CHÍNH THỨC: Cả nước có 34 tỉnh thành sau sáp nhập

Sau khi Quốc hội thông qua, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố; trong đó có 19 tỉnh và 4 thành phố hình thành sau sắp xếp.

Toàn cảnh phiên họp Quốc hội sáng 12/6

Sáng 12/6, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025 với tỷ lệ 461/465 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày được thông qua.

Các cơ quan theo thẩm quyền khẩn trương thực hiện các công tác chuẩn bị cần thiết bảo đảm để chính quyền địa phương ở các tỉnh, thành phố hình thành sau sắp xếp quy định tại Điều 1 của Nghị quyết này chính thức hoạt động từ ngày 1 tháng 7 năm 2025.

Chính quyền địa phương ở các tỉnh, thành phố trước sắp xếp tiếp tục hoạt động cho đến khi chính quyền địa phương ở tỉnh, thành phố hình thành sau sắp xếp chính thức hoạt động.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố; trong đó có 19 tỉnh và 4 thành phố hình thành sau sắp xếp quy định tại Điều 1 của Nghị quyết này và 11 tỉnh, thành phố không thực hiện sắp xếp là các tỉnh: Cao Bằng, Điện Biên, Hà Tĩnh, Lai Châu, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Sơn La và thành phố Hà Nội, thành phố Huế.

Theo dự thảo Nghị quyết, 23 tỉnh thành mới sau sáp nhập gồm:

1. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Tuyên Quang. Sau khi sắp xếp, tỉnh Tuyên Quang có diện tích tự nhiên là 13.795,50 km2, quy mô dân số là 1.865.270 người.

Tỉnh Tuyên Quang giáp các tỉnh Cao Bằng, Lào Cai, Phú Thọ, Thái Nguyên và nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.

2. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Yên Bái và tỉnh Lào Cai thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Lào Cai. Sau khi sắp xếp, tỉnh Lào Cai có diện tích tự nhiên là 13.256,92 km2, quy mô dân số là 1.778.785 người.

Tỉnh Lào Cai giáp các tỉnh Lai Châu, Phú Thọ, Sơn La, Tuyên Quang và nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.

3. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Thái Nguyên. Sau khi sắp xếp, tỉnh Thái Nguyên có diện tích tự nhiên là 8.375,21 km2, quy mô dân số là 1.799.489 người.

Tỉnh Thái Nguyên giáp các tỉnh Bắc Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Tuyên Quang và thành phố Hà Nội.

4. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Hòa Bình và tỉnh Phú Thọ thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Phú Thọ. Sau khi sắp xếp, tỉnh Phú Thọ có diện tích tự nhiên là 9.361,38 km², quy mô dân số là 4.022.638 người.

Tỉnh Phú Thọ giáp các tỉnh Lào Cai, Ninh Bình, Sơn La, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Tuyên Quang và thành phố Hà Nội.

5. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh thành tỉnh mới có tên gọi là Bắc Ninh. Sau khi sắp xếp, tỉnh Bắc Ninh có diện tích tự nhiên là 4.718,6 km2, quy mô dân số là 3.619.433 người.

Tỉnh Bắc Ninh giáp các tỉnh Hưng Yên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Nguyên, thành phố Hải Phòng và thành phố Hà Nội.

6. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Thái Bình và tỉnh Hưng Yên thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Hưng Yên. Sau khi sắp xếp, tỉnh Hưng Yên có diện tích tự nhiên là 2.514,81 km2, quy mô dân số là 3.567.943 người.

Tỉnh Hưng Yên giáp tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Ninh Bình, thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng và Biển Đông.

7. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thành phố Hải Phòng và tỉnh Hải Dương thành thành phố mới có tên gọi là thành phố Hải Phòng. Sau khi sắp xếp, thành phố Hải Phòng có diện tích tự nhiên là 3.194,72 km2, quy mô dân số là 4.664.124 người.

Thành phố Hải Phòng giáp các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Quảng Ninh và Biển Đông.

8. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Hà Nam, tỉnh Nam Định và tỉnh Ninh Bình thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Ninh Bình. Sau khi sắp xếp, tỉnh Ninh Bình có diện tích tự nhiên là 3.942,62 km2, quy mô dân số là 4.412.264 người.

Tỉnh Ninh Bình giáp các tỉnh Hưng Yên, Phú Thọ, Thanh Hoá, thành phố Hà Nội và Biển Đông.

9. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Quảng Trị. Sau khi sắp xếp, tỉnh Quảng Trị có diện tích tự nhiên là 12.700 km2, quy mô dân số là 1.870.845 người.

Tỉnh Quảng Trị giáp tỉnh Hà Tĩnh, thành phố Huế, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và Biển Đông.

10. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam thành thành phố mới có tên gọi là thành phố Đà Nẵng. Sau khi sắp xếp, thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 11.859,59 km2, quy mô dân số là 3.065.628 người.

Thành phố Đà Nẵng giáp tỉnh Quảng Ngãi, thành phố Huế, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và Biển Đông

11. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Quảng Ngãi. Sau khi sắp xếp, tỉnh Quảng Ngãi có diện tích tự nhiên là 14.832,55 km2, quy mô dân số là 2.161.755 người.

Tỉnh Quảng Ngãi giáp tỉnh Gia Lai, thành phố Đà Nẵng, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, Vương quốc Campuchia và Biển Đông.

12. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Bình Định và tỉnh Gia Lai thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Gia Lai. Sau khi sắp xếp, tỉnh Gia Lai có diện tích tự nhiên là 21.576,53 km2, quy mô dân số là 3.583.693 người.

Tỉnh Gia Lai giáp tỉnh Đắk Lắk, tỉnh Quảng Ngãi, Vương quốc Campuchia và Biển Đông.

13. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Khánh Hoà thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Khánh Hòa. Sau khi sắp xếp, tỉnh Khánh Hoà có diện tích tự nhiên là 8.555,86 km2, quy mô dân số là 2.243.554 người.

Tỉnh Khánh Hoà giáp tỉnh Đắk Lắk, tỉnh Lâm Đồng và Biển Đông.

14. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Đắk Nông, tỉnh Bình Thuận và tỉnh Lâm Đồng thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Lâm Đồng. Sau khi sắp xếp, tỉnh Lâm Đồng có diện tích tự nhiên là 24.233,07 km2, quy mô dân số là 3.872.999 người.

Tỉnh Lâm Đồng giáp các tỉnh Đắk Lắk, Đồng Nai, Khánh Hoà, Thành phố Hồ Chí Minh, Vương quốc Campuchia và Biển Đông.

15. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Phú Yên và tỉnh Đắk Lắk thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Đắk Lắk. Sau khi sắp xếp, tỉnh Đắk Lắk có diện tích tự nhiên là 18.096,40 km2, quy mô dân số là 3.346.853 người.

Tỉnh Đắk Lắk giáp các tỉnh Gia Lai, Khánh Hoà, Lâm Đồng, Vương quốc Campuchia và Biển Đông.

16. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và tỉnh Bình Dương thành thành phố mới có tên gọi là Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích tự nhiên là 6.772,59 km2, quy mô dân số là 14.002.598 người.

Thành phố Hồ Chí Minh giáp các tỉnh Đồng Nai, Đồng Tháp, Lâm Đồng, Tây Ninh và Biển Đông.

17. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Bình Phước và tỉnh Đồng Nai thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Đồng Nai. Sau khi sắp xếp, tỉnh Đồng Nai có diện tích tự nhiên là 12.737,18 km2, quy mô  là 4.491.408 dân số người.

Tỉnh Đồng Nai giáp tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh và Vương quốc Campuchia.

18. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Long An và tỉnh Tây Ninh thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Tây Ninh. Sau khi sắp xếp, tỉnh Tây Ninh có diện tích tự nhiên là 8.536,44 km2, quy mô dân số là 3.254.170 người.

Tỉnh Tây Ninh giáp tỉnh Đồng Nai, tỉnh Đồng Tháp, Thành phố Hồ Chí Minh và Vương quốc Campuchia.

19. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Hậu Giang thành thành phố mới có tên gọi là thành phố Cần Thơ. Sau khi sắp xếp, thành phố Cần Thơ có diện tích tự nhiên là 6.360,83 km2, quy mô dân số là 4.199.824 người.

Thành phố Cần Thơ giáp các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cà Mau, Vĩnh Long và Biển Đông.

20. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Bến Tre, tỉnh Trà Vinh và tỉnh Vĩnh Long thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Vĩnh Long. Sau khi sắp xếp, tỉnh Vĩnh Long có diện tích tự nhiên là 6.296,20 km2, quy mô dân số là 4.257.581 người.

Tỉnh Vĩnh Long giáp tỉnh Đồng Tháp, thành phố Cần Thơ và Biển Đông.

21. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Tiền Giang và tỉnh Đồng Tháp thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Đồng Tháp. Sau khi sắp xếp, tỉnh Đồng Tháp có diện tích tự nhiên là 5.938,64 km2, quy mô dân số là 4.370.046 người.

Tỉnh Đồng Tháp giáp các tỉnh An Giang, Tây Ninh, Vĩnh Long, thành phố Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh, Vương quốc Campuchia và Biển Đông.

22. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Cà Mau. Sau khi sắp xếp, tỉnh Cà Mau có diện tích tự nhiên là 7.942,39 km2, quy mô dân số là 2.606.672 người.

Tỉnh Cà Mau giáp tỉnh An Giang, thành phố Cần Thơ và Biển Đông.

23. Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của tỉnh Kiên Giang và tỉnh An Giang thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh An Giang. Sau khi sắp xếp, tỉnh An Giang có diện tích tự nhiên là 9.888,91 km2, quy mô dân số là 4.952.238 người.

Tỉnh An Giang giáp tỉnh Cà Mau, tỉnh Đồng Tháp, thành phố Cần Thơ, Vương quốc Campuchia và Biển Đông.

Theo THỜI BÁO VTV Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Tổng Bí thư: Cần kịp thời phát hiện lợi ích nhóm, trục lợi thể chế, chính sách

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân, sáng nay, Tổng Bí thư Tô Lâm đã thăm và gặp mặt cán bộ chiến sĩ Cục An ninh chính trị nội bộ.
28/07/2025

Tập trung tháo gỡ ngay vướng mắc cấp bách, trước mắt về khai thác khoáng sản

Sáng 25/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với các bộ ngành, kết nối trực tuyến với 15 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đóng góp ý kiến cho dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về một số cơ chế, chính sách đặc thù tháo gỡ khó khăn trong triển khai Luật Địa chất và Khoáng sản năm 2024.
27/07/2025

Ngành Nội vụ là tâm điểm, gánh sứ mệnh lịch sử "chưa có tiền lệ"

Trong công cuộc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, Bộ Nội vụ và ngành Nội vụ là tâm điểm của cuộc cách mạng với vai trò nòng cốt tham mưu, đề xuất và trực tiếp gánh vác sứ mệnh lịch sử "chưa từng có tiền lệ".
25/07/2025

Thủ tướng: Loại bỏ tình trạng cấp trên 'hợp thức hóa' cho cấp dưới

Thủ tướng Phạm Minh Chính sáng nay chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật tháng 7 để xem xét, cho ý kiến về 8 nội dung xây dựng pháp luật, trong đó có 7 dự luật.
23/07/2025

Cán bộ cấp cao Quân đội tham gia Trung ương phải thực sự nổi trội, có uy tín cao

Sáng nay, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương cùng đoàn công tác Trung ương đến thăm, làm việc với Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam.
23/07/2025

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác phòng chống bão số 3 tại Hải Phòng

Ngày 21.7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác phòng chống bão số 3 (Wipha) tại Cảng cá Ngọc Hải.
21/07/2025

Tổng Bí thư: Pháp luật không chỉ để trừng trị mà còn giáo dục, cảm hóa, bảo vệ, khai mở

Tổng Bí thư Tô Lâm lưu ý cần đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm sát có bản lĩnh chính trị vững vàng, chuyên môn sâu, đạo đức trong sáng, kỷ luật nghiêm minh, có dũng khí bảo vệ cái đúng, kiên quyết đấu tranh với cái sai.
21/07/2025

Toàn văn: Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 12, khóa XIII

Chiều 19/7, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã bế mạc. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu bế mạc Hội nghị. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.
21/07/2025

Thủ tướng trao quyết định bổ nhiệm quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Thủ tướng trao quyết định bổ nhiệm quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho ông Trần Đức Thắng - Phó Tổng Thanh tra Thường trực Thanh tra Chính phủ.
19/07/2025

Tổng Bí thư Tô Lâm: Không để bất kỳ lợi ích cục bộ, cảm tính cá nhân làm ảnh hưởng tới chất lượng quyết sách

Để hoàn thành khối lượng công việc rất lớn của Hội nghị trong thời gian ngắn, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu đặt ra là từng Ủy viên Trung ương cần phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, tập trung trí tuệ, thảo luận dân chủ, thẳng thắn, khách quan và cầu thị. Phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. Không để bất kỳ lợi ích cục bộ, cảm tính cá nhân hay nể nang, né tránh làm ảnh hưởng tới chất lượng quyết sách.
18/07/2025

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

Chiều 17/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án, đất đai theo Kết luận số 77-KL/TW ngày 2/5/2024 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội và triển khai ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án tồn đọng trên phạm vi cả nước.
18/07/2025

Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng, Thủ tướng yêu cầu triển khai quyết liệt các giải pháp phòng, chống

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 109/CĐ-TTg về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
18/07/2025