Xây dựng văn hóa Liêm, Chính để cán bộ trọng liêm sỉ, biết xấu hổ khi vi phạm

Điều cốt yếu nhất là ý thức tự giác tu dưỡng, rèn luyện Liêm, Chính của mỗi cá nhân, để luôn nhớ điều cấm, giữ giới hạn, làm người trong sạch, trọng liêm sỉ, biết xấu hổ khi bản thân và người thân vi phạm.

Liêm, Chính là phạm trù rất rộng, thuộc về lĩnh vực ý thức tư tưởng, đạo đức, thuộc về phần “người” trong mỗi con người. Ý nghĩa của Liêm, Chính cũng được nghiên cứu, bàn luận ở nhiều góc độ, được cụ thể hóa ở mỗi ngành nghề, lĩnh vực khác nhau.

Song, bản chất của Liêm, Chính như Bác Hồ giải thích: Liêm là trong sạch, không tham lam; Chính là không tà, là thẳng thắn, đứng đắn.

Cơ chế không có lỗi

Mục đích của giáo dục Liêm, Chính nhằm xây dựng mỗi công dân thành một người tử tế. Liêm, Chính trở thành văn hóa sống và làm việc của toàn xã hội. Từ cổ chí kim, không chỉ ở phương Đông, mà cả phương Tây cũng rất quan tâm đến giáo dục Liêm, Chính, mặc dù việc định danh có thể không giống nhau.

Và cho đến nay, giáo dục Liêm, Chính vẫn là vấn đề mang tính thời sự. Aristotle - triết gia lỗi lạc của Hy Lạp, ngay từ những năm trước Công nguyên đã bàn về sự “công chính”, cho rằng “công chính” không tự nhiên có mà phải qua một quá trình “tu tập”, trong đó trách nhiệm giáo dục công chính trước hết thuộc về nhà nước.

Hội nghị toàn quốc quán triệt Quy định số 144-QĐ/TW về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới. Ảnh: N.T
Hội nghị toàn quốc quán triệt Quy định số 144-QĐ/TW về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới. Ảnh: N.T

Ở Việt Nam, ngay sau khi vừa giành được chính quyền, mặc dù còn bộn bề công việc, nhưng tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời ngày 3/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định giáo dục Liêm, Chính là một trong sáu nhiệm vụ cấp bách của cách mạng.

Từ đó tới nay, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, quy định nhằm giáo dục Liêm, Chính cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Văn kiện Đại hội 13 của Đảng đề ra chủ trương “kiên trì giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức về đức tính liêm khiết, xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng, lãng phí”.

Gần đây, Bộ Chính trị đã ký, ban hành Quy định số 144 ngày 9/5/2024 về “Chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới”.

Phát biểu nhậm chức, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã khẳng định tiếp tục quyết tâm xây dựng, chỉnh đốn Đảng để Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, “là đạo đức, là văn minh”.

Tại sao lâu nay chúng ta vẫn không ngừng lo lắng về nguy cơ xuống cấp đạo đức Liêm, Chính của cán bộ, đảng viên? Vấn đề càng trở nên cấp thiết khi vừa qua, nhiều cán bộ, đảng viên, có cả cán bộ lãnh đạo cấp cao vướng vào tham nhũng, tiêu cực, bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự.

Trong chương trình nghị sự của các cơ quan chức năng Trung ương thời gian tới tiếp tục bàn, chỉ đạo về tăng cường giáo dục Liêm, Chính. Có ý kiến cho rằng do cơ chế, chính sách, pháp luật chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, chưa chặt chẽ.

Thực tế cho thấy, cơ chế không có lỗi. Qua tổng rà soát trên 1.000 lượt văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác có liên quan trên các lĩnh vực, chỉ có 6% trong số đó có sơ hở, bất cập. Cũng không ít người cho rằng do khách quan, tác động tiêu cực của cơ chế kinh tế thị trường; nhưng kinh tế thị trường có ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Xem ra vấn đề còn nằm ở nhiều phương diện khác.

Nên chăng có chiến lược về giáo dục Liêm, Chính 

Các chuẩn mực đạo đức nói chung, Liêm, Chính nói riêng, chúng ta đã bàn thảo nhiều và định hình tương đối rõ nét, nhưng làm thế nào để đạt được chuẩn mực đó thì lại chưa mạnh mẽ, rõ nét.

Thiết nghĩ, để hình thành đạo đức, cao hơn nữa là văn hóa Liêm Chính trong mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân “phần nhiều do giáo dục mà nên”.

Tuy nhiên, qua tổng kết, chỉ riêng đối với công tác giáo dục phòng, chống tham nhũng cho thấy nội dung, hình thức, thời lượng giảng dạy “chưa thực sự phù hợp” với cả người dạy và người học.

Nên chăng phải có một chiến lược về giáo dục Liêm, Chính để thực hiện thực chất, phù hợp từ nhà trường, gia đình đến xã hội, từ mỗi tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, từ khi còn nhỏ và suốt quá trình trưởng thành. Trong đó, giáo dục Liêm, Chính cho đội ngũ cán bộ, đảng viên là hạt nhân, tạo sự lan tỏa trong toàn xã hội.

Cùng với giáo dục là sự “trừng phạt”, ở nhiều cấp độ khác nhau, cao nhất là xử lý theo pháp luật đối với những hành vi vi phạm Liêm, Chính. Nhưng, đạo đức là lĩnh vực tư tưởng, tinh thần, không thể hình thành chỉ bằng “trừng phạt” (sử dụng sức mạnh cứng) mà cần có sự kết hợp hài hòa của sức mạnh mềm, trước hết là sự nêu gương của người lãnh đạo.

Không kém phần quan trọng, Liêm, Chính phải được nuôi dưỡng bằng các điều kiện bảo đảm như: Sự phát triển kinh tế, chế độ, chính sách, lương bổng, môi trường xã hội,…

Điều cốt yếu nhất là ý thức tự giác tu dưỡng, rèn luyện Liêm, Chính của mỗi cá nhân, để luôn nhớ điều cấm, giữ giới hạn, làm người trong sạch, làm việc trong sáng, trọng liêm sỉ, bất luận hoàn cảnh nào cũng không ham hố vật chất, quyền lực, biết xấu hổ khi bản thân và người thân vi phạm.

Các biện pháp để xây dựng Liêm, Chính phải có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình phù hợp nhưng không thể làm xong việc này mới đến việc khác, mà phải có sự đồng bộ nhất định.

Chặng đường xây dựng văn hóa Liêm, Chính không đơn giản, càng không thể làm một lần; đòi hỏi phải có quyết tâm cao, bởi đó không chỉ là lối sống, cách ứng xử của mỗi con người, mà còn là hồn cốt của dân tộc, là chỉ số về chất lượng phát triển và sức mạnh mềm của quốc gia.

Theo Vietnamnet Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Thông cáo đặc biệt về lễ quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ đồng chí Trần Đức Lương, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức Lễ tang Đồng chí với nghi thức Lễ Quốc tang.
23/05/2025

Nguyên Chủ Tích nước Trần Đức Lương từ trần

Sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù đã được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, y bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, sức yếu, Đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã từ trần hồi 22 giờ 51 phút ngày 20 tháng 5 năm 2025, tại nhà riêng, hưởng thọ 88 tuổi.
22/05/2025

Luật Đấu thầu và yêu cầu sửa đổi khẩn cấp

Chiều 17/5/2025, tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu và các luật liên quan đến đầu tư công, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ rõ bốn vấn đề rất nghiêm trọng đang tồn tại trong Luật Đấu thầu hiện hành: làm chậm tiến độ phát triển đất nước, hạ thấp chất lượng công trình, gây lãng phí nguồn lực và làm hư hỏng, mất cán bộ.
21/05/2025

Dù miễn thuế, không nhà đầu tư nào dám để lại 1 USD nếu thiếu điều này

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp, nếu thiếu cơ chế giải quyết tranh chấp đáng tin cậy, chắc chắn không có một nhà đầu tư nào dám để lại 1 USD cho dù cam kết miễn thuế 100%.
19/05/2025

Bộ Chính trị: "Tránh lộ thông tin, bí mật nội bộ liên quan sắp xếp bộ máy"

Theo yêu cầu của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, phải chủ động phòng tránh việc lộ thông tin, tài liệu bí mật Nhà nước, bí mật nội bộ liên quan đến việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy.
19/05/2025

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025), sáng 19/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ (đường Bắc Sơn, Hà Nội).
19/05/2025

Việt Nam, Thái Lan chính thức nâng cấp quan hệ lên 'Đối tác Chiến lược toàn diện'

Ngày 16/5, sau Lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã tiến hành hội đàm và họp Nội các chung Việt Nam - Thái Lan lần thứ 4.
16/05/2025

Nữ Thủ tướng Thái Lan đến Hà Nội

Trưa nay, chuyên cơ chở Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra cùng đoàn đại biểu Chính phủ Thái Lan hạ cánh ở sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội).
15/05/2025

Việt Nam tiến tới làm chủ công nghệ năng lượng hạt nhân

Việt Nam tiến tới làm chủ công nghệ năng lượng hạt nhân để phát triển kinh tế - xã hội, dần hình thành ngành công nghiệp hạt nhân.
15/05/2025

Thủ tướng đề nghị WB tiếp tục hỗ trợ Việt Nam 'làm giàu', xây dựng hạ tầng chiến lược

Trưa 15/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp bà Mariam J. Sherman, Giám đốc Quốc gia của Văn phòng Ngân hàng Thế giới (WB) khu vực Việt Nam, Lào, Campuchia.
15/05/2025

Cấp huyện hoàn thành sứ mệnh lịch sử, địa danh thân thương chỉ còn là hoài niệm

Đánh giá cao chủ trương sáp nhập tỉnh, đại biểu Quốc hội chia sẻ về một số địa danh thân thương từng gắn liền với lịch sử dân tộc, với nhân dân địa phương chỉ còn là hoài niệm.
14/05/2025

"Không để sau sáp nhập, dân phải ùn ùn đi đổi căn cước, làm lại sổ đỏ"

Theo đại biểu Quốc hội, cùng với tinh gọn bộ máy và đơn vị hành chính các cấp, phải ứng dụng công nghệ thay giấy tờ, bởi nếu người dân ùn ùn đi đổi căn cước, làm lại sổ đỏ, bộ máy không thể làm được.
14/05/2025