Bộ Nội vụ trình Chính phủ quy định mới về miễn nhiệm công chức, lãnh đạo, quản lý

Bộ Nội vụ đã trình Chính phủ dự thảo nghị định mới, trong đó có những điều chỉnh và bổ sung quan trọng liên quan đến việc luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý cũng như việc biệt phái công chức.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà.

Dự thảo nghị định quy định việc xem xét miễn nhiệm cán bộ, công chức

Dự thảo đã thể chế hóa một số quy định của Bộ Chính trị mới ban hành; bảo đảm thống nhất với quy định của Đảng về từ chức, miễn nhiệm. Toàn bộ 23 ý kiến thành viên Chính phủ khi được lấy ý kiến đều thống nhất thông qua.

Theo đó, Dự thảo nghị định quy định về các trường hợp xem xét miễn nhiệm công chức trong 7 tình huống cụ thể như sau:

1. Công chức bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách, dẫn đến uy tín giảm sút, không còn khả năng tiếp tục đảm nhiệm chức vụ.

2. Công chức bị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo hai lần trở lên trong cùng một thời gian bổ nhiệm.

3. Công chức nhận hơn 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định (đối tượng, quy trình và thủ tục thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền).

4. Công chức bị xếp loại chất lượng không hoàn thành nhiệm vụ trong 2 năm liên tiếp, hoặc bị tổ chức có thẩm quyền kết luận là suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có hành vi "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; vi phạm những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín cá nhân và cơ quan, đơn vị.

5. Công chức bị cơ quan có thẩm quyền xác định vi phạm tiêu chuẩn chính trị theo quy định bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng đến mức phải miễn nhiệm.

6. Trường hợp công chức lãnh đạo, quản lý là người đứng đầu cơ quan, đơn vị phụ trách hoặc cấp dưới trực tiếp có tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng.

7. Ngoài các trường hợp nêu trên, việc miễn nhiệm còn có thể áp dụng đối với các trường hợp khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Theo dự thảo, quy trình xem xét miễn nhiệm sẽ được tiến hành khi có đủ căn cứ. Trong vòng 10 ngày làm việc, cơ quan quản lý tổ chức và cán bộ phải tiến hành trao đổi với công chức liên quan và đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Cấp có thẩm quyền sẽ quyết định trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đề xuất, có thể gia hạn thêm không quá 15 ngày nếu cần thiết.

Tập thể lãnh đạo của cơ quan, đơn vị và thường vụ cấp ủy cùng cấp phải thảo luận, xác định rõ căn cứ miễn nhiệm dựa trên đề xuất từ cơ quan tham mưu, trước khi tiến hành bỏ phiếu kín.

Đề xuất tạm đình chỉ công tác đối với công chức

Công chức sẽ bị tạm đình chỉ dựa trên các căn cứ được quy định tại Điều 81 của Luật cán bộ, công chức cùng với các căn cứ khác.

Cụ thể, những công chức có hành vi vi phạm về phẩm chất đạo đức và lối sống, gây ra ảnh hưởng tiêu cực và bức xúc trong dư luận, làm suy giảm uy tín của tổ chức và cá nhân; hoặc có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, các cơ quan và tổ chức khi thực hiện công vụ sẽ bị tạm đình chỉ.

Ngoài ra, nếu công chức đã bị xử lý kỷ luật đảng và đang trong thời gian chờ xem xét, xử lý về chức vụ trong chính quyền, mà việc tiếp tục công tác của họ có khả năng gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị thì cũng sẽ bị tạm đình chỉ. Thêm vào đó, công chức có văn bản đề nghị tạm đình chỉ công tác từ cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, hoặc các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan có thẩm quyền khác cũng sẽ là căn cứ để thực hiện việc tạm đình chỉ công tác.

Đáng lưu ý, một trong những căn cứ để tạm đình chỉ công tác được nêu trong dự thảo là trường hợp công chức cố ý trì hoãn, đùn đẩy trách nhiệm, hoặc né tránh thực hiện các công việc thuộc thẩm quyền theo chức năng và nhiệm vụ được giao.

Căn cứ khác là khi công chức đang bị xem xét, xử lý kỷ luật mà cố tình không thực hiện yêu cầu từ cấp có thẩm quyền trong quá trình xem xét xử lý các hành vi vi phạm của chính mình, hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn và ảnh hưởng của bản thân hoặc người khác để gây trở ngại cho việc xử lý.

Việc tạm đình chỉ công tác đối với công chức sẽ được thực hiện theo quy định của các cấp có thẩm quyền.

Theo dự thảo, thời hạn tạm đình chỉ công tác không quá 15 ngày. Trong các trường hợp phức tạp, thời gian này có thể được kéo dài, nhưng không quá 15 ngày.

Đối với các trường hợp tạm đình chỉ công tác theo văn bản đề nghị của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, hay các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan khác có thẩm quyền, thời hạn tạm đình chỉ sẽ căn cứ theo yêu cầu của cơ quan đề xuất.

Về quy trình xem xét việc tạm đình chỉ công tác, dự thảo quy định rằng khi xác định có căn cứ tạm đình chỉ, bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ có trách nhiệm tiến hành xác minh và báo cáo sau hai ngày đồng thời đề xuất lên cấp có thẩm quyền.

Người đứng đầu sẽ ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với công chức trong vòng hai ngày làm việc kể từ khi nhận được đề xuất từ bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ.

Nếu quyết định tạm đình chỉ công tác không đúng quy định hoặc khi có kết luận về việc công chức không vi phạm, thì chậm nhất sau ba ngày làm việc kể từ khi có đủ cơ sở, người đứng đầu sẽ ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ công tác và đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý công chức.

Sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý

Dự thảo sửa đổi đã điều chỉnh quy định về tiêu chuẩn và điều kiện cho việc luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý. Theo đó, công chức được luân chuyển cần phải có lập trường chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, cũng như trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị phù hợp. Họ cũng phải có năng lực công tác và khả năng phát triển, đồng thời đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn và điều kiện yêu cầu cho chức vụ mà mình sẽ đảm nhận.

Đặc biệt, công chức phải có ít nhất 10 năm công tác tính từ thời điểm luân chuyển, trừ những trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét và quyết định. Công chức được luân chuyển cũng cần có sức khỏe đảm bảo để thực hiện nhiệm vụ và trách nhiệm được giao.

Dự thảo nêu rõ rằng công chức lãnh đạo, quản lý sẽ được luân chuyển nhằm thực hiện quy định không bố trí người địa phương cho các chức vụ này và không được giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý lâu hơn hai lần bổ nhiệm liên tiếp tại một địa phương, cơ quan, tổ chức hay đơn vị. 

Công chức cần còn đủ thời gian công tác theo thời hạn bổ nhiệm. So với quy định hiện hành, yêu cầu đối với thời gian công tác tối thiểu là một nhiệm kỳ đã được thay thế.

Đáng chú ý, cán bộ cấp xã khi được luân chuyển làm công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện sẽ không cần yêu cầu có ít nhất 5 năm công tác như quy định trước đây tại Nghị định 138/2020.

Bên cạnh đó, dự thảo của Bộ Nội vụ cũng sửa đổi và bổ sung quy định về thẩm quyền và trách nhiệm trong việc thực hiện luân chuyển, lập kế hoạch luân chuyển, cũng như công tác nhận xét và đánh giá đối với cán bộ luân chuyển.

Về bố trí công chức sau khi luân chuyển, dự thảo quy định rằng việc phân công này cần phải căn cứ vào yêu cầu công tác cán bộ, nhiệm vụ cụ thể và tình hình thực tế, theo kết quả công tác cũng như năng lực và sở trường của công chức. Điều này sẽ gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cùng với kết quả đánh giá của cấp có thẩm quyền.

Trường hợp công chức luân chuyển được cấp có thẩm quyền quyết định và tiếp tục bố trí ổn định công tác tại địa phương hay cơ quan nơi đến, thì sẽ không còn được xem là công chức luân chuyển theo quy định.

Đề xuất bỏ quy định chỉ tuyển công chức với người đạt kết quả kiểm định 

Bộ Nội vụ đã đề xuất với Chính phủ bãi bỏ quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức, với hiệu lực thi hành từ tháng 4/2023. Đồng thời, theo đề xuất, thí sinh đã đạt kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức còn trong thời hạn sẽ được miễn thi vòng 1.

Bộ Nội vụ nhấn mạnh rằng đề xuất này phù hợp với quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành, giúp các cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức thực hiện đầy đủ quyền hạn theo quy định.

Để giải quyết kịp thời những khó khăn và vướng mắc trong công tác tuyển dụng công chức, Bộ Nội vụ sẽ kiến nghị Chính phủ và Thủ tướng sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2023-NĐ-CP theo quy trình rút gọn.

Các cơ quan có thể chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyển dụng mà không phụ thuộc vào yêu cầu có kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức để tham dự kỳ tuyển dụng. Bộ Nội vụ sẽ tiếp tục thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức theo chủ trương quy định tại Nghị quyết số 26/NQ-T.Ư, nhằm thống nhất việc kiểm định này để các địa phương, cơ quan, đơn vị lựa chọn và tuyển dụng theo yêu cầu của nhiệm vụ.

Việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức sẽ được tiến hành theo lộ trình đảm bảo công khai, minh bạch và hiệu quả, theo quy định của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.

Thể chế hóa Quy định 148 của Bộ Chính trị

Trong báo cáo tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý, Bộ trưởng Nội vụ cho hay việc bổ sung những quy định nêu trên nhằm thể chế hóa Quy định 148/2024 của Bộ Chính trị.

Theo đó, dự thảo đã bổ sung quy định về tạm đình công tác đối với công chức trong trường hợp cần thiết (về thẩm quyền tạm đình chỉ, căn cứ tạm đình chỉ, thời hạn tạm đình chỉ, quy trình xem xét tạm đình chỉ).

Đồng thời, việc này cũng nhằm để đáp ứng với yêu cầu thực tiễn quản lý, điều hành, Bộ Nội vụ bổ sung quy định đối với các trường hợp khác không thuộc thẩm quyền tạm đình chỉ của Thủ tướng thì Thủ tướng có quyền yêu cầu cấp có thẩm quyền thực hiện việc tạm đình chỉ theo thẩm quyền.

"Đối với các trường hợp công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý quyết định hoặc phân cấp, ủy quyền việc quyết định tạm đình chỉ theo đúng quy định tại Quy định 148" – Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nêu rõ.

Theo Công dân & Khuyến học Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Bộ Y tế đề xuất bệnh nhân nặng được 'vượt tuyến' không cần giấy chuyển viện

Bộ Y tế đề xuất người mắc một số bệnh hiểm nghèo, bệnh hiếm, cần phẫu thuật sẽ được chuyển thẳng lên cơ sở tuyến trên, không cần giấy chuyển viện và vẫn được hưởng 100% quyền lợi BHYT.
06/09/2024

Tách nhà giáo ra khỏi đối tượng điều chỉnh của Luật Viên chức

Do tính chất nghề nghiệp của nhà giáo, nên dự án Luật Nhà giáo cần lưu ý một số nội dung, trong đó, tách nhà giáo ra khỏi đối tượng điều chỉnh của Luật Viên chức, nhưng cần kế thừa các quy định còn phù hợp với đặc thù nghề dạy học của Luật này.
05/09/2024

Các nước quy định việc dạy thêm, học thêm như thế nào?

Giáo viên hay các tổ chức cung cấp lớp học ngoài giờ phải đăng ký với cơ quan giáo dục địa phương, chương trình giảng dạy cần được báo cáo và chấp thuận, cơ sở hạ tầng, thời gian học và học phí được giới hạn và giám sát là một số quy định nổi bật.
01/09/2024

Có nên quy định giờ làm việc bán thời gian cho học sinh, sinh viên?

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất, học sinh, sinh viên (HS, SV) đang theo học các chương trình giáo dục chính quy đủ độ tuổi lao động được làm việc bán thời gian không quá 24 giờ trong 1 tuần trong thời gian học. Như vậy so với dự thảo lần 1, lần này Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) lần 3 đã có sự điều chỉnh đối với quy định giờ làm thêm với HS, SV.
31/08/2024

Viễn thông đã bỏ độc quyền rất xuất sắc, khi nào ngành điện hết độc quyền?

Sửa luật có chống được độc quyền trong ngành điện? Nhà nước độc quyền tới đâu, giao lại cho ngành kinh tế khác thế nào? Đó là câu hỏi được ĐBQH chuyên trách đặt ra khi thảo luận Luật Điện lực sửa đổi.
29/08/2024

Sẽ không còn quy định học sinh phải viết đơn xin học thêm?

Theo quy định về dạy thêm, học thêm hiện hành, trước hết học sinh, phụ huynh phải viết đơn tự nguyện xin học thêm rồi nhà trường mới xây dựng kế hoạch dạy thêm, học thêm. Nhưng dự thảo Thông tư quy định về dạy thêm, học thêm lần này lại yêu cầu ngược lại, tức đề xuất từ tổ chuyên môn, nhà trường.
29/08/2024

Đề xuất giấy khám sức khỏe lái xe có giá trị sử dụng trong vòng 12 tháng

Bộ Y tế đang đề xuất nâng thời hạn sử dụng của giấy khám sức khỏe đối với người lái xe lên 12 tháng thay vì 6 tháng như quy định hiện hành.
29/08/2024

Sửa quy định để tránh học sinh bị ép học thêm, không cấm dạy thêm chính đáng

Đại diện Bộ GD-ĐT cho hay việc xây dựng dự thảo mới về quản lý dạy thêm, học thêm nhằm hướng đến khắc phục những hiện tượng tiêu cực, ép học sinh học thêm chứ không cấm những nhu cầu thực tế, chính đáng.
27/08/2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến về quy định dạy thêm, học thêm

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố Dự thảo Thông tư Quy định về dạy thêm, học thêm để lấy ý kiến góp ý, thay thế cho Thông tư quy định về dạy thêm, học thêm hiện hành. Thời hạn lấy ý kiến là đến ngày 22/10.
25/08/2024

Đề xuất người dưới 18 tuổi bị cận, viễn thị sẽ được BHYT trả chi phí điều trị

Bộ Y tế đề xuất trường hợp dưới 18 tuổi phải điều trị tật về mắt sẽ được Bảo hiểm y tế thanh toán. Trước đây, Quỹ BHYT chỉ thanh toán chi phí này đối với trẻ dưới 6 tuổi.
20/08/2024

Đề xuất cho phép người lao động đóng tiền nợ bảo hiểm thất nghiệp để hưởng chế độ

Trong trường hợp người sử dụng không còn khả năng đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất cơ chế đặc thù giải quyết chế độ cho người lao động nhận trợ cấp thất nghiệp.
20/08/2024

Hội thảo về cơ chế chính sách cho hoạt động xuất bản

Ngày 19/8, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học "Hoàn thiện cơ chế chính sách, hỗ trợ hoạt động xuất bản và lấy ý kiến về sửa đổi, bổ sung Luật Xuất bản".
20/08/2024