CON SỐ ĐÁNG BÁO ĐỘNG: Có tới 17% đối tượng từ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội hình sự

Sáng ngày 4/11/2024, Trung đoàn Cảnh sát cơ động - Công an TP Hà Nội đã phối hợp cùng trường THCS Khương Mai (Hà Nội) tổ chức buổi tuyên truyền pháp luật dành cho học sinh. Sự kiện diễn ra trong không khí phấn khởi, hướng tới Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 9/11, với mục tiêu quan trọng là nâng cao nhận thức về pháp luật và bảo vệ bản thân cho các em học sinh, đặc biệt trong bối cảnh gia tăng tình trạng xâm hại trẻ em hiện nay.

Trẻ em là tương lai của đất nước, là thế hệ sẽ kế tục sự nghiệp xây dựng đất nước của dân tộc. Tuy nhiên, hiện nay do sự phát triển của kinh tế - xã hội, cùng với những mặt tốt của nó thì kéo theo là các tệ nạn xã hội, sự suy đồi đạo đức của một số bộ phận thanh thiếu niên trong đó có cả trẻ em. Tình hình trẻ em vi phạm pháp luật; trẻ em bị xâm hại đặc biệt là xâm hại tình dục ngày càng gia tăng, mức độ nghiêm trọng ngày càng mạnh và tính chất ngày càng phức tạp.

Những con số biết nói

Theo báo cáo tại Hội nghị Sơ kết 2 năm thực hiện Kế hoạch phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em và phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi giai đoạn 2021­-2025 do Bộ Công an tổ chức ngày 07/12/2022, trong thời gian qua (2021-2022), về tình hình tội phạm xâm hại trẻ em trên toàn quốc đã phát hiện 3.748 vụ, với 4.354 đối tượng, xâm hại 3.907 trẻ em. So với cùng kỳ giai đoạn 2019 - 2020 giảm 220 vụ (tương đương 5,5%), 218 trẻ em (tương đương 5,3%). Trong đó, số vụ hiếp dâm trẻ em là 1.193 vụ/1.260 đối tượng/xâm hại 1.218 em; cưỡng dâm trẻ em là 29 vụ/30 đối tượng/xâm hại 29 em; giao cấu với trẻ em là 1.362 vụ/1.369 đối tượng/xâm hại 1.364 em; cố ý gây thương tích với trẻ em là 232 vụ/566 đối tượng/xâm hại 247 em.

Với đối tượng chưa thành niên vi phạm pháp luật, toàn quốc phát hiện 8.227 vụ, với 16.649 đối tượng, trong đó 15.568 đối tượng nam, 1.081 đối tượng nữ. So với cùng kỳ giai đoạn 2019-2020 giảm 200 vụ (8.227/8.427 vụ tương đương 2,4%). Trong đó, giết người là 173 vụ/358 đối tượng; các hành vi liên quan đến xâm hại tình dục là 246 vụ/283 đối tượng; cướp tài sản là 242 vụ/560 đối tượng; cố ý gây thương tích là 1.511 vụ/4.014 đối tượng.

Theo tổng kết sơ bộ của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an), có tới 17% đối tượng từ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội hình sự. Một con số đưa ra khiến nhiều người phải giật mình suy ngẫm. Bởi tỷ lệ trẻ em, trẻ đang trong độ tuổi vị thành niên phạm tội có xu hướng gia tăng và hành động ngày càng liều lĩnh.

Có thể kể đến một số vụ án nổi bật do đối tượng chưa thành niên gây ra, như: Vụ “Thảm án phố Sàn” “Tiệm vàng Ngọc Bích” (Bắc Giang) vào rạng sáng ngày 24/8/2011 gây xôn xao dư luận. Khi sát thủ là Lê Văn Luyện (sinh ngày 18/10/1993) - một thiếu niên liều lĩnh, dám ra tay giết người với hành vi hết sức tàn khốc. Vụ em Lê Thị Hà Trang (15 tuổi, lớp 9, ở huyện Mỹ Đức) đâm chết 01 bạn, đâm trọng thương 01 bạn vì mâu thuẫn cá nhân năm 2012. Vụ hiếp dâm tập thể bạn học lớp 10 ở Triệu Phong, Quảng Trị: 9 học sinh cấp 3 đã chuốc rượu cho bạn nữ say, rồi thay nhau hiếp dâm… Vụ án đã xét xử, với tổng mức án lên đến 49 năm tù giam cho những kẻ gây ra…

Ngoài ra, còn nhiều vụ án mạng kinh hoàng được gây ra bởi những sát thủ tuổi teen khiến người lớn phải giật mình về mức độ dã man. Ở độ tuổi "ăn chưa no, lo chưa tới" nhưng các em đã có những hành vi của tội phạm nguy hiểm.

Theo Điều 74 Bộ Luật Hình sự:  Người chưa thành niên phạm tội chỉ bị phạt tù có thời hạn theo quy định sau đây:

1- Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 3/4 mức phạt tù mà điều luật quy định.

2- Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 1/2 mức phạt tù mà điều luật quy định.

Cùng với đó, tình trạng người chưa thành niên sa vào tệ nạn xã hội cũng hết sức đáng báo động. Theo số liệu của Cục phòng chống tệ nạn xã hội công bố vào tháng 7/2017 cho thấy, có đến 8% số người nghiện ma túy đang ở trong độ tuổi học sinh. Một thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vào năm 2022 cho thấy, 10 - 15% trẻ có dấu hiệu nghiện game. Trong đó, chiếm khoảng 80% là trẻ từ 10 - 15 tuổi. Hay như khảo sát sơ bộ của Bộ Y tế vào năm 2017, ước tính có khoảng 87.000 người bán dâm. Trong đó hơn 50% là người chưa thành niên.

Một trong những vấn đề đáng lo ngại được nêu ra trong buổi tuyên truyền là nguyên nhân khiến trẻ em sa vào tệ nạn xã hội và vi phạm các quy định pháp luật. Trẻ em thường ham chơi, đua đòi, dẫn đến việc thiếu hiểu biết về xã hội và không nhận thức được các nguy cơ xung quanh. Áp lực từ gia đình không hạnh phúc, cùng với việc cha mẹ không quan tâm hoặc nuông chiều con cái, khiến trẻ thiếu sự định hướng và giáo dục cần thiết. Hơn nữa, sự hiếu kỳ muốn tìm hiểu mọi thứ, cộng với tính nhẹ dạ, cả tin, đã tạo điều kiện cho những kẻ xấu dễ dàng dụ dỗ trẻ em. Thêm vào đó, việc chơi bời cùng những nhóm bạn xấu cũng là yếu tố gia tăng nguy cơ trẻ em bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội. Những yếu tố này cần được nhận thức rõ để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả, bảo vệ trẻ em khỏi những cạm bẫy trong xã hội.

Hậu quả của việc xâm hại trẻ em ảnh hưởng tới toàn xã hội

Hậu quả của thực trạng xâm hại trẻ em hiện nay gây ra không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến từng cá nhân mà còn lan rộng ra toàn xã hội. Đối với trẻ em và học sinh, những tổn thương về thể chất và tinh thần là rất nặng nề, với mức độ nghiêm trọng khác nhau. Những nạn nhân thường phải đối mặt với các vấn đề tâm lý, như trầm cảm, lo âu, và rối loạn stress sau chấn thương, ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển toàn diện của các em. Ngay cả những trẻ em trở thành người vi phạm cũng phải gánh chịu hệ lụy, khi hành vi sai trái của mình dẫn đến những vấn đề pháp lý và đạo đức nghiêm trọng.

Đối với nhà trường, thực trạng này làm giảm chất lượng giáo dục và tạo ra môi trường học tập không an toàn, khiến học sinh lo sợ và không tập trung vào việc học. Điều này có thể dẫn đến tỷ lệ bỏ học cao hơn và ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của các em.

Trong gia đình, xâm hại trẻ em gây ra những rạn nứt và xung đột nội bộ, khiến cha mẹ cảm thấy bất lực và có thể dẫn đến sự tan vỡ của gia đình. Hệ lụy này có thể tạo ra một vòng luẩn quẩn, khi trẻ em không được nuôi dưỡng và giáo dục trong môi trường yêu thương và an toàn.

Cuối cùng, đối với xã hội, thực trạng xâm hại trẻ em làm gia tăng tội phạm, bất ổn xã hội và ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia. Một xã hội có tỷ lệ trẻ em bị xâm hại cao sẽ không thể phát triển bền vững, vì tương lai của đất nước phụ thuộc vào thế hệ trẻ khỏe mạnh, an toàn và có tri thức. Do đó, việc nâng cao nhận thức và hành động quyết liệt để bảo vệ trẻ em là trách nhiệm chung của tất cả mọi người trong xã hội.

Giải pháp phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em và phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi 

Để phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em và các vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi, cần thiết phải thực hiện nhiều giải pháp toàn diện và đồng bộ. Trước hết, việc tăng cường sự phối hợp giữa hệ thống chính trị, các cơ quan chức năng, nhà trường và gia đình là vô cùng quan trọng. Sự quan tâm giáo dục trẻ em từ nhiều phía sẽ giúp nâng cao nhận thức và hiểu biết của các em về những vấn đề liên quan đến xâm hại và vi phạm pháp luật.

Một trong những giải pháp cốt lõi là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Điều này giúp trẻ em nhận diện rõ ràng các nguy cơ và mối đe dọa có thể xảy ra, từ đó biết cách phòng tránh và bảo vệ bản thân. Việc nâng cao ý thức về pháp luật sẽ giúp trẻ em hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình trong xã hội.

Thứ hai, cần tăng cường giáo dục giới tính và các kỹ năng sống thiết yếu, giúp trẻ nâng cao khả năng tự bảo vệ và phát triển khả năng miễn nhiễm với các tệ nạn xã hội. Việc này không chỉ giúp các em có ý thức lên án và phê phán các hành vi xấu mà còn trang bị cho các em những kỹ năng cần thiết để đối phó với các tình huống khó khăn trong cuộc sống.

Ngoài ra, cần xây dựng và thực hiện các chương trình can thiệp sớm đối với những trẻ em có nguy cơ cao, bao gồm việc theo dõi và hỗ trợ tâm lý cho những em đã từng là nạn nhân hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Việc này sẽ giúp các em được cứu chữa kịp thời, giảm thiểu nguy cơ tái phạm và xâm hại.

Một giải pháp quan trọng khác là tạo ra sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và toàn xã hội trong việc nuôi dưỡng, quản lý và giáo dục trẻ em. Điều này sẽ tạo ra một môi trường sống, học tập và rèn luyện lành mạnh, giúp các em phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.

Cuối cùng, việc áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với các hành vi xâm hại trẻ em và vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi cũng là một yếu tố đáng lưu tâm. Các cơ quan chức năng cần thực hiện điều tra và xử lý kịp thời các vụ việc, tạo ra một môi trường pháp lý mạnh mẽ và nghiêm minh, góp phần răn đe và ngăn chặn các hành vi sai trái. Tất cả những giải pháp này cần được thực hiện đồng bộ để đảm bảo trẻ em được sống trong một xã hội an toàn và lành mạnh.

Sự hứng khởi khi trao đổi thông tin từ các em học sinh

Mục tiêu của buổi tuyên truyền không chỉ là thông tin, mà còn là trang bị cho các em những kỹ năng cần thiết để bảo vệ bản thân. Đại diện trường THCS Khương Mai và đại diện Trung đoàn CSCĐ đã hướng dẫn các em cách nhận diện những tình huống nguy hiểm, từ đó tự tin hơn trong việc đối phó với những kẻ xấu có thể xâm hại. Thượng úy Lê Văn Ba chia sẻ: “Các em cần phải hiểu rõ rằng việc bảo vệ bản thân là một quyền lợi và trách nhiệm. Nếu một tình huống nào đó khiến các em cảm thấy không an toàn, hãy lập tức tìm kiếm sự giúp đỡ.” Ông cũng khuyến khích các em tạo dựng mối quan hệ tốt với gia đình và thầy cô, để có thể chia sẻ những nỗi lo và khó khăn trong cuộc sống.

Sau phần tuyên truyền, buổi giao lưu đã diễn ra rất sôi nổi. Các em học sinh đã hăng hái đặt câu hỏi về các tệ nạn xã hội như bạo lực học đường, gian lận thi cử, và nghiện game. Ban tổ chức đã khéo léo dẫn dắt các em thảo luận về những tình huống thực tế mà các em có thể gặp phải trong đời sống hàng ngày.

Bên cạnh việc học tập, các em cần luôn cảnh giác với môi trường xung quanh. Hãy biết cách nói không với những lời dụ dỗ, và luôn tìm kiếm sự hỗ trợ từ người lớn khi cần.

Chương trình khép lại với những phần quà ý nghĩa dành cho những học sinh tích cực tham gia thảo luận. Ban tổ chức hy vọng rằng những kiến thức được trang bị trong buổi tuyên truyền sẽ giúp các em tự bảo vệ mình và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.

Buổi tuyên truyền không chỉ nhằm trang bị kiến thức pháp luật cơ bản mà còn góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm xã hội cho học sinh. Với sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và các cơ quan chức năng, hy vọng rằng thế hệ trẻ sẽ được bảo vệ tốt hơn, đồng thời xây dựng một xã hội an toàn và lành mạnh trong tương lai. Trẻ em cần được nuôi dưỡng trong môi trường an toàn và yêu thương, nơi mà các em có thể phát triển toàn diện mà không lo sợ về những nguy cơ xung quanh.

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Hà Nội: UBND Thị trấn Quang Minh (Mê Linh) phát động phong trào thi đua “Sáng – Xanh - Sạch – Đẹp”

Sáng ngày 11/01/2025, Đảng ủy – HĐND - UBND và Ủy ban MTTQ thị trấn Quang Minh (huyện Mê Linh, Hà Nội) đã long trọng tổ chức lễ phát động ra quân triển khai thực hiện tổng vệ sinh môi trường trên địa bàn.
11/01/2025

Công bố Quy hoạch chung Tà Xùa - Kỳ vọng đổi đời của đồng bào H'Mông Tây Bắc

Ngày 3/1/2025, tại huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La đã diễn ra lễ công bố Quy hoạch chung du lịch Tà Xùa - dự án quy hoạch đầu tiên ở độ cao 1.600m được thực hiện bởi người Việt Nam. Lễ công bố có sự tham gia của Đại diện Viện Khoa học Chính sách & Pháp luật. Quy hoạch do Sở Xây Dựng tỉnh Sơn La chủ trì, kết hợp cùng các đơn vị tư vấn để quy hoạch chung cho du lịch Tà Xùa.
03/01/2025

Nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới thông qua "Dự án 8"

Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì là một sáng kiến quan trọng nhằm nâng cao bình đẳng giới, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là trong các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
28/12/2024

Bình đẳng giới trong gia đình: Hành trình cùng nhau xây dựng một xã hội công bằng

Bình đẳng giới là một khái niệm quan trọng, không chỉ nhằm nâng cao quyền lợi cho phụ nữ mà còn tạo ra một môi trường công bằng cho cả nam và nữ. Hành trình hướng tới bình đẳng giới không phải là cuộc chiến chống lại đàn ông hay giành quyền cho phụ nữ, mà là một sự hợp tác, nơi cả hai giới cùng nhau tháo gỡ những rào cản vô hình và phá bỏ những khuôn mẫu sai lệch.
28/12/2024

Bình đẳng giới và hạnh phúc gia đình

Bình đẳng giới và hạnh phúc gia đình là hai khái niệm có mối quan hệ chặt chẽ, ảnh hưởng lẫn nhau trong việc xây dựng một xã hội công bằng và hạnh phúc. Trong bối cảnh hiện nay, các vấn đề liên quan đến bình đẳng giới ngày càng thu hút sự chú ý của xã hội, đặc biệt là trong môi trường gia đình. Tuy nhiên, định kiến giới và tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại khá phổ biến, gây ra nhiều hệ lụy cho sự phát triển của gia đình và xã hội. Bài viết này sẽ phân tích những biểu hiện của định kiến giới trong gia đình, tác động của nó đến hạnh phúc gia đình, và các quy định pháp luật liên quan đến bình đẳng giới.
27/12/2024

Những điều cần biết về giáo dục bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trong gia đình

Trong bối cảnh xã hội hiện đại, bạo lực gia đình đã trở thành một vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của cộng đồng và gia đình. Để giải quyết tình trạng này, giáo dục về phòng, chống bạo lực gia đình không chỉ cần thiết mà còn phải bảo đảm yêu cầu về bình đẳng giới theo quy định của pháp luật. Bài viết này sẽ phân tích các quy định của pháp luật liên quan đến giáo dục phòng, chống bạo lực gia đình, đồng thời làm rõ vai trò của bình đẳng giới trong nội dung giáo dục này.
27/12/2024

Trách nhiệm của gia đình trong việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới theo quy định pháp luật

Luật Bình đẳng giới 2006 là một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới tại Việt Nam. Căn cứ vào các điều khoản của luật, gia đình có trách nhiệm lớn trong việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới. Bài viết này sẽ phân tích các quy định cụ thể trong Luật Bình đẳng giới 2006 liên quan đến vai trò và trách nhiệm của gia đình trong việc thực hiện bình đẳng giới.
27/12/2024

Bạo lực gia đình với nam giới ngày càng gia tăng: Nguyên nhân và giải pháp để đảm bảo bình đẳng giới

Theo báo cáo tóm tắt của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung về kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023 tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, tình trạng bạo lực gia đình đối với nam giới đang có dấu hiệu gia tăng.
26/12/2024

Báo động tình trạng bất bình đẳng giới trong gia đình: Việt Nam có thể thừa 1,5 triệu nam giới vào năm 2034

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, Việt Nam đang đối diện với một thách thức nghiêm trọng về bất bình đẳng giới, khi dự báo đến năm 2034, nước ta sẽ dư thừa 1,5 triệu nam giới, và con số này có thể tăng lên 2,5 triệu vào năm 2039.
26/12/2024

Trọng trách "trụ cột" trong gia đình của đàn ông và vấn đề bình đẳng giới

Trong xã hội Việt Nam, quan niệm "đàn ông là trụ cột trong gia đình" đã ăn sâu vào tiềm thức của nhiều thế hệ. Điều này tạo ra rào cản về vấn đề bình đẳng giới trong gia đình.
26/12/2024

Vấn đề bình đẳng giới trong các gia đình truyền thống tại Việt Nam

Gia đình truyền thống Việt Nam thường có nhiều thế hệ cùng chung sống, tạo thành một cấu trúc xã hội phức tạp.
25/12/2024

Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới theo quy định của pháp luật hiện hành và kiến nghị hoàn thiện

Bình đẳng giới là khái niệm quan trọng, thể hiện sự công nhận và bảo đảm các quyền con người cho cả nam và nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình mà không phân biệt đối xử dựa trên giới tính, xu hướng tính dục hay bản dạng giới.
25/12/2024