Chính sách bảo hiểm y tế đã và đang thực sự đi vào cuộc sống của mỗi người dân

Theo thống kê, hết năm 2023, cả nước có khoảng 93,6 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, đạt tỷ lệ bao phủ gần 93,35% dân số. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế tăng dần qua các năm, tiệm cận mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân...

Người dân làm thủ tục khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Bệnh viện đa khoa Đông Anh (Hà Nội).
Người dân làm thủ tục khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Bệnh viện đa khoa Đông Anh (Hà Nội).

Trong những năm qua, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế tăng trưởng bền vững qua các năm, tiệm cận mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân. Hầu hết tất cả các nhóm người có thu nhập thấp, người nghèo, người yếu thế, người dân tộc thiểu số trong xã hội đều đã được tham gia bảo hiểm y tế; được ngân sách Nhà nước, ngân sách địa phương hoặc huy động từ các nguồn lực khác để đóng, hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế.

Với ý nghĩa, giá trị nhân văn, thiết thực, chính sách bảo hiểm y tế đã ngày càng phát triển và hoàn thiện, tạo điều kiện cho mọi người dân, nhất là các nhóm người yếu thế..., đều được tiếp cận, tham gia và thụ hưởng các lợi ích, giá trị nhân văn, thiết thực của chính sách ưu việt này.

Có thể thấy, chính sách bảo hiểm y tế - một trong những trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội - đã và đang thực sự đi vào đời sống của mỗi người dân.

Chất lượng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế ngày càng nâng cao

Hệ thống cơ sở y tế ngày càng được mở rộng, chất lượng dịch vụ y tế được Đảng và Nhà nước quan tâm và triển khai có hiệu quả, chuyên sâu, đặc biệt hệ thống y tế cơ sở ngày càng được củng cố, hoàn thiện.

Năm 2008, cả nước có 39,7 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, tỷ lệ bao phủ đạt 46,1% dân số, đến năm 2015 đạt tỷ lệ 74.87% thì đến hết năm 2023 đạt tỷ lệ bao phủ 93,35% dân số, tương ứng với 93,6 triệu người tham gia bảo hiểm y tế.

Hiện nay, cả nước có gần 13 nghìn cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (gồm khoảng 2.897 cơ sở khám, chữa bệnh và gần 10.000 trạm y tế xã).

Hệ thống khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế được tổ chức từ trung ương đến địa phương, gồm cả các cơ sở công lập và ngoài công lập đã giúp người dân thuận lợi trong tiếp cận, sử dụng các dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Số lượt người có thẻ bảo hiểm y tế đi khám, chữa bệnh tăng qua từng năm. Trong 15 năm, đã có hơn 2.120 triệu lượt người khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Năm 2023 có hơn 174 triệu lượt khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (tăng gần 2 lần so năm 2009) của hơn 39 triệu người sử dụng thẻ bảo hiểm y tế.

Bệnh nhân bảo hiểm y tế được chăm sóc chu đáo tại Bệnh viện đa khoa Đông Anh (Hà Nội). Ảnh: LAN VŨ
Bệnh nhân bảo hiểm y tế được chăm sóc chu đáo tại Bệnh viện đa khoa Đông Anh (Hà Nội). Ảnh: LAN VŨ

Y tế cơ sở (gồm tuyến huyện và tuyến xã) chiếm 95% số cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Trong giai đoạn 2018-2023, số lượt khám, chữa bệnh tại tuyến y tế cơ sở chiếm khoảng gần 75% trong tổng số lượt khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; số chi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại tuyến này chiếm khoảng 34% tổng số chi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Qua đó, cho thấy vai trò quan trọng của y tế cơ sở trong việc khám chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế ở tuyến đầu, góp phần nâng cao hiệu quả cung ứng dịch vụ y tế.

Quỹ Bảo hiểm y tế - nguồn tài chính quan trọng chăm sóc sức khỏe nhân dân

Cùng với việc tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế và chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, Quỹ Bảo hiểm y tế được bảo toàn, tăng trưởng bền vững qua các năm trong điều kiện các nguồn lực có hạn. Kiểm soát chi, chống trục lợi, gian lận quỹ được tăng cường; tối ưu hoá trong sử dụng nguồn Quỹ Bảo hiểm y tế, cân đối được thu chi và bảo đảm quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.

Cùng với đó, mức chi trả bảo hiểm y tế và danh mục thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật được Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả ngày càng được mở rộng, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của người bệnh bảo hiểm y tế. Nhiều loại thuốc đắt tiền, thuốc điều trị đích để chữa trị bệnh ung thư cũng được được đưa vào danh mục chi trả của bảo hiểm y tế.

Các loại vật tư thay thế đắt tiền như khớp háng nhân tạo, stent động mạch… đã được Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm. Về mức chi trả, Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014 đã tăng mức chi bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ gia đình nghèo từ 95% lên 100%; người cận nghèo từ 80% lên 95%; nhóm bảo trợ xã hội cũng được Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả 100% chi phí khám, chữa bệnh.

Trong 15 năm qua, Quỹ Bảo hiểm y tế đã chi trả gần 1 triệu tỷ đồng cho khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Năm 2023, số chi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế từ Quỹ Bảo hiểm y tế khoảng 123 nghìn tỷ đồng, gấp 8 lần so với năm 2009. Quỹ Bảo hiểm y tế đã thực sự trở thành nguồn tài chính quan trọng, góp phần chăm lo sức khỏe Nhân dân

Năm 2023, mức chi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế bình quân cho nhóm hưu trí là 6,3 triệu đồng/người; nhóm bảo trợ xã hội là 5 triệu đồng/người, trong đó, mức đóng bảo hiểm y tế bình quân của các nhóm đối tượng là 1,3 triệu đồng/năm.

Đặc biệt, quy định về thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế đã tạo thuận lợi rất lớn cho người tham gia bảo hiểm y tế. Từ năm 2016, người tham gia bảo hiểm y tế có thể đến bất kỳ bệnh viện tuyến huyện nào để khám, chữa bệnh và từ năm 2021, điều trị nội trú tại bất kỳ bệnh viện tuyến tỉnh nào trong cả nước đều được hưởng quyền lợi như đúng tuyến.

Có thể nói, Quỹ Bảo hiểm y tế đã thực sự mang ý nghĩa chia sẻ rất lớn, giữa người khoẻ và người có bệnh, giữa người trẻ với người già, giữa người có thu nhập cao với người có thu nhập thấp.

Thực tế những năm qua, ngoài việc chi trả chi phí khám, chữa bệnh thông thường, nhiều trường hợp người bệnh hiểm nghèo, bệnh hiếm… đã được Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả lên tới hàng tỷ đồng/năm.

Gần đây nhất như trường hợp của bệnh nhân Nguyễn Quốc Trình (19 tuổi, ở Thanh Hóa) mắc căn bệnh đặc biệt hiếm Pemphigus á u. Sau hành trình 7 tháng điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân đã được Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả gần 800 triệu đồng, đã trở về với cuộc sống bình thường.

Năm 2023, mức chi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế bình quân cho nhóm hưu trí là 6,3 triệu đồng/người; nhóm bảo trợ xã hội là 5 triệu đồng/người, trong đó, mức đóng bảo hiểm y tế bình quân của các nhóm đối tượng là 1,3 triệu đồng/năm.

“Đích” cuối cùng vì quyền lợi của người tham gia

Bên cạnh gia tăng quyền lợi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, thời gian qua, người tham gia bảo hiểm y tế còn được thụ hưởng nhiều lợi ích, tiện ích từ công tác cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số, thực hiện Đề án số 06 của Chính phủ. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được toàn ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam tập trung ưu tiên triển khai nhằm vừa tạo thuận lợi, phục vụ tốt người bệnh bảo hiểm y tế, vừa chống trục lợi, tối ưu Quỹ Bảo hiểm y tế.

Thực hiện Đề án số 06, cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm do cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam chủ trì xây dựng đã được tích hợp, kết nối liên thông với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và một số bộ, ngành (đã xác thực hơn 95 triệu thông tin nhân khẩu trong cơ sở dữ liệu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 86,6 triệu người đang tham gia, thụ hưởng chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp).

Theo đó, số lượng thủ tục, giấy tờ, biểu mẫu, hồ sơ, thời gian thực hiện được ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam giản lược tối đa; đẩy mạnh giao dịch điện tử giúp người dân, doanh nghiệp có thể tương tác, giao dịch trực tuyến với cơ quan Bảo hiểm xã hội 24giờ/7ngày

Bộ thủ tục hành chính được cắt giảm từ 114 thủ tục (năm 2015) chỉ còn 25 thủ tục; trong đó 100% thủ tục được cung cấp trực tuyến ở mức độ 4 giúp người dân giao dịch với cơ quan Bảo hiểm xã hội nhanh nhất, cải cách, thuận lợi nhất.

Đây là cơ sở, nền tảng quan trọng để liên thông, chia sẻ, phục vụ quản lý của ngành và cải cách thủ tục hành chính. Đến nay, 100% cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (12.851 cơ sở) trên toàn quốc đã triển khai khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng Căn cước công dân, vừa rút ngắn thời gian, thủ tục khám, chữa bệnh, nâng cao chất lượng phục vụ, vừa giúp quản lý, sử dụng hiệu quả Quỹ Bảo hiểm y tế, chống trục lợi quỹ.

Qua đó, đã đem lại rất nhiều lợi ích: không chỉ giúp người bệnh được đơn giản hóa thủ tục khám, chữa bệnh, không phải lo lắng việc bảo quản hay quên thẻ bảo hiểm y tế khi đi khám, chữa bệnh mà còn bảo đảm tính bảo mật, an toàn dữ liệu thông tin khám, chữa bệnh; tiết kiệm thời gian đón tiếp, hướng dẫn của cơ sở khám, chữa bệnh; đồng thời quản lý Quỹ Bảo hiểm y tế hiệu quả, chống trục lợi quỹ.

Cùng với đó, Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam phối hợp chặt chẽ, xây dựng hồ sơ sức khỏe điện tử cho mỗi người dân bảo đảm chất lượng, hiệu quả, phục vụ cho mục đích chuyên môn của cơ sở y tế cũng như trong quản lý chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế của cơ quan bảo hiểm xã hội; liên thông dữ liệu giấy khám sức khỏe lái xe phục vụ dịch vụ công trực tuyến cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe...

Những kết quả tích cực đạt được đã góp phần khẳng định vai trò quan trọng của chính sách bảo hiểm y tế trong đời sống xã hội và cuộc sống của nhân dân.

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân, thời gian tới cần tiếp tục triển khai các giải pháp đồng bộ. Đây không chỉ là nhiệm vụ riêng của ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam mà còn là trách nhiệm của cộng đồng, để bảo hiểm y tế thực sự là tấm thẻ vàng bảo vệ sức khỏe của mỗi người dân.

Theo Nhân Dân Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Bộ Tư pháp thông báo thu hồi gần 9.800 tỷ đồng từ án tham nhũng, kinh tế sau 6 tháng

Trong 6 tháng qua, kết quả thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế đạt kết quả đáng khích lệ. Theo đó, cơ quan chức năng đã thi hành xong 2.061 việc với số tiền hơn 9.781 tỷ đồng.
03/04/2025

Thu hồi 11 thửa đất để làm đường tại huyện Khoái Châu (Hưng Yên): Luật Đất đai quy định như thế nào?

Viện KH Chính sách & Pháp luật nhận được câu hỏi tư vấn pháp luật từ 11 hộ dân tại xã Dân Tiến, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên về việc đất ở được giao từ năm 1976 tới nay, đã sinh sống ổn định và không có tranh chấp, hiện tại dự án làm đường mở rộng yêu cầu thu hồi đất và không có phương án đền bù. Pháp luật quy định thế nào về trường hợp này?
01/04/2025

Hoãn tòa, tạo điều kiện cho ông Trịnh Văn Quyết khắc phục hậu quả

Sau thời gian hội ý, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa phúc thẩm xét xử ông Trịnh Văn Quyết và 24 bị cáo khác.
25/03/2025

Sắp xử vụ kiện trường ĐH đòi 36 tỷ đồng do bị giữ bằng cử nhân 30 năm

Vụ ông Dương Thế Hảo (66 tuổi) khởi kiện đòi Trường Đại học Kinh tế quốc dân bồi thường 36 tỷ đồng do giữ bằng cử nhân và nhiều giấy tờ gốc suốt 30 năm sẽ được tòa án xét xử vào ngày 9/4 tới.
24/03/2025

Cựu Chủ tịch tỉnh An Giang nhận tiền tỷ, tiếp tay khai thác cát lậu

“Bảo kê” cho Công ty Trung Hậu khai thác cát trái phép, cựu Chủ tịch và Phó chủ tịch tỉnh An Giang đã nhận tiền cám ơn từ công ty này hàng tỷ đồng.
24/03/2025

Hậu 'Pháo' chi 132 tỷ đồng cho những ai trong đại án Phúc Sơn?

Ông chủ Tập đoàn Phúc Sơn đã chi 132 tỷ đồng cho nhiều quan chức để được nhận dự án ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ngãi rồi thực hiện chuỗi sai phạm nhằm hưởng lợi hơn 963 tỷ.
20/03/2025

Sai phạm trong dự án ở Đền Hùng khiến hai cựu Bí thư Phú Thọ vướng lao lý

Hai cựu Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đức Vượng và Nguyễn Doãn Khánh bị cáo buộc 17 năm trước đã tạo điều kiện cho Hậu "Pháo" trúng thầu dự án ở Đền Hùng rồi bán lại, hưởng lợi 55 tỷ đồng.
19/03/2025

Cơ quan chức năng có thể khởi tố hình sự vụ án khi không có yêu cầu từ bị hại hay không?

Theo điều 155, Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015, có 9 trường hợp chỉ khởi tố khi có yêu cầu của bị hại. Ngoài ra, các trường hợp khác, cơ quan chức năng có thẩm quyền có thể khởi tố hình sự vụ án nếu đủ căn cứ.
13/03/2025

‘Sa mạc’ giấy phép và lời than ‘làm kinh doanh không còn thấy niềm vui’

Một nữ doanh nhân gần đây liên hệ với tôi than phiền việc kinh doanh của chị đang gặp vô vàn khó khăn, phần vì các đơn hàng suy giảm, phần vì thêm nhiều thủ tục hành chính, rào cản về thuế, các quy chuẩn mới rất khó vượt qua.
12/03/2025

Thông tư 29 về dạy thêm có hiệu lực: 'Tiết học 0 đồng' được khởi động

Để đảm bảo chất lượng đào tạo, nhất là kỳ thi vào lớp 10, tốt nghiệp THPT đã cận kề, nhiều trường học trên địa bàn Hà Nội đã triển khai việc ôn tập cho học sinh cuối cấp miễn phí sau khi Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm có hiệu lực.
12/03/2025

Viện KH-CS&PL công bố các quyết định về công tác nhân sự

Chiều 7/3, tại Hà Nội, Viện Khoa học Chính sách và Pháp luật tổ chức lễ công bố quyết định bổ nhiệm cán bộ. Đồng chí Doãn Hồng Dương - Phó Viện trưởng, Tổng phụ trách Đặc san KH Chính sách Pháp luật dự và chủ trì buổi lễ.
11/03/2025

Viện KH-CS&PL ra mắt quỹ "Vì ngày mai tươi sáng"

Ngày 7/3/2025, Đặc san Khoa học Chính sách Pháp Luật (Viện Khoa học Chính sách và Pháp luật) tổ chức buổi lễ giới thiệu và ra mắt quỹ "Vì ngày mai tươi sáng", đánh dấu một cột mốc mới trong quá trình phát triển của đặc san nói riêng và Viện nói chung.
07/03/2025