Tổng Bí thư: Tiết kiệm là trụ cột đi tới thịnh vượng

Tiết kiệm và chống lãng phí là hai thành tố gắn bó hữu cơ, là hai trụ cột để đi tới thịnh vượng, giàu có đối với cả gia đình, đất nước và xã hội, theo Tổng Bí thư Tô Lâm.

Trong bài viết có tựa đề "Thực hành tiết kiệm", Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ văn hóa Việt Nam luôn đề cao lối sống tiết kiệm, giản dị và việc thực hành tiết kiệm của người Việt đã được đúc kết thành ca dao, tục ngữ, truyền miệng từ đời này sang đời khác. Chủ tịch Hồ Chí Minh sau khi lãnh đạo Cách mạng tháng Tám thành công, đã đưa ra 6 vấn đề cấp bách. Trong đó, Người đặc biệt đề cao việc phát động phong trào tăng gia tiết kiệm để chống đói, xây dựng đất nước.

Dẫn lại những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư khẳng định tiết kiệm là một nghệ thuật quan trọng của đời sống xã hội. Từ việc tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thời gian và phải tiết kiệm "tiền mồ hôi nước mắt để trả lương cho ta trong những thì giờ đó. Ai lười biếng tức là lừa gạt dân".

Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng có nhiều chủ trương, ban hành nhiều Chỉ thị về vấn đề này. Thể chế hóa chủ trương của Đảng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 10 đã ban hành Pháp lệnh về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 1998; được Quốc hội khóa 11 nâng lên thành Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2005 và được Quốc hội khóa 13 sửa đổi, bổ sung.

Hiến pháp năm 2013 cũng hiến định "Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng trong hoạt động kinh tế - xã hội và quản lý nhà nước" (Điều 56); hàng năm và theo giai đoạn, Chính phủ đều ban hành Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Tổng Bí thư nhìn nhận tổ chức, cá nhân, nhất là cán bộ, đảng viên đã chú trọng thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên, nâng cao vai trò của người đứng đầu trong thực hành tiết kiệm. Nhiều hội nghị được tổ chức theo hướng ngắn gọn, đơn giản. Tình trạng đất bị bỏ hoang, quy hoạch "treo" từng bước được khắc phục.

Nhiều doanh nghiệp tăng cường quản lý các định mức liên quan đến chi phí sản xuất, nhất là các chi phí gián tiếp để hạ giá thành sản phẩm; cắt giảm chi phí sản xuất kinh doanh.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là trách nhiệm chung

Đặc biệt, từ cuối năm 2024 đến nay, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã chỉ đạo cơ bản hoàn thành việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan Đảng, Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận tổ quốc ở cấp Trung ương và địa phương; qua đó tinh giảm đầu mối, tiết kiệm chi phí, tạo điều kiện để thực hiện ngay chủ trương miễn giảm học phí cho học sinh.

Tổng Bí thư cho biết thực hiện chủ trương sáp nhập tỉnh, không tổ chức cấp huyện và sáp nhập cấp xã, giúp tiết kiệm chi thường xuyên của Ngân sách nhà nước giai đoạn 2025-2030 hơn 20.000 tỷ/năm; giai đoạn 2030 trở đi mỗi năm tiết kiệm trên 30.000 tỷ đồng.

"Đó là chúng ta chưa tính giá trị cụ thể của hơn 18.500 trụ sở các cơ quan, đơn vị không còn chức năng công sở khi triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp", Tổng Bí thư nêu.

Bên cạnh kết quả, Tổng Bí thư khẳng định việc thực hành tiết kiệm vẫn còn nhiều tồn tại. Chủ trương, chính sách tiết kiệm chưa thật sự phát huy hiệu quả; sự lãng phí, thất thoát tài sản, ngân sách Nhà nước đã và đang diễn ra trên phạm vi rộng gây nhiều hệ luỵ nghiêm trọng. Thực hành tiết kiệm chưa thành nề nếp thường xuyên; tiết kiệm chưa trở thành ý thức thường trực của một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân.

Lãng phí không chỉ tồn tại ở các cơ quan Nhà nước mà ngay trong hoạt động xã hội của người dân. Xu hướng sính dùng hàng ngoại, hàng xa xỉ, hàng hiệu, tặng quà biếu với giá trị lớn; tâm lý hưởng thụ của một bộ phận người dân, nhất là lớp trẻ, trong khi thu nhập bình quân của cả nước mới vượt qua ngưỡng thu nhập trung bình, năng suất lao động thấp...

Tổng Bí thư nhìn nhận đây là những biểu hiện đáng lo ngại của việc thực hành tiết kiệm. Một bộ phận không ít cán bộ, đảng viên, trong đó có cả người đứng đầu, thiếu tinh thần trách nhiệm, thích hưởng thụ, thích vật chất, gây thất thoát kinh phí, tài sản, lãng phí trong tiêu dùng, sự dụng công quỹ cho chi tiêu cá nhân, nhóm lợi ích.

Người đứng đầu Đảng đánh giá nguyên nhân do ý thức trách nhiệm, sự quyết tâm của một số cơ quan, tổ chức và cá nhân chưa cao, chưa thường xuyên, thiếu quyết liệt. Cơ chế chính sách, nội quy, quy định chưa đầy đủ, rõ ràng, nhiều kẽ hở. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí còn hình thức, chiếu lệ. Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí còn mang tính hình thức, chưa đi vào thực tế cuộc sống...

Để khắc phục những vấn đề trên, đồng thời thực hiện các mục tiêu quan trọng sắp tới, Tổng Bí thư yêu cầu toàn bộ cơ quan đơn vị từ Trung ương đến địa phương phải quán triệt một số nhiệm vụ.

Thứ nhất, Tổng Bí thư yêu cầu thống nhất nhận thức, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là một trong những giải pháp căn cơ nhất để đất nước vượt qua mọi bão giông trong bối cảnh tình hình quốc tế có nhiều biến động, tác động trực tiếp, nhiều mặt đến phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an sinh.

Mọi công dân và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp cần có kế hoạch cụ thể, thực hiện việc thu - chi hợp lý. Cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý phải gương mẫu, vận động gia đình, nhân dân tích cực tham gia. Mọi ngành, nghề đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động sản xuất, hạn chế tới mức thấp nhất sự lãng phí cả về thời gian, tiền bạc, của cải, sức lực.

Thứ hai, lãnh đạo Đảng yêu cầu tập trung hoàn thiện thể chế, tạo cơ sở khắc phục triệt để những lãng phí do thể chế gây ra, xóa bỏ những rào cản cản trở phát triển, khơi thông các điểm nghẽn, nhất là các vấn đề liên quan đến đấu thầu, ngân sách, đầu tư công, kinh tế tư nhân, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và cuộc cách mạng về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Chính phủ, Quốc hội nghiên cứu, sửa đổi bổ sung Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo cơ sở chính trị pháp lý toàn diện, vững chắc cho thực hành tiết kiệm ở mọi ngành, mọi nghề, mọi cán bộ, đảng viên và người dân.

Tổng Bí thư cũng yêu cầu cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ, tạo thuận lợi cao nhất cho người dân và doanh nghiệp; chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, xóa bỏ cơ chế "xin - cho"; phân cấp, phân quyền cho cơ quan, địa phương có thẩm quyền giải quyết và chịu trách nhiệm. Trong năm 2025, ông yêu cầu đảm bảo 100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến, thông suốt, hiệu quả; 100% thủ tục hành chính không bị giới hạn bởi địa giới hành chính cấp tỉnh.

Các cơ quan cần kiên quyết triệt để tiết kiệm các khoản chi chưa thực sự cần thiết để bảo đảm nguồn lực cho phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bổ sung vốn đầu tư phát triển và phát triển kinh tế. Trong đó, phấn đấu tăng cao hơn nữa tỷ lệ chi đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia, hỗ trợ kinh tế tư nhân phát triển.

Theo Tổng Bí thư, Chính phủ, Quốc hội cần tạo hành lang pháp lý, nguồn lực để kinh tế tư nhân phát triển, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong toàn xã hội, tạo điều kiện để mọi người dân đều có cơ hội đóng góp, tăng năng suất lao động, làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội.

Thứ ba, Tổng Bí thư nhìn nhận thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải trở thành văn hóa "tự giác", "tự nguyện", "cơm ăn nước uống, áo mặc hàng ngày". Trong đó, ông đề nghị nghiên cứu phát động và duy trì thường niên "Ngày toàn dân thực hành tiết kiệm" để thúc đẩy, lan tỏa phong trào toàn xã hội nêu cao ý thức thực hành tiết kiệm.

Các cơ quan phải kịp thời khen thưởng, biểu dương người có sáng kiến trong công tác, phát triển kinh tế mang lại hiệu quả thiết thực trong thực hành tiết kiệm; xử lý nghiêm tập thể, cá nhân, trước hết là người đứng đầu chưa thực hiện đầy đủ Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Theo VnExpress Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Thủ tướng trao quyết định bổ nhiệm quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Thủ tướng trao quyết định bổ nhiệm quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho ông Trần Đức Thắng - Phó Tổng Thanh tra Thường trực Thanh tra Chính phủ.
19/07/2025

Tổng Bí thư Tô Lâm: Không để bất kỳ lợi ích cục bộ, cảm tính cá nhân làm ảnh hưởng tới chất lượng quyết sách

Để hoàn thành khối lượng công việc rất lớn của Hội nghị trong thời gian ngắn, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu đặt ra là từng Ủy viên Trung ương cần phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, tập trung trí tuệ, thảo luận dân chủ, thẳng thắn, khách quan và cầu thị. Phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. Không để bất kỳ lợi ích cục bộ, cảm tính cá nhân hay nể nang, né tránh làm ảnh hưởng tới chất lượng quyết sách.
18/07/2025

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

Chiều 17/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án, đất đai theo Kết luận số 77-KL/TW ngày 2/5/2024 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội và triển khai ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án tồn đọng trên phạm vi cả nước.
18/07/2025

Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng, Thủ tướng yêu cầu triển khai quyết liệt các giải pháp phòng, chống

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 109/CĐ-TTg về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
18/07/2025

Rà soát, chuẩn hoá lại các thủ tục hành chính về đất đai

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Môi trường rà soát, chuẩn hoá lại các thủ tục hành chính về đất đai đã công bố, bảo đảm việc thực hiện thủ tục hành chính không phụ thuộc vào địa giới hành chính trong phạm vi cấp tỉnh tại các Trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh, cấp xã (hoàn thành trước 20/7/2025).
17/07/2025

Xây dựng kế hoạch hành động tổng thể, định hình tương lai ngành đường sắt Việt Nam

Sáng 17/7, tại Trụ sở Chính phủ, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Tổ trưởng Tổ Chỉ đạo số 3 của Đảng bộ Chính phủ nhiệm kỳ 2025 - 2030, chủ trì cuộc làm việc cho ý kiến về công tác chuẩn bị Đại hội Đảng bộ của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
17/07/2025

Nguyên Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến bị đề nghị kỷ luật

Bộ Chính trị đề nghị Ban Chấp hành Trung ương xem xét kỷ luật bà Nguyễn Thị Kim Tiến do vi phạm trong thời gian giữ chức Bộ trưởng Y tế, gây hậu quả rất nghiêm trọng.
17/07/2025

Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy bị cảnh cáo

Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy bị Bộ Chính trị cảnh cáo do vi phạm trong thời kỳ công tác tại Yên Bái, gây hậu quả nghiêm trọng.
17/07/2025

Thủ tướng: “Tăng trưởng 8,5% năm 2025 rất khó nhưng không phải bất khả thi”

Ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát dưới 4,5%, tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8,3-8,5%, theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, là mục tiêu rất khó và có nhiều thách thức, nhưng không phải bất khả thi.
16/07/2025

Chủ tịch nước trao Quyết định thăng quân hàm; cấp bậc hàm Đại tướng, Thượng tướng đối với sĩ quan Quân đội và Công an

Sáng 14/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh các lực lượng vũ trang, đã chủ trì buổi lễ trao Quyết định thăng quân hàm, cấp bậc hàm Đại tướng, Thượng tướng cho các lãnh đạo Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.
14/07/2025

Lương phải đủ sống để công chức không còn 'chân trong, chân ngoài' sau sáp nhập

Đất nước đã bước sang giai đoạn phát triển mới, không thể chấp nhận kiểu “công chức hai chân”, mà “chân ngoài” thì thường dài hơn “chân trong”. Vì vậy, lương công chức phải đủ sống và đủ liêm.
11/07/2025

Vụ trưởng, giám đốc sở không còn phải thi nâng ngạch chuyên viên cao cấp

Từ 1/7, vụ trưởng và tương đương thuộc các bộ, ngành trung ương; giám đốc sở thuộc UBND cấp tỉnh sẽ được xếp ngạch chuyên viên cao cấp mà không cần thi nâng ngạch như trước đây.
08/07/2025