Chủ tịch nước: Siết quy định sử dụng dao để xây dựng xã hội an toàn

Chủ tịch nước Tô Lâm cho rằng siết quy định về sử dụng dao từ 20 cm hoặc được hoán cải nhằm ngăn chặn tội phạm, xây dựng xã hội an toàn.

Chiều 24/5, Quốc hội thảo luận tổ về dự thảo Luật Quản lý vũ khí và vật liệu nổ sửa đổi. Dự thảo bổ sung "dao có tính sát thương cao" vào nhóm vũ khí thô sơ. Đó là những con dao sắc hoặc nhọn có chiều dài lưỡi dao từ 20 cm hoặc được hoán cải, lắp ráp để có công năng, tác dụng tương tự dao có tính sát thương cao.

Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khi sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu dao có tính sát thương cao phải khai báo về số lượng, chủng loại, nhãn hiệu, tên cơ sở sản xuất với công an xã, phường, thị trấn sở tại. Theo Bộ Công an, đề xuất này nhằm quản lý chặt chẽ, không để tội phạm lợi dụng để thực hiện hành vi phạm tội.

Chủ tịch nước Tô Lâm, nguyên Bộ trưởng Công an, nói hiện nay phần lớn vụ việc về gây rối trật tự hoặc cố ý gây thương tích đều có hung khí là dao. Trong khi đó, pháp luật chưa có thiết chế quản lý chặt chẽ nên xử lý rất khó. "Dao có vai trò quan trọng phục vụ đời sống dân sinh, nhưng có trường hợp đi hàng chục người, xe nào cũng mang dao, mã tấu để trong cốp, có loại hàn để cán dài ra thì không thể nói là tôi đi phục vụ sản xuất được", Chủ tịch nước nói.

Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại phiên họp tổ chiều 24/5. Video: Truyền hình Quốc hội

Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại phiên họp tổ chiều 24/5. Video: Truyền hình Quốc hội

Theo ông, hành vi sử dụng dao như trên bị nghiêm cấm vì thể hiện ý định đe dọa, cướp giật và nhiều hành vi vi phạm pháp luật khác. "Siết chặt quy định sử dụng dao nhằm xây dựng xã hội an toàn", ông nói, cho rằng luật sẽ chỉ điều chỉnh hành vi sử dụng dao không đúng mục đích. Trách nhiệm của Bộ Công an là giải thích rõ để người dân hiểu, tuân thủ và xử lý nghiêm những người cố tình vi phạm.

Ông đề nghị Bộ Công an tiếp tục hoàn thiện nội dung này tại dự thảo, tiếp thu ý kiến đại biểu để hoàn chỉnh từng bước, đưa luật pháp dần sát thực tiễn. Nội dung nào còn sơ hở, cơ quan soạn thảo và thẩm tra tiếp tục hoàn thiện.

Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an TP Hà Nội, cho rằng việc quy định dao sát thương cao là vũ khí thô sơ xuất phát từ thực tiễn quản lý trật tự tại thủ đô. Cụ thể, cứ vào ngày cuối tuần, ngày lễ, thanh niên ở các khu vực cửa ngõ Thủ đô, kể cả các tỉnh lân cận mới 15-16 tuổi đã rú ga, nẹt pô mang theo dao, kiếm, phóng lợn, kéo lê trên đường nhưng cơ quan chức năng rất khó xử lý.

"Theo quy định hiện tại, những người này chỉ bị xử tội gây rối trật tự với điều kiện trước đó đã bị xử phạt vi phạm hành chính. Nếu bổ sung như dự thảo luật lần này, công an sẽ đủ cơ sở xử lý với các đối tượng ở độ tuổi đó", Giám đốc Công an TP Hà Nội nói.

Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an TP Hà Nội. Ảnh: Media Quốc hội

Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an TP Hà Nội. Ảnh: Media Quốc hội

Trong khi đó, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy lại băn khoăn về quy định phải khai báo khi sản xuất, kinh doanh dao dài trên 20 cm. Nguyên nhân là các loại dao có mô tả tương tự như trong dự thảo "rất thông thường mà bếp nhà ai cũng có".

Bà cho rằng chỉ nên coi dao là vũ khí khi được sử dụng để gây thương tích. "Nếu dao do cơ sở sản xuất ra mà bị sử dụng làm vũ khí thì cơ sở này có phải chịu trách nhiệm không", đại biểu Thủy đặt vấn đề.

Dẫn báo cáo của Bộ Công an, bà Thủy cho biết cả nước có đến 12 làng nghề sản xuất dao, chưa kể cơ sở công nghiệp với 12.300 cơ sở, hộ kinh doanh, 22.000 người tham gia. Nếu cơ quan chức năng bắt thực hiện quy định khai báo, thì khối lượng công việc hành chính rất lớn, tạo thêm các thủ tục cho người dân, doanh nghiệp, hao tốn kinh phí xã hội. Bà đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc quy định này.

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua dự án Luật Quản lý vũ khí và vật liệu nổ sửa đổi vào ngày bế mạc kỳ họp 7, 28/6.

Theo Vnexpress Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với 34 tỉnh thành và hơn 3.300 xã, phường, đặc khu

Chiều 3/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương tháng 6/2025.
04/07/2025

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6: Nhiều vấn đề thời sự được làm rõ

Tình hình triển khai tổ chức chính quyền địa phương hai cấp, việc thực hiện các thủ tục hành chính, vấn đề tăng trưởng tín dụng, kết quả đấu tranh với hàng giả, hàng nhái, việc đào tạo nhân lực cho những ngành công nghệ cao... là những nội dung nổi bật được báo chí quan tâm tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6 chiều 03/7.
04/07/2025

Các thứ trưởng luân chuyển về địa phương trưởng thành như thế nào?

Trong các thứ trưởng được luân chuyển về địa phương thời gian qua, có nhiều người tiếp tục ở lại tỉnh, thành hoặc chuyển qua địa phương khác với những vị trí quan trọng; có một số thứ trưởng quay trở lại Trung ương chuẩn bị cho một hành trình mới.
03/07/2025

Những việc cán bộ, công chức không được làm từ tháng 7

Quốc hội quy định 6 nhóm việc cán bộ, công chức không được làm, trong đó có phát tán thông tin sai sự thật, lợi dụng mạng xã hội gây ảnh hưởng tiêu cực đến cơ quan, địa phương.
03/07/2025

Triệt để xử lý các vấn đề về quản lý bệnh viện

Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho rằng, Bộ Y tế cần triệt để xử lý các vấn đề về quản lý bệnh viện, chuẩn hóa các quy trình cơ bản về khám chữa bệnh, quản lý dược, vệ sinh an toàn thực phẩm…
03/07/2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Quân chính toàn quân 6 tháng đầu năm

Chiều 2/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị Quân chính toàn quân 6 tháng đầu năm 2025 do Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức.
03/07/2025

Tổng Bí thư Tô Lâm: Không có chuyển đổi số, mô hình hành chính hai cấp sẽ không thể vận hành hiệu quả

Tổng Bí thư nhấn mạnh chuyển đổi số chính là hệ thần kinh trung ương, là cầu nối "sống còn" giữa tỉnh và xã; là bộ não dữ liệu để tổng hợp, phân tích, cảnh báo sớm tình hình, không để xảy ra vùng trũng thông tin.
03/07/2025

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump điện đàm

20h ngày 2/7 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và đàm phán về thuế đối ứng giữa hai nước.
03/07/2025

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 15 luật, 1 pháp lệnh vừa được thông qua

Sáng 3/7, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật, pháp lệnh đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV thông qua.
03/07/2025

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Làm mới lại hợp tác quốc tế là yêu cầu cấp thiết để đạt các mục tiêu phát triển

Phát biểu dẫn đề tại Phiên thảo luận bàn tròn với chủ đề "Làm mới hợp tác phát triển quốc tế" trong khuôn khổ Hội nghị quốc tế lần thứ tư về tài chính cho phát triển tại Seville, Tây Ban Nha, chiều 1/7, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh: Làm mới lại hợp tác phát triển quốc tế không chỉ là một lựa chọn mà là yêu cầu cấp thiết để đạt được các mục tiêu phát triển.
02/07/2025

Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ cho ý kiến về phương án sửa đổi, bổ sung 3 luật quan trọng

Ngày 1/7, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ về một số nội dung quan trọng, trong đó có các phương án sửa đổi, bổ sung 3 luật quan trọng để chuẩn bị báo cáo cấp có thẩm quyền.
02/07/2025

Tạo chuyển biến thực chất, mạnh mẽ trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, Nghị quyết 57 là Nghị quyết có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững của đất nước trong giai đoạn mới, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta đang nỗ lực hoàn thành các mục tiêu của nhiệm kỳ và mô hình chính quyền địa phương hai cấp đã chính thức vận hành tại 34 tỉnh, thành phố từ ngày 1/7/2025.
02/07/2025