Cứ 63 tỉnh thành là 63 bí thư, chủ tịch thì làm sao đất nước phát triển

Cứ 63 tỉnh thành là 63 bí thư, chủ tịch, con số ngày càng phình to, rất lãng phí nguồn lực, tiền thuế của dân. Sáp nhập tỉnh, tinh giản bộ máy là một đường hướng đúng đắn để tiết kiệm nguồn ngân sách có thêm tiền đẩu tư phát triển.

Phản hồi sau loạt bài Cuộc sắp xếp đơn vị hành chính lịch sử với tầm nhìn trăm năm, nhiều độc giả cho rằng chủ trương sáp nhập tỉnh, tinh gọn bộ máy là đúng đắn để xây dựng một quốc gia hùng cường, giàu mạnh. Đặc biệt, tài nguyên con người cần được khai thác tối ưu và hiệu quả.

Giảm con số phải đi cùng thay đổi nhận thức

Việc sáp nhập sẽ khiến diện tích của một đơn vị hành chính tăng lên, tuy nhiên nhiều độc giả cho rằng điều này không đáng lo ngại khi các cơ quan hành chính công đang ngày một tăng cường ứng dụng công nghệ vào quản lý. Người dân có thể ngồi ở nhà xin các loại giấy tờ xác nhận mà không phải đi lại nhiều.

“Bây giờ thời đại công nghệ AI, chứ không phải thời đi bộ, đi xe đạp, xe máy đi họp. Cả nước cứ duy trì con đường mòn cũ - 63 tỉnh thành là 63 ông bí thư, 63 ông chủ tịch, 63 tỉnh là 630 sở ngành, con số cứ phình to rồi ông này ngóng ông kia xin vốn về cho tỉnh mình... rất lãng phí nguồn lực, tiền thuế của dân", anh Nguyễn Văn Thông đưa ý kiến.

Theo bạn đọc này, lấy tên tỉnh nào cũng được, miễn là sáp nhập phải tiết kiệm chi phí, đảm bảo các yếu tố để phát triển, phải huy động mọi nguồn lực sẵn có, đã có và khai thác tiềm năng tiềm tàng của tỉnh. Phải định hướng xem mỗi tỉnh có cái gì chưa khai thác mà tỉnh kia đã có kinh nghiệm phát triển rồi, hoặc tỉnh đang có rừng, có biên giới thì nên sáp nhập tỉnh bên cạnh có sông, có biển để thúc đẩy phát triển.

“Bên Trung quốc 1,4 tỷ dân mà số lượng đơn vị cấp tỉnh cũng chỉ vài chục thôi”, độc giả Lương Hải Xuân đồng tình.

Năm 2008, Thủ đô Hà Nội mở rộng địa giới hành chính thông qua việc sáp nhập tỉnh Hà Tây và một số địa bàn của Vĩnh Phúc, Hòa Bình. Ảnh: Hoàng Hà
Năm 2008, Thủ đô Hà Nội mở rộng địa giới hành chính thông qua việc sáp nhập tỉnh Hà Tây và một số địa bàn của Vĩnh Phúc, Hòa Bình. Ảnh: Hoàng Hà

Anh Võ Huy cho rằng, sáp nhập tỉnh, tinh giản bộ máy là một đường hướng đúng đắn để tiết kiệm nguồn ngân sách cho việc trả lương. Từ đó, đất nước sẽ có thêm nguồn tiền để đẩu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nghiên cứu khoa học. Những cơ sở vật chất dôi dư nên chuyển thành các cơ sở giáo dục, bệnh viện cho người dân sử dụng.

“Tất nhiên, cùng với đó, rất mong Nhà nước tăng lương cho đội ngũ công chức, viên chức, để họ yên tâm cống hiến, toàn tâm toàn ý cho công việc, hạn chế các tiêu cực phát sinh”, anh Huy Long nói.

Khi mỗi xã, phường lớn gần như một huyện thì cần đào tạo, luân chuyển để nguồn cán bộ quản lý có trình độ để đảm bảo lượng công việc lớn hơn. Đây cũng là cơ hội để những cán bộ lãnh đạo có tâm, có tầm chứng minh khả năng đảm đương một khối lượng công việc lớn.

Còn anh Nguyễn Đức Vinh cũng nhấn mạnh, mục tiêu sáp nhập tỉnh, tinh gọn bộ máy thì chỉ có một, đó là phát triển.

Bạn đọc khác thì khái quát 4 mặt được và cũng là những điểm đáng lưu ý khi sắp xếp lại đơn vị hành chính.

Thứ nhất, đơn vị hành chính sẽ không còn là nơi ‘ban phát’, mà phải là nơi kết nối, kiến tạo và phục vụ.

Thứ hai, công chức không còn là kết cấu bất biến mà nên là một dạng lao động có chuyên môn như mọi ngành nghề khác.

Thứ ba, công vụ, công sản phải bắt buộc tuân thủ theo luật mà không có bất cứ can thiệp hành chính hay chỉ đạo cá nhân nào.

Cuối cùng, mọi sản phẩm hành chính phải chịu sự đánh giá của người thụ hưởng. Lá phiếu cử tri sẽ có vị thế quan trọng hơn.

Tên cũ vẫn trong ký ức, dù cũng dần quen với tên mới

Có 2 luồng ý kiến về việc chọn tên cho các tỉnh được sáp nhập. 

“Nếu như hợp nhất 2-3 tỉnh mà lấy tên của 1 tỉnh, đồng nghĩa với việc lịch sử hình thành các tỉnh còn lại sẽ dần dần bị lãng quên. Có quê hương thì mới có đất nước”, độc giả Quốc Ngọc góp ý.

“Tránh việc tỉnh thành nào mạnh hơn, giàu hơn thì được chọn tên, nên có sự dung hòa hợp hợp lý”, anh Dương Hoài Thanh nêu ý kiến.

Nhiều độc giả cho rằng cần dung hòa các yếu tố kinh tế, lịch sử, văn hóa để chọn tên tỉnh mới cho phù hợp
Nhiều độc giả cho rằng cần dung hòa các yếu tố kinh tế, lịch sử, văn hóa để chọn tên tỉnh mới cho phù hợp.

Độc giả Nguyễn Trường chia sẻ câu chuyện của địa phương anh: “Còn nhớ năm 2024, nhiều tỉnh thành sáp nhập xã. Khi đó, chính quyền địa phương chọn những cái tên rất hay, rất kêu, nhưng không ăn khớp gì với truyền thống, làng xã, gây dư luận khó hiểu. 

Có huyện 3 xã nhập 1, chính quyền địa phương quyết 'cào bằng' mỗi xã chọn một từ ghép lại với nhau thành cái tên mới không có nghĩa. Tôi hi vọng sau này sáp nhập tỉnh, cơ quan chức năng cần cân nhắc kỹ một cái tên có nghĩa”.

Cũng là chuyện năm 2024, anh Thanh Bạch kể rằng, xã anh thuộc huyện Mê Linh cũng bị sáp nhập và đổi tên mới. Nhưng gần một năm qua, tên cũ vẫn trong ký ức bà con, làng xóm, dù mọi người cũng dần quen với tên mới. Điều quan trọng nhất khi sáp nhập là điều kiện kinh tế - xã hội dân thay đổi.

Đồng quan điểm với anh Thanh Bạch, chị Lê Hoa thẳng thắn: “Tên tỉnh không còn cũng buồn đấy nhưng sáp nhập để tỉnh phát triển hơn thì mất tên cũng đáng để hi sinh”.

“Năm 2008, Hà Tây quê tôi sáp nhập với Hà Nội. Cái tên Hà Tây trước đây vẫn luôn ở trong ký ức các thế hệ, vẫn gây nhớ thương. Nhưng hơn 17 năm qua, cơ sở hạ tầng của quê hương tôi được đầu tư bài bản, chất lượng sống của bà con đổi thay từng ngày. Do vậy, đợt sáp nhập lần này, dù tên tỉnh có thay đổi thì mọi người cũng nên chấp nhận, bỏ tư duy ‘quê anh, quê tôi’, đừng cố giữ rịt cái tên cũ làm gì!”, bạn Võ Hà Minh Hải chia sẻ.

Thẳng thắn hơn, anh Văn Lợi nói: “Tên nào chả được, miễn là đừng ‘hành là chính’, mà phải tạo điều kiện thuận lợi cho người dân. Đến tên nước ngày xưa còn thay đổi qua bao đời vua. Thậm chí, vua Lý Công Uẩn còn dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long (Hà Nội ngày nay)”.

“Tên gọi là cái bên ngoài. Có thể có sự hoài niệm nhưng cái người dân cần là cấp chính quyền (ngoài nhiệm vụ hành chính đơn thuần) thực sự khát khao xây dựng địa phương giàu có, văn minh. Khi đó người dân sẽ vẫn tự hào về nơi mình sinh ra, lớn lên, trưởng thành, quan trọng hơn là được tận hiến”, bạn đọc đúc kết.

Theo vietnamnet Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Chủ tịch tỉnh chọn chủ tịch xã như thế nào khi không còn cấp huyện, sáp nhập xã?

Khi không tổ chức cấp huyện, sáp nhập xã, nếu để chủ tịch cấp tỉnh chỉ định chủ tịch, phó chủ tịch và các ủy viên UBND xã, phường thì đòi hỏi sự công tâm và năng lực lãnh đạo tập thể của tổ chức.
31/03/2025

'Bộ đội Việt Nam sẽ tìm người mất tích ở Myanmar như tìm người thân'

Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ khẳng định bộ đội Việt Nam sẽ tìm kiếm nạn nhân bị vùi lấp sau thảm họa động đất tại Myanmar như tìm kiếm chính người thân của mình.
31/03/2025

Bộ Nội vụ đề xuất cấp huyện chấm dứt hoạt động từ ngày 1/7/2025

Bộ Nội vụ đề xuất chính quyền cấp huyện sẽ chấm dứt thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và dừng hoạt động kể từ ngày 1/7/2025.
31/03/2025

Sắp xếp đơn vị hành chính: Không để xảy ra 'chạy chọt' trong công tác cán bộ

Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng “chạy chọt”, “lợi ích nhóm” trong công tác cán bộ khi sắp xếp bộ máy là một trong những nội dung trọng tâm được Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đưa ra.
26/03/2025

Thủ tướng: Bố trí xong cán bộ chuyên trách dân tộc, tôn giáo tại cơ sở trong tháng 6

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Nội vụ bố trí đảm bảo cơ cấu, số lượng cán bộ chuyên trách làm công tác dân tộc, tôn giáo, nhất là tại cơ sở. Thời hạn hoàn thành trong tháng 6/2025.
25/03/2025

Lấy ý kiến nhân dân trong 1 tháng về sửa Hiến pháp để sắp xếp bộ máy

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết dự kiến việc lấy ý kiến nhân dân sửa Hiến pháp trong 1 tháng, tổng hợp trong 5 ngày và thời gian lấy ý kiến trong tháng 5 tới tháng 6.
24/03/2025

Bộ Nội vụ: Vẫn làm đề án sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, sắp xếp xã theo Kết luận của Bộ Chính trị

Vụ trưởng Chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ cho biết, chỉ tạm dừng đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trước đây. Còn đề án sáp nhập tỉnh, sắp xếp cấp xã, bỏ cấp huyện theo Kết luận 127 của Bộ Chính trị vẫn được thực hiện.
24/03/2025

Giải bài toán nhân sự khi sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, sắp xếp cấp xã

Một trong những vấn đề quan trọng đặt ra khi sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, sắp xếp cấp xã là số lượng cán bộ, công chức cần tinh giản sẽ rất lớn và đòi hỏi đội ngũ ở lại phải có đủ trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
21/03/2025

6 nội dung phải báo cáo Trung ương về sắp xếp bộ máy

Nhiều nội dung liên quan tới kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị sẽ được báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.
20/03/2025

Trước 1/4, báo cáo Trung ương về đề án sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện

Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 yêu cầu tờ trình, đề án sắp xếp tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp phải báo cáo Trung ương trước 1/4.
20/03/2025

Chính phủ dự kiến trình Quốc hội 30 dự án luật, nghị quyết tại kỳ họp thứ 9

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo các cơ quan khẩn trương hoàn thiện các luật, nghị quyết bảo đảm tiến độ, chất lượng. Dự kiến, khoảng 30 dự án luật, nghị quyết sẽ được trình tại kỳ họp thứ 9 của Quốc hội.
20/03/2025

Trợ lý ảo giúp các thẩm phán giảm 30% khối lượng công việc

Hiện nay, trợ lý ảo đã được sử dụng ở tòa án tất cả các cấp và mang lại hiệu quả tốt. Trợ lý ảo có thể hỗ trợ thẩm phán một số nhiệm vụ như tìm bản án, tổng hợp tài liệu, mã hóa bản án; giúp giảm 30% khối lượng công việc.
19/03/2025