Trợ lý ảo giúp các thẩm phán giảm 30% khối lượng công việc

Hiện nay, trợ lý ảo đã được sử dụng ở tòa án tất cả các cấp và mang lại hiệu quả tốt. Trợ lý ảo có thể hỗ trợ thẩm phán một số nhiệm vụ như tìm bản án, tổng hợp tài liệu, mã hóa bản án; giúp giảm 30% khối lượng công việc.

Tại tọa đàm “Đánh giá toàn cảnh trí tuệ nhân tạo trong khu vực công tại Việt Nam” do Viện Nghiên cứu chính sách và Phát triển truyền thông (IPS) phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam tổ chức chiều ngày 18/3, nhóm nghiên cứu của IPS đưa ra trường hợp thành công trong tích hợp AI ở Tòa án nhân dân tối cao.

Tọa đàm nhằm chia sẻ kết quả đánh giá bối cảnh, định hướng chiến lược…, từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách nhằm phát huy tiềm năng của AI. Ảnh: Nguyễn Thảo

Trợ lý ảo cho các thẩm phán ở Tòa án nhân dân tối cao được đưa vào từ năm 2022, tức là trước khi ChatGPT ra đời và dựa trên những mô hình AI truyền thống. 

Trợ lý ảo có thể hỗ trợ thẩm phán một số nhiệm vụ như tìm bản án, tổng hợp tài liệu, mã hóa bản án... Hiện nay, trợ lý ảo này đã được sử dụng ở tòa án tất cả các cấp và mang lại hiệu quả tốt. 

Theo lời của những người trong ngành, AI giúp họ giảm 30% khối lượng công việc. Ví dụ như trước đây các thẩm phán có một nhiệm vụ rất tỉ mỉ là mã hóa bản án để đưa lên trang web của Tòa án nhân dân tối cao.

Một vụ án phức tạp mất vài ngày để làm công việc này, vụ án đơn giản cũng mất khoảng 1 ngày. Nhưng hiện nay, nhờ có trợ lý ảo, các thẩm phán chỉ cần nhấp chuột và làm xong trong khoảng vài phút.

Trong bối cảnh đó, nhóm nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị cần nâng cao năng lực công nghệ số trong cơ quan nhà nước; đẩy mạnh đào tạo nhân lực có khả năng phát triển và vận hành hệ thống AI; xây dựng khung pháp lý và cơ chế rõ ràng; khuyến khích nghiên cứu, phát triển sản phẩm, giải pháp AI cho khu vực công.

“Chú trọng AI có đạo đức và quản lý rủi ro thông qua hệ thống giám sát, đánh giá tác động, đảm bảo nguyên tắc minh bạch, công bằng, không thiên vị và bảo vệ quyền riêng tư của công dân. Việt Nam cần áp dụng AI một cách có chọn lọc, phù hợp với điều kiện thực tế cũng như nhu cầu cụ thể trong khu vực công, tránh chạy theo xu hướng công nghệ một cách mù quáng để đảm bảo hiệu quả thực sự và lợi ích công cộng”, nhóm nghiên cứu đề xuất.

Ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng IPS, khẳng định ứng dụng AI trong khu vực công ở Việt Nam có tiềm năng to lớn, đặc biệt ở các khía cạnh về hỗ trợ năng lực ra quyết định chính sách, nâng cao hiệu suất công việc và cải tiến cung ứng dịch vụ công.

“Vì vậy, mỗi cơ quan cần khai mở tiềm năng này bằng việc xác định rõ ‘bài toán’ riêng của mình để lựa chọn công nghệ AI phù hợp, đồng thời đánh giá mức độ sẵn sàng của nội bộ tổ chức để xây dựng lộ trình triển khai một cách có hiệu quả”, Viện trưởng IPS gợi mở.

Theo vietnamnet Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Chủ tịch tỉnh chọn chủ tịch xã như thế nào khi không còn cấp huyện, sáp nhập xã?

Khi không tổ chức cấp huyện, sáp nhập xã, nếu để chủ tịch cấp tỉnh chỉ định chủ tịch, phó chủ tịch và các ủy viên UBND xã, phường thì đòi hỏi sự công tâm và năng lực lãnh đạo tập thể của tổ chức.
31/03/2025

'Bộ đội Việt Nam sẽ tìm người mất tích ở Myanmar như tìm người thân'

Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ khẳng định bộ đội Việt Nam sẽ tìm kiếm nạn nhân bị vùi lấp sau thảm họa động đất tại Myanmar như tìm kiếm chính người thân của mình.
31/03/2025

Bộ Nội vụ đề xuất cấp huyện chấm dứt hoạt động từ ngày 1/7/2025

Bộ Nội vụ đề xuất chính quyền cấp huyện sẽ chấm dứt thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và dừng hoạt động kể từ ngày 1/7/2025.
31/03/2025

Sắp xếp đơn vị hành chính: Không để xảy ra 'chạy chọt' trong công tác cán bộ

Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng “chạy chọt”, “lợi ích nhóm” trong công tác cán bộ khi sắp xếp bộ máy là một trong những nội dung trọng tâm được Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đưa ra.
26/03/2025

Thủ tướng: Bố trí xong cán bộ chuyên trách dân tộc, tôn giáo tại cơ sở trong tháng 6

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Nội vụ bố trí đảm bảo cơ cấu, số lượng cán bộ chuyên trách làm công tác dân tộc, tôn giáo, nhất là tại cơ sở. Thời hạn hoàn thành trong tháng 6/2025.
25/03/2025

Lấy ý kiến nhân dân trong 1 tháng về sửa Hiến pháp để sắp xếp bộ máy

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết dự kiến việc lấy ý kiến nhân dân sửa Hiến pháp trong 1 tháng, tổng hợp trong 5 ngày và thời gian lấy ý kiến trong tháng 5 tới tháng 6.
24/03/2025

Bộ Nội vụ: Vẫn làm đề án sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, sắp xếp xã theo Kết luận của Bộ Chính trị

Vụ trưởng Chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ cho biết, chỉ tạm dừng đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trước đây. Còn đề án sáp nhập tỉnh, sắp xếp cấp xã, bỏ cấp huyện theo Kết luận 127 của Bộ Chính trị vẫn được thực hiện.
24/03/2025

Giải bài toán nhân sự khi sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, sắp xếp cấp xã

Một trong những vấn đề quan trọng đặt ra khi sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, sắp xếp cấp xã là số lượng cán bộ, công chức cần tinh giản sẽ rất lớn và đòi hỏi đội ngũ ở lại phải có đủ trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
21/03/2025

6 nội dung phải báo cáo Trung ương về sắp xếp bộ máy

Nhiều nội dung liên quan tới kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị sẽ được báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.
20/03/2025

Trước 1/4, báo cáo Trung ương về đề án sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện

Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 yêu cầu tờ trình, đề án sắp xếp tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp phải báo cáo Trung ương trước 1/4.
20/03/2025

Chính phủ dự kiến trình Quốc hội 30 dự án luật, nghị quyết tại kỳ họp thứ 9

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo các cơ quan khẩn trương hoàn thiện các luật, nghị quyết bảo đảm tiến độ, chất lượng. Dự kiến, khoảng 30 dự án luật, nghị quyết sẽ được trình tại kỳ họp thứ 9 của Quốc hội.
20/03/2025

Giải thể Ban chỉ đạo xây dựng Nhà Quốc hội

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định về việc giải thể Ban chỉ đạo xây dựng Nhà Quốc hội. Tòa nhà được khởi công xây dựng từ tháng 10/2009 và đưa vào vận hành tháng 10/2014.
19/03/2025