Số phận của Bắc Yên cũng gặp nhiều “ ngăn sông” cấm chợ, khi bị chia tách thường xuyên. Theo lịch sử của Huyện: Huyện Bắc Yên được thành lập ngày 20 tháng 10 năm 1964 trên cơ sở tách ra từ huyện Phù Yên, khi đó gồm có 8 xã: Chim Vàn, Hang Chú, Làng Chếu, Pắc Ngà, Phiêng Ban, Song Pe, Tà Xùa, Xím Vàng. Ngày 27 tháng 12 năm 1975, sau khi giải tán Khu tự trị Tây Bắc, huyện Bắc Yên lại chuyển về tỉnh Sơn La quản lý. Ngày 16 tháng 1 năm 1979, chia xã Phiêng Ban thành hai xã lấy tên là xã Hồng Ngài và xã Phiêng Ban. Ngày 13 tháng 3 năm 1979, sáp nhập các xã Tạ Khoa, Chiềng Sại, Mường Khoa và Phiêng Côn của huyện Yên Châu vào huyện Bắc Yên. Ngày 20 tháng 8 năm 1999, thành lập thị trấn Bắc Yên - thị trấn huyện lỵ huyện Bắc Yên - trên cơ sở 892 ha diện tích tự nhiên và 4.240 nhân khẩu của xã Phiêng Ban. Ngày 17 tháng 4 năm 2008, thành lập xã Háng Đồng trên cơ sở điều chỉnh 13.108 ha diện tích tự nhiên và 2.017 nhân khẩu của xã Tà Xùa; thành lập xã Hua Nhàn trên cơ sở điều chỉnh 3.536 ha diện tích tự nhiên và 1.798 nhân khẩu của xã Tạ Khoa; 2.321 ha diện tích tự nhiên và 1.259 nhân khẩu của xã Mường Khoa.
Huyện Bắc Yên luôn nằm trong những huyện nghèo nhất của Sơn La trong thập kỉ trước, cái nghèo cái đói bủa vây nơi quê hương của A Phủ, trên con đường đánh pháp huyền thoại của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Cái nghèo nó ám vào vùng quê nghèo này, đến nỗi, người đồng bào ở đây, trước những năm 2000 chỉ biết sống nhờ cây thuốc phiện, thổ phỉ, một nền nông nghiệp tự cung tự cấp. Những con đường độc đạo, chỉ có đường vào mà không có lối ra, những vách núi treo leo như thử thách lòng kiên trì cùng cực của đồng bào nơi đây. Khó khăn, nghèo đói, và nhiều tệ nạn là những thứ bao trùm đất Bắc Yên những thập kỉ trước.
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
Từ một vùng đất hoang vu hẻo lánh, chỉ có đồi núi, cao nguyên sừng sừng, những thuở ruộng thẳng đứng, thì ngày nay có một Bắc Yên thay da đổi thịt trong thời kỳ mới, vận hội mới. Ánh đèn điện đã trải trên những cung đường Bắc Yên, những thuở rộng thẳng đứng được đắp lên mình chiếc Bậc Thang, những đồi Mân Xôi được hiện ra trong cảnh sắc nơi đây. Du khách khắp nơi, đã tìm đến Bắc Yên như một điểm đến không thể bỏ qua khi qua miền Tây Bắc.
Những cánh đồng ruộng Bậc Thang
Công đầu tiên là nhờ tập thể lãnh đạo của chính quyền huyện Bắc Yên, những người lãnh đạo có tâm có tầm đã đến với vùng đất này, quyết “ Đập đá thành cơm”, những cánh đồng ma túy từng gây khiếp vìa một vùng được thay thế bằng những cây táo mèo nổi tiếng khắp cả nước, những cây dại được thay thế bằng cây đào phai nở quyến rũ một vùng Tây Bắc.
Cùng sự nỗ lực và tìm kiếm hướng phát triển kinh tế cho cả vùng, chính quyền huyện Bắc Yên không ngừng giao lưu học hỏi để tìm hướng phát triển sáng tạo cho mảnh đất nghèo Bắc Yên. Tập thể lãnh đạo của huyện Bắc Yên đều đoàn kết tâm huyết đưa kinh tế địa phương đi lên, trở thành một huyện thoát nghèo của tỉnh Sơn La và của cả Nước, sự chung tay từ các cấp chính quyền địa phương đã thu hút được các doanh nghiệp đến phát triển kinh tế tại đây bền vững.
Những lá chè thương phẩm Tà Xùa đã được doanh nghiệp đến thu mua tại vườn lên đến 150,000 Nghìn/ kg chè tươi. Đồng bào của 7 dân tộc anh em ở đây bắt đầu một cuốc sống định cư thay vì du canh du cư như trước, và biết làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.
Cùng với tinh thần cầu thị, và sự chỉ đạo kịp thời của tập thể chính quyền, huyện Bắc Yên đã không để lỡ cơ hội phát triển kinh tế xanh cho địa phương. Trong 5 năm gần đây, chính quyền huyện Bắc Yên đã coi du lịch sinh thái là hướng đi trọng điểm của cả Huyện, và lựa chọn hướng chuyển đổi số để bà con địa phương tiếp cận với du khách trong và ngoài nước, theo phương châm đi tắt đón đầu.
Song song với tinh thần cầu thị, huyện cũng tạo nhiều chuyên đề, cuộc họp, đối thoại với người làm du lịch, với doanh nghiệp, với người dân để lắng nghe và hỗ trợ với mục tiêu: Chung tay phát vì sự phát triển du lịch Bắc Yên.
Những sắc ngọt trong sắc màu không mây tại Bắc Yên
Ngày nay, trong ký ức của nhiều du khách đến với du lịch Bắc Yên là những con đường độc đạo, nguy hiểm, những ổ gà, ổ trâu, ổ bò, những con đường không có ánh điện, một vùng đất gần như từ chối sự phát triển của “Văn Minh”, thì ngày nay, Bắc Yên đã thay da đổi thịt, những con đường ô voi ổ trâu được thay dần sang những con đường nhựa và bê tông để du khách thuận tiện du lịch, những cột đèn điện đã được chiếu sáng những vùng du lịch trong tâm.
Tập thể lãnh đạo huyện Bắc Yên luôn đoàn kết cùng nhau phát triển kinh tế địa phương
Để làm được việc này, huyện Bắc Yên đã tập hợp được những lãnh đạo có tâm, am hiểu về địa phương này sâu sắc như đồng chí: Mùi Thị Hiền, Bí thư Huyện ủy Bắc Yên , đồng chí Lê Văn Kỳ Chủ tịch UBND huyện Bắc Yên, đồng chí Đỗ Văn Xiêm Trưởng ban chỉ đạo du lịch, phó Bí thư huyện ủy Bắc Yên, Chủ tịch HĐND huyện. Điểm chung của tập thể lãnh đạo nơi đây, là những người hệ thế 7X, điển hình cho một tập thể lãnh đạo: Nói đi đôi với làm.
Dẫu rằng, trong quá trình phát triển kinh tế du lịch của huyện vùng cao như Bắc Yên – Sơn La còn nhiều khó khăn phía trước, và sẽ còn nhiều bất cập vì nhiều đồng bào, sắc tốc sinh sống trên một địa phương. Nhưng người dân Bắc Yên có quyền hi vọng về một đội ngũ lãnh đạo có tâm và có tầm để phát triển kinh tế tại đây đúng hướng trong tương lai.
Bạch Hạc/Ttvn.vn