Trẻ bị bỏ quên trên xe: Dù có lắp camera cũng không thể thay thế được con người

"Nếu các cá nhân thiếu trách nhiệm thì dù xe có lắp camera cũng không thể thay thế được con người”, ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH) nhấn mạnh.

Lời tòa soạn


5 năm trước, dư luận từng rúng động trước thông tin học sinh lớp 1 tử vong vì bị bỏ quên trên ô tô đưa đón. Khi đó, từ những câu hỏi về trách nhiệm, một loạt vấn đề về quy trình, yếu tố con người liên quan đến khâu vận chuyển, đưa đón học sinh đã được rà soát, điều chỉnh theo hướng tăng cường các điều kiện đảm bảo an toàn. Vậy nhưng, từ bài học cũ ở Trường PTLC Quốc tế Gateway (Hà Nội), nỗi đau mới lại xảy ra ở Trường Mầm non Hồng Nhung (TP Thái Bình). Thực tế, với trẻ nhỏ không thể tự bảo vệ mình, sự an toàn phải được đảm bảo bằng quy trình với  chuỗi giám sát chặt chẽ, thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao, khi đó chuyện đau lòng mới không lặp lại.

Để ngăn chặn tình trạng trẻ bị bỏ quên trên xe đưa đón học sinh sau sự việc xảy ra ở Thái Bình, TS. Trần Hữu Minh, Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho rằng, cần ban hành ngay quy trình quản lý việc đưa đón học sinh và quy định về quản lý học sinh.

Cần 2 quy trình quản lý việc đưa đón học sinh và quy định về quản lý học sinh

Theo ông Trần Hữu Minh, khi chưa có hai quy định này sẽ dẫn tới tình trạng mỗi nơi làm một kiểu và tổ chức thực hiện hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức, trách nhiệm và nhận thức của mỗi cá nhân.

Ông Minh lưu ý, quy trình về quản lý việc đưa đón học sinh cần nêu rõ trách nhiệm của hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm, người quản lý học sinh trên xe; các biểu mẫu, nội dung công việc cần làm trên xe, khi xuống xe, khi lên xe... Còn đối với quy định về quản lý học sinh cần có mẫu, điểm danh, việc cần làm khi phát hiện học sinh vắng, đặc biệt với trẻ em mầm non và học sinh tiểu học.

Hiện trường vụ việc bỏ quên học sinh trên xe đưa đón ở Trường Mầm non Hồng Nhung (TP Thái Bình)
Hiện trường vụ việc bỏ quên học sinh trên xe đưa đón ở Trường Mầm non Hồng Nhung (TP Thái Bình)

Đại biểu Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, vụ việc trẻ bị bỏ quên trên xe đưa đón dẫn đến tử vong ở Thái Bình là rất thương tâm. Ở góc độ và địa vị của gia đình nạn nhân, theo ông Hòa, nỗi đau này là quá sức chịu đựng.

Từ vụ việc này, quy trình đưa đón trẻ cần phải được siết chặt và thực thi nghiêm ngặt, đồng thời cần có hệ thống cảnh báo. Đối với lái xe, phải thực hiện đúng quy định; khi giao trẻ, xuống xe, phải kiểm tra xem còn trẻ em ở trên xe hay không. Vấn đề này cũng đã có quy định pháp luật, đó là lái xe đưa đón học sinh phải thực hiện quy định về kinh doanh vận tải hành khách, không thể không kiểm tra xem còn học sinh trên xe hay không. Cùng với đó, cô giáo phụ trách đưa đón học sinh cũng phải kiểm tra xe khi giao nhận học sinh.

Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, sau bi kịch xảy ra ở trường Gateway, Bộ GD&ĐT cũng đã nhắc nhở với những trường có xe đưa đón học sinh nhưng đáng buồn là sự việc đau lòng vẫn lặp lại. 

"Vụ việc ở Thái Bình, cả 3 người có trách nhiệm trực tiếp đều tắc trách, chủ quan không kiểm tra dẫn đến cháu bé bị bỏ quên và tử vong. Dù vụ việc đã bị xử lý hình sự, những người có liên quan cũng đã bị khởi tố nhưng đều là chuyện đã rồi. Đáng nói, hoàn cảnh xảy ra lặp lại y như vụ ở trường Gateway năm nào.

Do đó, tôi cho rằng, giải pháp đặt ra lúc này là phải ban hành quy trình cụ thể gắn với trách nhiệm của từng vị trí và phải thường xuyên kiểm tra, giám sát việc vận hành quy trình đó. Quy trình đưa đón trẻ đi xe nhà trường có thể do Bộ GD&ĐT ban hành thống nhất nhưng tuỳ theo điều kiện của từng trường để cụ thể hóa và phân công trách nhiệm rõ cho từng bộ phận. 

Tôi nhấn mạnh và đề cao trách nhiệm cá nhân trong quy trình đó, phải thể hiện trách nhiệm đến cùng. Bởi nếu các cá nhân thiếu trách nhiệm thì dù xe có lắp camera cũng không thể thay thế được con người”, ông Nam nói. 

Cần lắp đặt thêm các tính năng cảnh báo trên xe 

TS. Khương Kim Tạo, nguyên Phó Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đề xuất cần tập trung giải pháp với người lớn, tức là chú trọng yếu tố con người, nhất là những người trực tiếp đưa đón trẻ. Qua những vụ việc vừa rồi cho thấy sự cẩu thả của người lớn từ tài xế, người đưa đón đến giáo viên chủ nhiệm. 

Theo ông Tạo, phần lớn quy định của quy chuẩn là về điều kiện, tính năng kỹ thuật, cấu trúc để xe chở học sinh được an toàn hơn. Lắp camera, thiết bị cảm biến phát hiện chuyển động, thân nhiệt để biết trên xe còn người để cảnh báo đến tài xế, bảo mẫu hoặc cấp quản lý cũng chỉ là giải pháp bổ trợ. 

Nếu lắp chuông cảnh báo trên xe, hướng dẫn học sinh thực hiện nhưng vẫn có rủi ro với các cháu nhỏ ở lứa tuổi thụ động, khi bỏ quên thì hoảng loạn không nhớ để thực hiện.

"Nếu người có trách nhiệm theo dõi hệ thống trên không chấp hành tốt thì cũng xảy ra rủi ro. Quan trọng nhất là xây dựng được quy trình chuẩn, tập huấn, quy trách nhiệm, bắt buộc bảo mẫu, tài xế và những người liên quan tuân thủ thực hiện", ông Tạo nhận định.

Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành giao thông với ngành giáo dục để triển khai đầy đủ các quy trình vận chuyển học sinh đến trường. Ở trên xe phải xây dựng quy trình chặt chẽ hơn như yêu cầu lái xe, khi rời xe từ cửa phía trước phải đi vòng xuống phía sau để quan sát. 

Quy trình nên cụ thể hóa và các trường cần phải siết lại việc thực hiện quy trình này. Theo đó, hàng ngày nhà trường phải rà soát tất cả các chuyến xe xem có thực hiện đúng quy trình không.

Theo ông Quyền, hiện nay các xe kinh doanh vận tải hành khách (từ 9 chỗ) đều phải gắn thiết bị giám sát hành trình. Với những xe chở học sinh, ông Quyền đề xuất kéo dài thời gian hoạt động của camera thêm 10- 15 phút sau khi xe dừng (hiện xe tắt máy thì sẽ tắt hệ thống camera). Như vậy, trong tình huống các cháu ngủ quên trên ô tô, qua hệ thống camera có thể phát hiện được. Hoặc dùng camera cảm biến gắn âm thanh, khi phát hiện còn người sẽ có còi báo động để người xung quanh biết. 

“Điều quan trọng nhất là đề ra quy định rồi nhưng công tác thực thi phải được siết lại. Trong đó đề cao trách nhiệm của các trường, thường xuyên rà soát, kiểm tra, kịp thời xử lý các hành vi thiếu trách nhiệm”, ông Quyền nhấn mạnh.

Theo Vietnamnet Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Sẽ tự động hoàn thuế thu nhập cá nhân từ năm 2025

Ứng dụng kê khai thuế điện tử đang được nâng cấp, dự kiến tự động hỗ trợ khâu quyết toán, hoàn thuế thu nhập cá nhân từ đầu năm sau.
22/11/2024

Thay đổi lương hưu từ năm 2025 người lao động cần biết

Chính sách lương hưu từ năm 2025 có nhiều thay đổi so với Luật BHXH hiện hành và người lao động cần nắm rõ.
20/11/2024

Doanh nghiệp vẫn chưa biết sợ khi mua hoá đơn khống

Không ít chủ doanh nghiệp phải trả giá bằng rất nhiều tiền để xử lý hóa đơn bất hợp pháp đã sử dụng trong quá trình hạch toán. Có kế toán dính vòng lao lý khi xử lý hóa đơn cho doanh nghiệp.
20/11/2024

Sàn thương mại điện tử có thể phải nộp thuế thay người bán từ đầu 2025

Từ 1/1/2025, các sàn thương mại điện tử, nền tảng số dự kiến phải khai, nộp thuế thay người bán trên các nền tảng này, theo dự thảo sửa đổi một số điều Luật Quản lý thuế.
19/11/2024

Giáo viên mong được hợp pháp dạy thêm tại nhà

Hơn 63% trong số 12.500 giáo viên muốn được hợp pháp dạy thêm tại nhà và dạy thêm online để tăng thu nhập chính đáng, theo khảo sát của Đại học Quốc gia TP HCM.
19/11/2024

Quốc hội chốt chưa tăng lương hưu, lương công chức năm 2025

Năm 2025 chưa tăng lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, song việc này sẽ được cân nhắc nếu tình hình kinh tế xã hội năm sau thuận lợi.
13/11/2024

Hà Nội: Thị trấn Quang Minh (Mê Linh) tổ chức bầu cử tổ trưởng tổ dân phố nhiệm kỳ 2024-2027

Thực hiện Kế hoạch số 122/KH-UBND ngày 30/8/2024 của UBND thị trấn Quang Minh về việc bầu cử tổ trưởng tổ dân phố nhiệm kỳ 2024-2027. Ngày 10/11/2024, cuộc bầu cử tổ trưởng tổ dân phố đã được diễn ra tại các điểm bầu cử của 10 tổ dân phố.
11/11/2024

Phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong lĩnh vực báo chí - truyền thông

Ngày 8/11, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Quan điểm, định hướng giải pháp tiếp tục nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí-truyền thông Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.” Sự kiện này nằm trong khuôn khổ đề tài khoa học cấp nhà nước nghiên cứu vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí-truyền thông Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
08/11/2024

Triệt phá đường dây mua bán hóa đơn, trốn thuế tại Công ty Dầu khí Quảng Ninh

Ngày 7/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Phòng Cảnh sát kinh tế) Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết đơn vị vừa kết thúc điều tra giai đoạn 1 của vụ án "Trốn thuế, mua bán trái phép hóa đơn” xảy ra tại Công ty dầu khí Quảng Ninh và các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh Quảng Ninh, đề nghị truy tố 34 bị can về hai tội danh trên. Vụ án đã được Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh đưa ra xét xử, thu hồi cho nhà nước tổng số tiền 26,2 tỷ đồng
08/11/2024

INFOGRAPHICS: Cách khai thác, sử dụng Bộ Pháp điển Việt Nam

Ngày 5/11, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị Tổng kết nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) trong cả nước kỳ 2019 - 2023 và công bố Bộ Pháp điển Việt Nam.
06/11/2024

Cựu chủ tịch NXB Giáo dục nhận tiền để 'nâng đỡ' doanh nghiệp trúng thầu

Cựu chủ tịch HĐTV NXB Giáo dục Nguyễn Đức Thái bị cáo buộc nhận hối lộ theo năm, tổng 24,9 tỷ đồng, để nâng đỡ cho doanh nghiệp trúng thầu cung cấp giấy in sách giáo khoa.
05/11/2024

CON SỐ ĐÁNG BÁO ĐỘNG: Có tới 17% đối tượng từ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội hình sự

Sáng ngày 4/11/2024, Trung đoàn Cảnh sát cơ động - Công an TP Hà Nội đã phối hợp cùng trường THCS Khương Mai (Hà Nội) tổ chức buổi tuyên truyền pháp luật dành cho học sinh. Sự kiện diễn ra trong không khí phấn khởi, hướng tới Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 9/11, với mục tiêu quan trọng là nâng cao nhận thức về pháp luật và bảo vệ bản thân cho các em học sinh, đặc biệt trong bối cảnh gia tăng tình trạng xâm hại trẻ em hiện nay.
04/11/2024