'Bộ đội Việt Nam sẽ tìm người mất tích ở Myanmar như tìm người thân'

Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ khẳng định bộ đội Việt Nam sẽ tìm kiếm nạn nhân bị vùi lấp sau thảm họa động đất tại Myanmar như tìm kiếm chính người thân của mình.

Chiều 30/3, Bộ Quốc phòng tổ chức lễ xuất quân tiễn 80 cán bộ, chiến sĩ lên đường tham gia cứu trợ nhân đạo, khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar.

Trả lời VnExpress, thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, Phó cục trưởng Cứu hộ - Cứu nạn, Tổng chỉ huy lực lượng cứu hộ, cho biết nhiệm vụ quan trọng nhất của quân đội Việt Nam là tập trung tìm kiếm và cứu nạn nhân còn sống sót. Đội huấn luyện viên và chó nghiệp vụ sẽ là mũi nhọn phát hiện ban đầu, sau đó đội công binh với các thiết bị hiện đại sẽ xác định chính xác vị trí và tiến hành giải cứu.

Ngoài ra, đoàn cũng cung cấp hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp bao gồm lương thực và y tế, hỗ trợ công binh và kỹ thuật để tiếp cận các khu vực bị ảnh hưởng; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng cứu trợ quốc tế và sở tại; đồng thời đảm bảo an toàn cho chính đội ngũ cứu trợ.

"Chúng tôi mang theo 5 tấn lương khô và các thiết bị cứu hộ tối tân như bộ dò tìm DESA, radar, thiết bị thủy lực và thiết bị tìm kiếm cầm tay PO-900. 60 tấn hàng viện trợ thiết yếu khác sẽ được vận chuyển ở những chuyến bay sau", Chỉ huy trưởng lực lượng cứu hộ thông tin.

Theo tướng Tỵ, đoàn công tác 80 người được tổ chức thành các bộ phận chuyên trách. Khối Chỉ huy và Cơ quan (11 người) đảm nhiệm vai trò điều hành, chỉ đạo toàn bộ các hoạt động tìm kiếm cứu nạn, thiết lập kênh liên lạc và phối hợp với các lực lượng khác.

Đội Chó nghiệp vụ tìm kiếm cứu nạn thuộc Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng (9 huấn luyện viên và 6 chó nghiệp vụ) sẽ trực tiếp dò tìm trong đống đổ nát, sử dụng khả năng đặc biệt của chó để phát hiện nguồn hơi của người mắc kẹt. Khi chó báo hiệu, thông tin sẽ được chuyển đến đội công binh để triển khai các biện pháp tiếp cận.

Đội Công binh cứu sập thuộc Binh chủng Công binh (30 người) là lực lượng chủ lực trong việc tiếp cận các khu vực đổ nát, sử dụng trang thiết bị chuyên dụng như thiết bị thủy lực để đào bới, tạo lối đi an toàn. Đội cũng được trang bị bộ dò tìm DESA và radar phát hiện âm thanh, hình ảnh để xác định vị trí nạn nhân.

Đội Quân y thuộc Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật (30 người) chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe cho các thành viên trong đoàn và thiết lập đội cấp cứu dã chiến quy mô nhỏ, sẵn sàng thu dung, điều trị tại chỗ cho người dân Myanmar được cứu nạn, cũng như hỗ trợ y tế cho lực lượng cứu hộ quốc tế khi cần thiết.

"Đội ngũ y bác sĩ tham gia đoàn đều có chuyên môn cao về cả nội khoa và ngoại khoa, giàu kinh nghiệm trong môi trường khắc nghiệt và cứu trợ thảm họa, gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc", ông khẳng định.

Lực lượng công binh tại lễ giao nhiệm vụ của Bộ Quốc phòng trước khi bay sang Myanmar. Ảnh: Giang Huy

Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ cho biết đoàn sẽ phải đối mặt với một số thách thức như thông tin ban đầu về thiệt hại còn hạn chế, chưa khảo sát kỹ lưỡng hiện trường sập đổ, và nguy cơ thường trực từ các dư chấn có thể đe dọa an toàn của lực lượng.

Tuy nhiên, ông khẳng định kinh nghiệm và sự trưởng thành từ nhiệm vụ cứu trợ thành công tại Thổ Nhĩ Kỳ năm 2023, đặc biệt trong công tác phối hợp đa phương, sử dụng trang thiết bị chuyên dụng và ứng phó với các tình huống khẩn cấp, sẽ là nền tảng vững chắc giúp đoàn vượt qua những trở ngại này.

"Sau khi đến Myanmar, chúng tôi sẽ phối hợp với Liên Hợp Quốc và chính quyền địa phương để xác định khu vực tìm kiếm. Công tác cứu hộ sẽ bắt đầu từ sáng mai sau khi hiệp đồng", tướng Tỵ nói.

Sáng 30/3, các Ngoại trưởng ASEAN họp khẩn theo hình thức trực tuyến để bàn về công tác khắc phục hậu quả động đất ở Myanmar và Thái Lan. Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, Trưởng SOM ASEAN - Việt Nam, khẳng định Việt Nam sẽ sát cánh cùng hai nước vượt qua những khó khăn hiện nay. Trước mắt, Việt Nam đang chuẩn bị để viện trợ cho Myanmar nhiều hàng hóa, vật tư thiết yếu, đồng thời triển khai hơn 100 cán bộ chiến sĩ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam sang Myanmar tham gia công tác cứu hộ, cứu nạn.

Trận động đất mạnh 7,7 độ xảy ra ở miền trung Myanmar hôm 28/3, sau đó vài phút xuất hiện dư chấn 6,7 độ, đã phá hủy các tòa nhà, làm sập cầu và hư hại đường sá trên khắp nước này. Ít nhất 1.644 người đã thiệt mạng, hàng trăm tòa nhà, cơ sở hạ tầng bị đổ sập hoặc hư hại nghiêm trọng, trong đó có nhiều bệnh viện, công trình hạ tầng, tòa nhà văn phòng. Người dân nhiều nước lân cận như Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam cũng cảm nhận được chấn động.

Theo vnexpress Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Chủ tịch tỉnh chọn chủ tịch xã như thế nào khi không còn cấp huyện, sáp nhập xã?

Khi không tổ chức cấp huyện, sáp nhập xã, nếu để chủ tịch cấp tỉnh chỉ định chủ tịch, phó chủ tịch và các ủy viên UBND xã, phường thì đòi hỏi sự công tâm và năng lực lãnh đạo tập thể của tổ chức.
31/03/2025

Bộ Nội vụ đề xuất cấp huyện chấm dứt hoạt động từ ngày 1/7/2025

Bộ Nội vụ đề xuất chính quyền cấp huyện sẽ chấm dứt thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và dừng hoạt động kể từ ngày 1/7/2025.
31/03/2025

Sắp xếp đơn vị hành chính: Không để xảy ra 'chạy chọt' trong công tác cán bộ

Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng “chạy chọt”, “lợi ích nhóm” trong công tác cán bộ khi sắp xếp bộ máy là một trong những nội dung trọng tâm được Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đưa ra.
26/03/2025

Thủ tướng: Bố trí xong cán bộ chuyên trách dân tộc, tôn giáo tại cơ sở trong tháng 6

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Nội vụ bố trí đảm bảo cơ cấu, số lượng cán bộ chuyên trách làm công tác dân tộc, tôn giáo, nhất là tại cơ sở. Thời hạn hoàn thành trong tháng 6/2025.
25/03/2025

Lấy ý kiến nhân dân trong 1 tháng về sửa Hiến pháp để sắp xếp bộ máy

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết dự kiến việc lấy ý kiến nhân dân sửa Hiến pháp trong 1 tháng, tổng hợp trong 5 ngày và thời gian lấy ý kiến trong tháng 5 tới tháng 6.
24/03/2025

Bộ Nội vụ: Vẫn làm đề án sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, sắp xếp xã theo Kết luận của Bộ Chính trị

Vụ trưởng Chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ cho biết, chỉ tạm dừng đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trước đây. Còn đề án sáp nhập tỉnh, sắp xếp cấp xã, bỏ cấp huyện theo Kết luận 127 của Bộ Chính trị vẫn được thực hiện.
24/03/2025

Giải bài toán nhân sự khi sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, sắp xếp cấp xã

Một trong những vấn đề quan trọng đặt ra khi sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, sắp xếp cấp xã là số lượng cán bộ, công chức cần tinh giản sẽ rất lớn và đòi hỏi đội ngũ ở lại phải có đủ trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
21/03/2025

6 nội dung phải báo cáo Trung ương về sắp xếp bộ máy

Nhiều nội dung liên quan tới kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị sẽ được báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.
20/03/2025

Trước 1/4, báo cáo Trung ương về đề án sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện

Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 yêu cầu tờ trình, đề án sắp xếp tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp phải báo cáo Trung ương trước 1/4.
20/03/2025

Chính phủ dự kiến trình Quốc hội 30 dự án luật, nghị quyết tại kỳ họp thứ 9

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo các cơ quan khẩn trương hoàn thiện các luật, nghị quyết bảo đảm tiến độ, chất lượng. Dự kiến, khoảng 30 dự án luật, nghị quyết sẽ được trình tại kỳ họp thứ 9 của Quốc hội.
20/03/2025

Trợ lý ảo giúp các thẩm phán giảm 30% khối lượng công việc

Hiện nay, trợ lý ảo đã được sử dụng ở tòa án tất cả các cấp và mang lại hiệu quả tốt. Trợ lý ảo có thể hỗ trợ thẩm phán một số nhiệm vụ như tìm bản án, tổng hợp tài liệu, mã hóa bản án; giúp giảm 30% khối lượng công việc.
19/03/2025

Giải thể Ban chỉ đạo xây dựng Nhà Quốc hội

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định về việc giải thể Ban chỉ đạo xây dựng Nhà Quốc hội. Tòa nhà được khởi công xây dựng từ tháng 10/2009 và đưa vào vận hành tháng 10/2014.
19/03/2025