Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hợp nhất nhiều cục, vụ

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự kiến sáp nhập nhiều cục, vụ khi hợp nhất với Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Ngày 10/12, Ban Chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tổng kết nghị quyết 18 cho biết sẽ hợp nhất Cục Thủy lợi và Cục Quản lý Xây dựng công trình thành Cục Quản lý và Xây dựng công trình Thủy lợi.

Cục Trồng trọt hợp nhất với Cục Bảo vệ thực vật thành Cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật; Cục Chăn nuôi và Cục Thú y thành Cục Chăn nuôi - Thú y; Cục Lâm nghiệp và Cục Kiểm lâm hợp thành Cục Lâm nghiệp - Kiểm lâm. Ba cục Thủy sản, Kiểm ngư cùng Chất lượng Chế biến và Phát triển thị trường hợp nhất thành Cục Thủy sản - Kiểm ngư.

Riêng hai Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn và Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai sẽ tiếp tục duy trì.

Ở cấp vụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ hợp nhất Vụ Kế hoạch và Vụ Tài chính với Vụ Kế hoạch - Tài chính của Bộ Tài Nguyên và Môi trường. Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế, Vụ Tổ chức cán bộ, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ cũng sẽ hợp nhất với các đơn vị tương ứng của Bộ Tài Nguyên và Môi trường.

Trụ sở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ảnh: MARD
Trụ sở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ảnh: MARD

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn hợp nhất với Viện Chiến lược Chính sách tài nguyên và môi trường. Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và Phát triển nông thôn hợp nhất với Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tài nguyên và môi trường.

Báo Nông nghiệp Việt Nam sẽ hợp nhất với báo Tài nguyên và Môi trường; tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hợp nhất với tạp chí Tài nguyên và Môi trường. Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp sẽ hợp nhất với Cục Chuyển đổi số và Thông tin dữ liệu tài nguyên môi trường.

Thời hạn hoàn thành các đề án theo phương án hợp nhất trước ngày 13/12/2024.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo từ ngày 1/12/2024 đến khi hoàn thành việc sắp xếp tổ chức bộ máy, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và Bộ sẽ tạm dừng tuyển dụng, tiếp nhận công chức, viên chức; bổ nhiệm, cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ cao hơn hoặc cho chủ trương kiện toàn các chức danh lãnh đạo, quản lý của Bộ và các đơn vị thuộc Bộ.

Theo kế hoạch định hướng sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ công bố hôm 6/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường dự kiến hợp nhất, lấy tên mới là Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên Môi trường.

Chính phủ cũng dự kiến hợp nhất nhiều bộ ngành khác. Trong đó, Bộ Kế hoạch Đầu tư và Bộ Tài chính hợp nhất, lấy tên là Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển. Bộ này quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực đang giao cho Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Xây dựng hợp nhất, lấy tên là Bộ Phát triển Hạ tầng hoặc Bộ Giao thông và xây dựng đô thị, nông thôn.

Bộ Thông tin và Truyền thông hợp nhất với Bộ Khoa học và Công nghệ. Tên bộ sau sắp xếp là Bộ Khoa học, Công nghệ và Chuyển đổi số hoặc Bộ Khoa học, Công nghệ, Chuyển đổi số và Truyền thông. Bộ này thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực đang giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ.

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ hợp nhất, dự kiến lấy tên Bộ Nội vụ và Lao động; chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp chuyển sang Bộ Giáo dục và Đào tạo; chuyển chức năng quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội sang Bộ Y tế.

Theo Vnexpress Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Đại biểu nêu nghịch lý chuyện đi làm thủ tục, phòng này yêu cầu, phòng khác nói 'không có'

Nhiều đại biểu Quốc hội ủng hộ triển khai cuộc cách mạng tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, song băn khoăn nhiều quy định, thủ tục đang là rào cản, vướng mắc.
17/06/2025

Chốt công chức, viên chức không được thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp

Luật được thông qua quy định theo hướng đối tượng không được thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp bao gồm công chức, viên chức.
17/06/2025

Hàng trăm nghìn cán bộ không chuyên trách được hưởng trợ cấp nghỉ việc tương xứng

Nghị định 154 thay thế Nghị định 29/2023 về tinh giản biên chế đã bổ sung nhiều chế độ nghỉ việc cho cán bộ hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố.
17/06/2025

Tổng Bí thư Tô Lâm: Định hình một tầm nhìn mới cho Thủ đô trong thời đại mới

Sáng 16/6, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về kết quả triển khai các nghị quyết, kết luận của Trung ương gần đây; việc sắp xếp tổ chức bộ máy của thành phố; ổn định tình hình mọi mặt của thành phố; quốc phòng, an ninh; lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế; an sinh xã hội; thực hiện 2 thông báo của Văn phòng Trung ương Đảng về kết quả chuyến thăm và làm việc của đồng chí Tổng Bí thư với Ban Thường vụ Thành ủy.
17/06/2025

Thủ tướng chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về 4 dự án, hồ sơ luật

Chiều tối ngày 16/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về một số nội dung chuẩn bị cho phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 6/2025.
17/06/2025

UBND Thị trấn Quang Minh: Lắng nghe người dân để vận hành chính quyền hai cấp hiệu quả, đồng bộ

Trong bối cảnh giai đoạn nước rút triển khai chính quyền hai cấp, chính quyền thị trấn Quang Minh (huyện Mê Linh, Hà Nội) đang khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cần thiết để vận hành mô hình mới.
15/06/2025

Về tỉnh mới, người dân được sử dụng giấy tờ cũ cho đến khi hết hạn

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định khẳng định điều này, và nói thêm rằng nếu người dân có nguyện vọng cấp lại giấy tờ theo địa chỉ mới, các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ hỗ trợ, không thu phí.
13/06/2025

Những cái ‘nhất’ và điều thú vị của 34 tỉnh, thành mới sáp nhập

TPHCM đông dân nhất nước, Lâm Đồng có diện tích lớn nhất, Phú Thọ tiếp giáp với nhiều tỉnh thành nhất, người Hà Nội có thu nhập bình quân cao nhất...
13/06/2025

CHÍNH THỨC: Cả nước có 34 tỉnh thành sau sáp nhập

Sau khi Quốc hội thông qua, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố; trong đó có 19 tỉnh và 4 thành phố hình thành sau sắp xếp.
12/06/2025

Khi Nhà nước mời doanh nhân giỏi làm lãnh đạo trong khu vực công

Việc thu hút những con người có “thương hiệu” đã được kiểm chứng sẽ bảo đảm hiệu quả hơn nhiều so với quy trình tuyển dụng thông thường.
12/06/2025

Bộ trưởng Nội vụ: Vẫn còn nhiều việc lớn phải làm sau sáp nhập tỉnh

Theo Bộ trưởng Nội vụ, một trong những công việc lớn còn lại sau sáp nhập tỉnh là tập trung giải quyết sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
12/06/2025

Quốc hội thống nhất đẩy sớm việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh vào ngày 12/6

Quốc hội thống nhất điều chỉnh thời gian xem xét, quyết định sớm hơn với 2 nội dung để làm cơ sở cho các cơ quan chuẩn bị và kịp thời tổ chức triển khai.
11/06/2025