Chủ tịch Quốc hội: Kiện toàn các chức danh để bộ máy mới hoạt động hiệu quả

Quốc hội sẽ tiến hành một số nội dung về công tác nhân sự thuộc thẩm quyền. Chủ tịch Quốc hội cho biết, việc kiện toàn các chức danh để bảo đảm tổ chức bộ máy mới hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Sáng 12/2, Quốc hội khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ 9, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, kỳ họp có ý nghĩa rất quan trọng, khẩn trương xem xét, quyết định nhiều vấn đề cấp bách phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, đáp ứng yêu cầu rất cao của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, đây là vấn đề đang nhận được sự đồng tình, ủng hộ rất cao của cán bộ, đảng viên và nhân dân, cũng là tạo tiền đề về công tác tổ chức, cán bộ tại Đại hội lần thứ 14 của Đảng; bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 16 và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031.

Các đại biểu tham dự kỳ họp. Ảnh: Phạm Thắng
Các đại biểu tham dự kỳ họp. Ảnh: Phạm Thắng

Quốc hội sẽ xem xét, quyết định, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách, tạo đột phá để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát huy nguồn lực, kiến tạo không gian phát triển mới, nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu Đại hội lần thứ 13 của Đảng đã đề ra.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, tại phiên họp trù bị, các đại biểu Quốc hội đã thống nhất rất cao, biểu quyết thông qua nội dung, chương trình kỳ họp. Quốc hội sẽ làm việc trong 6,5 ngày.

Quốc hội xem xét, quyết định các luật, nghị quyết có tính nền tảng để thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, kịp thời cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết của Trung ương Đảng về thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm các cơ quan, tổ chức, đơn vị sau sắp xếp, kiện toàn thực sự được "nâng cấp, nâng tầm, chất lượng tốt hơn, hiệu quả cao hơn".

Ngoài ra, mục tiêu còn nhằm giảm đầu mối, xóa bỏ cấp trung gian, phân định rõ ràng, rành mạch phạm vi, nhiệm vụ, thẩm quyền các cơ quan theo hiến định; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, thực hiện phương pháp "quản lý theo kết quả", chuyển mạnh từ "tiền kiểm" sang "hậu kiểm" gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc. Ảnh: Phạm Thắng
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc. Ảnh: Phạm Thắng

Tại kỳ họp, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 4 dự án luật và 5 dự thảo nghị quyết để thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy của Quốc hội, Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15.

Theo Chủ tịch Quốc hội, việc xem xét, thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) có ý nghĩa quan trọng, vai trò là nền tảng, tạo hành lang pháp lý cho việc xây dựng và tổ chức thi hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

Dự thảo luật được nghiên cứu, sửa đổi toàn diện, với những thay đổi lớn, giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra, theo đúng tinh thần Kết luận số 119 ngày 20/1 của Bộ Chính trị về định hướng đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật.

Theo đó, hạn chế tối đa các quy trình, thủ tục không cần thiết; phân định rõ thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan trong hệ thống chính trị; phát huy sự năng động, sáng tạo gắn với vai trò, trách nhiệm, tăng cường kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm chính.

Chính phủ và các cơ quan trình dự án luật chịu trách nhiệm đến cùng đối với dự án luật do cơ quan mình trình; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, đồng bộ, kịp thời trong xây dựng chính sách, pháp luật giữa Quốc hội và Chính phủ, giữa các bộ, ngành và giữa Trung ương với địa phương.

Việc này phải bảo đảm đồng bộ, thống nhất, phù hợp với những thay đổi trong cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan sau khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy; tạo khung khổ pháp lý kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, bất cập về thể chế đã được xác định là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Thể chế trở thành “đột phá của đột phá”, khơi thông các nguồn lực để đất nước phát triển nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 7 Nghị quyết nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và các cơ chế, chính sách đặc thù đối với một số dự án, công trình...

Kỳ họp bất thường lần thứ 9. Ảnh: Phạm Thắng
Kỳ họp bất thường lần thứ 9. Ảnh: Phạm Thắng

Quốc hội sẽ tiến hành một số nội dung về công tác nhân sự, kiện toàn các chức danh để bảo đảm tổ chức bộ máy mới hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn tới.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu Quốc hội phát huy dân chủ, trên tinh thần "hiệu quả công việc là trên hết", cùng với kinh nghiệm thực tiễn công tác và thực tiễn địa phương, cơ sở sẽ phản ánh, góp ý chân thành, thẳng thắn, chất lượng để toàn bộ các nội dung được xem xét, thông qua với sự thống nhất, đồng thuận cao nhất, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và nhiệm vụ chính trị, đáp ứng tốt nhất sự mong đợi của cử tri và nhân dân.

Theo Vietnamnet Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Nghiên cứu sáp nhập một số tỉnh thành

Đảng ủy Chính phủ nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, bỏ cấp huyện và sắp xếp cấp xã phù hợp với mô hình tổ chức mới.
19/02/2025

Quốc hội chốt duy trì HĐND cấp quận, phường

Theo Luật vừa thông qua, chính quyền địa phương cấp tỉnh, huyện và xã có HĐND và UBND, trừ một số đơn vị hành chính cụ thể do Quốc hội quyết định.
19/02/2025

Ông Mai Văn Chính và Nguyễn Chí Dũng làm Phó thủ tướng

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng và Trưởng ban Dân vận Trung ương Mai Văn Chính được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm Phó thủ tướng nhiệm kỳ 2021-2026.
18/02/2025

Ông Nguyễn Mạnh Hùng giữ chức Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Bộ trưởng Bộ TT&TT được Quốc hội phê chuẩn làm Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, đây là Bộ mới được thành lập trên cơ sở hợp nhất Bộ KH&CN (cũ) và Bộ TT&TT.
18/02/2025

Kiện toàn nhân sự Chính phủ, Quốc hội sau sắp xếp bộ máy

Sáng 18/2, Quốc hội bắt đầu quy trình kiện toàn nhân sự sau khi biểu quyết thông qua cơ cấu thành viên Chính phủ, Thường vụ Quốc hội.
18/02/2025

Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt làm Phó trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương

Ông Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ, được Bộ Chính trị điều động, phân công, bổ nhiệm giữ chức Phó trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương.
17/02/2025

Trình Quốc hội điều chỉnh cơ cấu Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Ngày 17/2, Quốc hội bắt đầu quy trình xem xét cơ cấu tổ chức và số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 sau khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy.
17/02/2025

Bộ Quốc phòng sáp nhập Tổng cục Hậu cần và Tổng cục Kỹ thuật

Sáng 5/2, Bộ Quốc phòng công bố quyết định của Bộ trưởng sáp nhập Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật và tổ chức lại thành Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật.
05/02/2025

Chính phủ đề nghị thành lập 6 bộ mới trên cơ sở sắp xếp, hợp nhất 11 bộ ngành

Trên cơ sở sắp xếp, hợp nhất các bộ ngành, dự kiến cơ cấu tổ chức Chính phủ nhiệm kỳ khóa 15 gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ; trong đó có 6 bộ mới, giữ nguyên 8 bộ và 3 cơ quan ngang bộ.
05/02/2025

Lập 4 Đảng bộ trực thuộc Trung ương

Sáng 3/2, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì hội nghị công bố các quyết định của Bộ Chính trị về việc thành lập, chỉ định nhân sự 4 Đảng bộ trực thuộc Trung ương và 3 cơ quan Đảng ở Trung ương.
04/02/2025

RẠNG RỠ VIỆT NAM

Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết với tiêu đề "RẠNG RỠ VIỆT NAM".
03/02/2025

95 năm thành lập và những dấu ấn nổi bật của Đảng Cộng sản Việt Nam

Năm 2025, Đảng Cộng sản Việt Nam tròn 95 tuổi. Với 95 mùa Xuân lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng đã tạo nên những dấu ấn nổi bật trong tiến trình lịch sử phát triển của đất nước.
03/02/2025