Bỏ kiểm định đầu vào công chức cấp quốc gia, không yêu cầu thi nâng ngạch Thành Huế

Công chức cấp quốc gia sẽ không còn phải kiểm định đầu vào hay thi nâng ngạch. Thay vào đó, tuyển dụng và sử dụng công chức sẽ dựa trên vị trí việc làm, kết quả thực hiện nhiệm vụ và đẩy mạnh phân cấp quản lý.

Từ ngày 1/7, Luật Cán bộ, công chức năm 2025 chính thức có hiệu lực, cùng với 4 nghị định hướng dẫn thi hành được Chính phủ ban hành đồng bộ. Đây là việc quan trọng trong thể chế hóa chủ trương của Đảng về đổi mới công tác cán bộ, từng bước xây dựng nền công vụ năng động, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ.

Nghị định mới quy định việc đào tạo công chức phải gắn với vị trí việc làm. Ảnh: Phạm Hải

Luật Cán bộ, công chức năm 2025 được Quốc hội thông qua ngày 24/6, thay thế luật hiện hành. Luật mới bám sát tinh thần các nghị quyết của Bộ Chính trị như: 57, 59, 66 và 68, tạo hành lang pháp lý đồng bộ trong quản lý công chức, hướng đến xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp, hiệu quả, phục vụ tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và người dân.

Căn cứ các điều khoản được Luật giao, Chính phủ đã giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan soạn thảo 4 nghị định hướng dẫn, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7, cùng với Luật.

Nghị định 170 nêu việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Với 6 chương, 73 điều, nghị định này cụ thể hóa các nội dung đổi mới trong quản lý công chức theo hướng lấy vị trí việc làm làm trung tâm. Công chức được tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm và sử dụng căn cứ vào yêu cầu công việc và kết quả thực hiện nhiệm vụ. Đặc biệt, nghị định quy định rõ ràng về tiêu chuẩn, quy trình thi tuyển, xét tuyển, tiếp nhận công chức, kể cả với nguồn nhân lực chất lượng cao, lãnh đạo, quản lý.

Đáng chú ý, nghị định bỏ quy định kiểm định chất lượng đầu vào công chức cấp quốc gia, không yêu cầu thi nâng ngạch, qua đó giảm thủ tục hành chính và đẩy mạnh phân cấp trong tuyển dụng, sử dụng công chức. Ngoài ra, cũng quy định rõ nguyên tắc bố trí công chức gắn với trách nhiệm của người đứng đầu, cùng các trường hợp chuyển ngạch theo vị trí việc làm.

Nghị định 171 quy định về đào tạo, bồi dưỡng công chức gồm 7 chương, 42 điều. Nghị định này quy định việc đào tạo công chức phải gắn với vị trí việc làm, đề cao trách nhiệm tự học, lựa chọn chương trình phù hợp. Công chức lãnh đạo, quản lý sau bổ nhiệm phải tham gia bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước.

Nghị định cũng nhấn mạnh đẩy mạnh phân cấp trong đào tạo, bồi dưỡng; tăng cường ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số; bỏ quy định bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức.

Nghị định 172 quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức. Với 5 chương, 30 điều, nghị định này lược bỏ hình thức kỷ luật giáng chức với công chức lãnh đạo và hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ quản lý. Đồng thời, bảo đảm thống nhất giữa kỷ luật hành chính và kỷ luật Đảng, sử dụng hiệu quả kết quả đánh giá công chức.

Nghị định cũng bổ sung các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng, miễn hoặc loại trừ kỷ luật, thể chế hóa quy định số 69, sửa đổi tại quy định số 264 và quy định số 296 của Trung ương.

Nghị định 173 quy định về hợp đồng thực hiện nhiệm vụ công chức. Đây là cơ chế mới quan trọng nhằm thu hút nhân tài ngoài hệ thống hành chính nhà nước. Gồm 3 chương, 16 điều, nghị định quy định việc ký hợp đồng thực hiện một số nhiệm vụ công chức, đặc biệt là vị trí lãnh đạo, quản lý mang tính chiến lược, cấp bách. Có thể ký hợp đồng với chuyên gia đầu ngành, nhà quản lý, luật sư, doanh nhân tiêu biểu…

Ngân sách nhà nước bố trí kinh phí cho hoạt động này tối đa bằng 10% tổng quỹ tiền lương và tiền thưởng, ngoài quỹ lương và kinh phí khoán chi hành chính theo biên chế.

 Việc đồng thời ban hành Luật Cán bộ, công chức 2025 và 4 nghị định hướng dẫn không chỉ tạo ra hành lang pháp lý hoàn chỉnh, mà còn là minh chứng cho quyết tâm đổi mới mạnh mẽ trong xây dựng nền công vụ Việt Nam. Tư duy “tổ chức phục vụ” thay vì “quản lý hành chính” truyền thống đang dần được thể chế hóa. 

Theo VIETNAMNET Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Làm mới lại hợp tác quốc tế là yêu cầu cấp thiết để đạt các mục tiêu phát triển

Phát biểu dẫn đề tại Phiên thảo luận bàn tròn với chủ đề "Làm mới hợp tác phát triển quốc tế" trong khuôn khổ Hội nghị quốc tế lần thứ tư về tài chính cho phát triển tại Seville, Tây Ban Nha, chiều 1/7, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh: Làm mới lại hợp tác phát triển quốc tế không chỉ là một lựa chọn mà là yêu cầu cấp thiết để đạt được các mục tiêu phát triển.
02/07/2025

Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ cho ý kiến về phương án sửa đổi, bổ sung 3 luật quan trọng

Ngày 1/7, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ về một số nội dung quan trọng, trong đó có các phương án sửa đổi, bổ sung 3 luật quan trọng để chuẩn bị báo cáo cấp có thẩm quyền.
02/07/2025

Tạo chuyển biến thực chất, mạnh mẽ trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, Nghị quyết 57 là Nghị quyết có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững của đất nước trong giai đoạn mới, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta đang nỗ lực hoàn thành các mục tiêu của nhiệm kỳ và mô hình chính quyền địa phương hai cấp đã chính thức vận hành tại 34 tỉnh, thành phố từ ngày 1/7/2025.
02/07/2025

Các bí thư, chủ tịch tỉnh cam kết gì khi vận hành bộ máy mới?

Bắc Ninh đặt ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế đứng đầu toàn quốc, TPHCM trở thành cực tăng trưởng, Gia Lai tận dụng “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” khi có một Việt Nam thu nhỏ.
02/07/2025

Nhiều bí thư, chủ tịch tỉnh thay đổi vị trí công tác

Sau sáp nhập, nhân sự chủ chốt của các địa phương có sự thay đổi. Một số người từng giữ chức bí thư tỉnh ủy sang làm chủ tịch UBND tỉnh, thành, phó bí thư thường trực, chủ tịch HĐND. Ngoài ra, nhiều bí thư tỉnh ủy được điều về Trung ương.
02/07/2025

Thủ tướng: Quốc tế hóa bản sắc văn hóa dân tộc và dân tộc hóa tinh hoa văn hóa thế giới

Sáng 1/7, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ về một số nội dung quan trọng, trong đó có đề án liên quan phát triển văn hóa để chuẩn bị trình cấp có thẩm quyền.
01/07/2025

1/7/2025: Ngày hội non sông và bước ngoặt lịch sử

Ngày 1/7/2025 sẽ đi vào lịch sử cải cách bộ máy nhà nước Việt Nam như một dấu mốc mang tính đột phá và kiến tạo, cũng như lịch sử xây dựng và phát triển đất nước nói chung.
01/07/2025

Phó giáo sư làm bí thư xã biên giới: ‘Tôi xung phong, không ngại khó khăn’

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát, Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989), nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa không ngần ngại khi nhận nhiệm vụ.
01/07/2025

Miễn học phí: Mệnh lệnh vì dân, hành động vì tương lai

Quốc hội ngày vừa chính thức thông qua Nghị quyết miễn học phí cho học sinh phổ thông theo hướng: học sinh đang học tại các trường công lập được miễn hoàn toàn học phí, và học sinh học tại các trường tư thục được Nhà nước hỗ trợ học phí bằng mức học phí công lập tương ứng. Đây là tính ưu việt của chế độ ta.
30/06/2025

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm với nhân dân TPHCM và thông điệp gửi nhân dân cả nước

Sáng 30/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự "Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương" tại TPHCM và có bài phát biểu với nhân dân Thành phố, đồng thời gửi gắm thông điệp tới nhân dân cả nước. Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư.
30/06/2025

Danh sách Chủ tịch UBND các tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký các Quyết định chỉ định nhân sự giữ chức vụ Chủ tịch UBND các tỉnh, thành mới sau sáp nhập.
30/06/2025

Danh sách các Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy các tỉnh, thành phố mới sau sáp nhập

Danh sách các Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy các tỉnh, thành phố mới sau sáp nhập do Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ định.
30/06/2025