyện, sáp nhập xã?

Khi không tổ chức cấp huyện, sáp nhập xã, nếu để chủ tịch cấp tỉnh chỉ định chủ tịch, phó chủ tịch và các ủy viên UBND xã, phường thì đòi hỏi sự công tâm và năng lực lãnh đạo tập thể của tổ chức.
31/03/2025

'Bộ đội Việt Nam sẽ tìm người mất tích ở Myanmar như tìm người thân'

Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ khẳng định bộ đội Việt Nam sẽ tìm kiếm nạn nhân bị vùi lấp sau thảm họa động đất tại Myanmar như tìm kiếm chính người thân của mình.
31/03/2025

Bộ Nội vụ đề xuất cấp huyện chấm dứt hoạt động từ ngày 1/7/2025

Bộ Nội vụ đề xuất chính quyền cấp huyện sẽ chấm dứt thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và dừng hoạt động kể từ ngày 1/7/2025.
31/03/2025

Sắp xếp đơn vị hành chính: Không để xảy ra 'chạy chọt' trong công tác cán bộ

Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng “chạy chọt”, “lợi ích nhóm” trong công tác cán bộ khi sắp xếp bộ máy là một trong những nội dung trọng tâm được Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đưa ra.
26/03/2025

Thủ tướng: Bố trí xong cán bộ chuyên trách dân tộc, tôn giáo tại cơ sở trong tháng 6

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Nội vụ bố trí đảm bảo cơ cấu, số lượng cán bộ chuyên trách làm công tác dân tộc, tôn giáo, nhất là tại cơ sở. Thời hạn hoàn thành trong tháng 6/2025.
25/03/2025

Lấy ý kiến nhân dân trong 1 tháng về sửa Hiến pháp để sắp xếp bộ máy

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết dự kiến việc lấy ý kiến nhân dân sửa Hiến pháp trong 1 tháng, tổng hợp trong 5 ngày và thời gian lấy ý kiến trong tháng 5 tới tháng 6.
24/03/2025

Bộ Nội vụ: Vẫn làm đề án sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, sắp xếp xã theo Kết luận của Bộ Chính trị

Vụ trưởng Chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ cho biết, chỉ tạm dừng đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trước đây. Còn đề án sáp nhập tỉnh, sắp xếp cấp xã, bỏ cấp huyện theo Kết luận 127 của Bộ Chính trị vẫn được thực hiện.
24/03/2025

Giải bài toán nhân sự khi sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, sắp xếp cấp xã

Một trong những vấn đề quan trọng đặt ra khi sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, sắp xếp cấp xã là số lượng cán bộ, công chức cần tinh giản sẽ rất lớn và đòi hỏi đội ngũ ở lại phải có đủ trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
21/03/2025

6 nội dung phải báo cáo Trung ương về sắp xếp bộ máy

Nhiều nội dung liên quan tới kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị sẽ được báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.
20/03/2025

Trước 1/4, báo cáo Trung ương về đề án sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện

Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 yêu cầu tờ trình, đề án sắp xếp tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp phải báo cáo Trung ương trước 1/4.
20/03/2025

Chính phủ dự kiến trình Quốc hội 30 dự án luật, nghị quyết tại kỳ họp thứ 9

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo các cơ quan khẩn trương hoàn thiện các luật, nghị quyết bảo đảm tiến độ, chất lượng. Dự kiến, khoảng 30 dự án luật, nghị quyết sẽ được trình tại kỳ họp thứ 9 của Quốc hội.
20/03/2025

Trợ lý ảo giúp các thẩm phán giảm 30% khối lượng công việc

Hiện nay, trợ lý ảo đã được sử dụng ở tòa án tất cả các cấp và mang lại hiệu quả tốt. Trợ lý ảo có thể hỗ trợ thẩm phán một số nhiệm vụ như tìm bản án, tổng hợp tài liệu, mã hóa bản án; giúp giảm 30% khối lượng công việc.
19/03/2025