Vì sao học phí đại học tăng dần đều?

Nhiều trường thông báo tăng học phí Năm nay mức học phí dự kiến của nhiều trường tăng cao so với năm học trước, đặc biệt là các trường khối ngành y dược. Một số trường tăng học phí cao nhất lên tới hơn 40%. Mới đây, nhiều trường đại học đồng loạt tăng học phí trong năm học tới, do bắt đầu thực hiện tự chủ theo quy định mới. Đối với nhóm ngành sức khỏe như Y khoa, Dược học, Răng Hàm Mặt, nhiều trường điều chỉnh mức học phí tăng cao. Tại các trường công lập như Y khoa Phạm Ngọc Thạch, học phí dự kiến cao nhất trên 44 triệu đồng, tăng 40% so với năm ngoái. Đây là năm thứ hai, học phí Trường Đại h...

Nhiều trường thông báo tăng học phí

Năm nay mức học phí dự kiến của nhiều trường tăng cao so với năm học trước, đặc biệt là các trường khối ngành y dược. Một số trường tăng học phí cao nhất lên tới hơn 40%.

Mới đây, nhiều trường đại học đồng loạt tăng học phí trong năm học tới, do bắt đầu thực hiện tự chủ theo quy định mới. Đối với nhóm ngành sức khỏe như Y khoa, Dược học, Răng Hàm Mặt, nhiều trường điều chỉnh mức học phí tăng cao. Tại các trường công lập như Y khoa Phạm Ngọc Thạch, học phí dự kiến cao nhất trên 44 triệu đồng, tăng 40% so với năm ngoái. Đây là năm thứ hai, học phí Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch tăng cao. Năm 2020, sinh viên có hộ khẩu tại Tp.Hồ Chí Minh đóng 14,3 triệu đồng; hộ khẩu ngoài Tp.Hồ Chí Minh đóng 28,6 triệu đồng.

Một trường có đào tạo Y, Dược khác là Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng cũng dự kiến tăng học phí. Cụ thể, học phí ngành Răng Hàm Mặt chương trình tiếng Việt năm 2022 là 105 triệu đồng/học kỳ, trong khi mức cũ là 91 triệu đồng/học kỳ. Với chương trình đào tạo bằng tiếng Anh, mức học phí tăng từ 110 triệu đồng/học kỳ lên mức 125 triệu đồng/học kỳ. Với các ngành học khác, mức tăng nhẹ hơn, theo Vietnamnet.

Các trường công lập bắt đầu thực hiện tự chủ theo quy định mới. Những khối ngành xã hội hay kỹ thuật, thuộc đại học quốc gia Tp.HCM, mức tăng học phí dao động từ khoảng 10% - 30%. Theo một số trường, dù tăng học phí vậy nhưng vẫn chưa đủ thu bù chi, do các trường bị cắt nguồn kinh phí ngay từ năm học mới, trong khi các trường chỉ được tăng theo lộ trình, áp dụng với sinh viên khóa mới.

Ngoài ra, các trường ngoài công lập, mức học phí của nhóm ngành sức khỏe mức điều chỉnh tăng thấp hơn, do học phí từ trước đã cao hơn so với trường công lập bởi những ngành này liên quan trực tiếp sức khỏe cộng đồng cần đầu tư đào tạo chuẩn mực để giúp sinh viên ra trường đáp ứng được nhu cầu xã hội.

Theo số liệu trên báo Tiền Phong, so với năm học 2021 - 2022 thì mức học phí năm học 2022 - 2023 tăng vọt (trừ khối ngành II, Nghệ thuật). Đặc biệt, khối ngành VI.2 (Y dược), tăng 71,3% (hiện đang ở mức trần 1,43 triệu đồng/tháng sẽ tăng lên thành 2,45 triệu đồng/tháng). Các khối ngành còn lại (trừ khối ngành II) hầu hết đều tăng hơn 20% đến gần 30%, riêng khối ngành IV (Khoa học sự sống, Khoa học tự nhiên) mức tăng vừa phải hơn, 15,3%.

Là một trong những trường đại học thông báo tăng học phí sớm nhất, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến học phí theo các mức: Chương trình Đào tạo chuẩn, dao động từ 22 - 28 triệu đồng/năm; Chương trình ELiTECH dao động từ 40 - 45 triệu đồng/năm. Các chương trình, học phí dao động từ 50 - 60 triệu đồng/năm như: Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (IT-E10, IT-E10x); Công nghệ thông tin Việt – Pháp (IT-EP, IT-EPx); Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (EM-E14, EM-E14x). Chương trình Tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế dao động từ 45 - 50 triệu đồng/năm; Chương trình Đào tạo quốc tế dao động từ 55 - 65 triệu đồng/năm, Chương trình TROY (học 3 kỳ/năm) dao động từ 80 triệu đồng/năm.

Trường Đại học Bách khoa Tp.Hồ Chí Minh và Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.Hồ Chí Minh là hai trường đào tạo các ngành khối kỹ thuật cũng tăng học phí theo hướng tự chủ với mức tăng từ trên 15 triệu lên 25 - 30 triệu tùy ngành. Sinh viên cũng mong thực hiện các chương trình hỗ trợ cho những em gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Trước lộ trình tăng học phí "chóng mặt", Học viện Báo chí và Tuyên truyền vừa đưa ra dự kiến mức học phí năm 2022 để "trấn an" sinh viên. Cụ thể các ngành đào tạo giảng viên lý luận chính trị (Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh) vẫn được được miễn học phí. Bên cạnh đó, các ngành khác hệ đại trà tăng từ 276.000 đồng/tín chỉ (chương trình toàn khóa 143 tín chỉ) lên 440.559 đồng/tín chỉ; hệ chất lượng cao tăng từ 771.200 đồng/tín chỉ lên 1.321.677 đồng/tín chỉ.

Năm học tới, Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) cũng dự kiến tăng học phí ở khóa tuyển sinh năm 2022. Mức thu cho năm học 2022 - 2023 tương đương 42 triệu đồng, năm học 2023 - 2024 là 44 triệu đồng, năm học 2024 - 2025 là 46 triệu đồng và năm học 2025 - 2026 là 48 triệu đồng. Như vậy, mức học phí năm học 2022 - 2023 so với năm trước đã tăng thêm 24,5%.

Không ngoại lệ, học phí tại Trường Đại học Bách khoa Tp.Hồ Chí Minh tăng theo chu kỳ với chương trình chất lượng cao, tiên tiến giảng dạy bằng tiếng Anh được thu theo Đề án định mức Kinh tế - Kỹ thuật của nhà trường. Dự kiến, học phí chương trình chất lượng cao năm 2022 - 2023 là 72 triệu đồng/năm và năm 2023-2024 là 80 triệu đồng/năm. Đối với chương trình chất lượng cao tăng cường tiếng Nhật, học phí dự kiến năm 2022 - 2023 là 55 triệu đồng/năm và 2023 - 2024 là 60 triệu đồng/năm.

Một đại học khác có mức tăng học phí khá mạnh là trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh), Nhà trường dự kiến tăng học phí ngành khoa học xã hội từ 16 - 20 triệu đồng/sinh viên/năm học; học phí nhóm ngành ngôn ngữ và du lịch từ 21 - 24 triệu đồng/sinh viên/năm học. Mức học phí chương trình chất lượng cao (theo chi phí thực tế) gấp 3 lần mức trần học phí chương trình đào tạo hệ chuẩn trình độ đại học, dự kiến là 60 triệu đồng/sinh viên/năm.

Vì sao học phí đại học tăng dần đều?

Tăng học phí theo lộ trình?

Thông tin trên VTV News, theo lý giải của các trường đại học, việc học phí tăng dựa theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2021 (Nghị định 81).

Mức thu các năm sau có thể được điều chỉnh trượt giá theo quy định. Học phí được dùng để đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đào tạo, thực hành và năng lực ngoại ngữ.

TTXVN đưa tin, về lộ trình tăng học phí giai đoạn 2020 - 2025, PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết: “Đề án học phí của trường theo cơ chế giá, căn cứ vào chi phí đào tạo. Với một chương trình riêng lẻ học phí tăng không quá 10% một năm so với chương trình hiện hành. Đảm bảo mức tăng trung bình với tất cả chương trình đào tạo không vượt quá 8%/năm. Thu chi thế nào đều được thông báo tới người học”.

Theo Bộ GD&ĐT các trường đại học tăng học phí theo Nghị định 81 là: Học phí năm học 2021 - 2022 ở các cấp học không thu vượt mức trần khung học phí năm 2020-2021. Từ năm học 2022 trở đi, học phí mới sẽ áp dụng theo Nghị định 81. Mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư (chưa tự chủ) được áp dụng theo khối ngành, chuyên ngành đào tạo.

Lý giải về việc tăng học phí lần này, các chuyên gia cho hay, việc tự chủ giúp các trường tự cân đối thu bù chi và cân đối đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất để người học được tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại, đáp ứng đòi hỏi nguồn nhân lực cho tương lai. Đồng thời, thúc đẩy các trường công nâng cao chất lượng, cạnh tranh bình đẳng với các trường ngoài công lập.

Các trường đồng loạt tăng học phí cũng cần chú ý đến các chính sách hỗ trợ học bổng, vay tín chấp với lãi suất 0% với sinh viên khó khăn, vùng sâu vùng xa để các em có tiền đóng học phí và trang trải chi phí học tập.

Trúc Chi (t/h)
https://www.nguoiduatin.vn/vi-sao-hoc-phi-dai-hoc-tang-dan-deu-a552150.html

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Yêu cầu kiểm điểm vụ xã đặc biệt khó khăn chi 480 triệu đồng làm 2 bàn tay

Chủ tịch UBND huyện Vân Canh (Bình Định) yêu cầu Chủ tịch UBND xã Canh Liên tổ chức kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân để xảy ra thiếu sót tại công trình làm 2 bàn tay.
17/09/2024

Quá tải tại bãi giữ xe vi phạm

Theo thống kê, hiện cả nước có hàng triệu phương tiện giao thông bị tạm giữ tại các cơ sở trông giữ xe của cơ quan chức năng, chờ xử lý. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2024, các lực lượng chức năng đã tạm giữ hơn 715 nghìn phương tiện vi phạm, trong đó chủ yếu là xe máy. Điều này đã dẫn đến sự quá tải nghiêm trọng tại nhiều bãi giữ xe, gây nguy cơ cháy nổ, nhất là tại các thành phố lớn như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng...
16/09/2024

CSGT "chặn" đoàn xe cứu trợ để… mời cơm

Trạm CSGT Đức Phổ mời lái xe chở hàng cứu trợ đến nơi nghỉ ngơi, ăn cơm miễn phí.
15/09/2024

Vụ “Gây rối trật tự công cộng” tại An Dương, Hải Phòng: Người nhà gửi đơn kêu oan

Được biết, chiều tối ngày 20/7/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện An Dương, TP. Hải Phòng đã khởi tố, bắt tạm giam đối với bị can Phạm Thị Thu Trang (trú tại 45/143 Tôn Đức Thắng, phường Trần Nguyên Hãn, quận Lê Chân, TP. Hải Phòng) cùng 7 người khác về tội “Gây rối trật tự công cộng”, với cáo buộc cầm đầu nhóm đối tượng có hành vi manh động, côn đồ, xông vào công trường Dự án đầu tư xây dựng nút giao khác mức ngã tư đường Tôn Đức Thắng - Máng nước - QL5 tại xã An Đồng, huyện An Dương, TP. Hải Phòng gây rối trật tự công cộng xảy ra trước đó.
14/09/2024

Chính phủ ban hành Nghị định về công tác xã hội

Công tác xã hội có chức năng hỗ trợ phòng ngừa; can thiệp, trị liệu; hỗ trợ phục hồi, phát triển đối tượng nhằm bảo đảm an sinh xã hội và xây dựng hạnh phúc của người dân; góp phần bảo đảm thực hiện quyền, nhân phẩm, giá trị của con người, công bằng và bình đẳng xã hội theo quy định của pháp luật.
14/09/2024

Rà soát các cơ sở chăm sóc trẻ em sau vụ Mái ấm Hoa Hồng

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đã yêu cầu tiến hành rà soát, thanh kiểm tra các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em công lập và ngoài công lập trên địa bàn TPHCM bảo đảm theo đúng quy định của Chính phủ.
14/09/2024

Đã có 336 người chết, mất tích do ảnh hưởng của bão, mưa lũ và sạt lở đất

Lào Cai hiện đang là địa phương có nhiều người chết và mất tích do bão, mưa lũ và sạt lở với 179 người (98 người chết, 81 người mất tích), trong đó tại huyện Bảo Yên có đến 110 chết và mất tích.
13/09/2024

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam công khai sao kê tài khoản ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Để bảo đảm tính minh bạch, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã công khai sao kê tài khoản Vietcombank 0011001932418 từ ngày 1/9 đến 10/9/2024; thể hiện minh bạch việc ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
13/09/2024

Cư dân chung cư Osaka Complex tố Công ty TNHH Nam Minh Hoàng tự ý ngăn cản việc khắc phục hậu quả sau bão Yagi

Sau cơn bão Yagi, chung cư Osaka Complex, nơi có hơn 700 hộ gia đình sinh sống, đã chịu nhiều thiệt hại nghiêm trọng, bao gồm cây đổ và hàng rào tôn bị hư hỏng. Trong bối cảnh khẩn cấp này, vào sáng 8/9/2024, cư dân đã tập hợp để dọn dẹp và khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, bất ngờ xuất hiện nhân viên của Công ty TNHH Nam Minh Hoàng (tự nhận là đơn vị quản lý vận hành) – đã ngăn cản họ thực hiện công việc này, thậm chí bị người dân tố cáo có hành vi khiêu khích và gây rối.
12/09/2024

Khởi tố đối tượng đi xe ba bánh tự xưng là thương binh gây rối trật tự công cộng

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Đống Đa, thành phố Hà Nội vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Lê Vũ Ngọc (tức “Ngọc say", sinh năm 1960; trú tại phường Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội), để điều tra hành vi gây rối trật tự công cộng.
12/09/2024

Quảng Ninh xin nhường 100 tỷ hỗ trợ: Phát huy tinh thần 'nhường cơm sẻ áo'

Dù bị bão số 3 tàn phá nặng nề, tuy nhiên lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã đề nghị không nhận hỗ trợ 100 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương để nhường cho tỉnh khác.
09/09/2024

Vụ Mái ấm Hoa Hồng: Khởi tố, bắt tạm giam 2 bảo mẫu

Công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Thị Ngọc Cẩm và Diệp Ngọc Tuyền (đều là bảo mẫu của Mái ấm Hoa Hồng) cùng về tội “Hành hạ người khác”.
07/09/2024