Chùa Cây Thị (Tịnh Viện Di Đà) – Hành trình về chốn linh thiêng giữa miền bình yên thanh tịnh.

Chùa Cây Thị (Tịnh Viện Di Đà) tọa lạc thôn Chè Trình, xã Thanh Tâm, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, cách Hà Nội khoảng 70km. Chùa nằm trên lưng chừng núi, hai bên là dãy núi có hình thế tả thanh long, hữu bạch hổ. Theo sườn núi hướng lên đỉnh về phía Đông Nam cách chùa cổ khoảng 100m là lăng mộ Thượng thư Trương Công Giai, bên dưới chân núi hướng Tây Nam cách chùa cổ khoảng 50m là đền thờ liệt sĩ Núi Chùa. Chùa nằm cách biệt hoàn toàn với khu dân cư. Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, từ xa xưa nơi đây đã từng có vua đi qua và dừng nghĩ ở chùa nên được gọi là “chùa Khoa núi Ngự”. Tháng 1...

Chùa Cây Thị (Tịnh Viện Di Đà) tọa lạc thôn Chè Trình, xã Thanh Tâm, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, cách Hà Nội khoảng 70km. Chùa nằm trên lưng chừng núi, hai bên là dãy núi có hình thế tả thanh long, hữu bạch hổ. Theo sườn núi hướng lên đỉnh về phía Đông Nam cách chùa cổ khoảng 100m là lăng mộ Thượng thư Trương Công Giai, bên dưới chân núi hướng Tây Nam cách chùa cổ khoảng 50m là đền thờ liệt sĩ Núi Chùa. Chùa nằm cách biệt hoàn toàn với khu dân cư. Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, từ xa xưa nơi đây đã từng có vua đi qua và dừng nghĩ ở chùa nên được gọi là “chùa Khoa núi Ngự”. 

Tháng 12/2019 chùa Cây Thị được kiến thiết tôn tạo, phục hồi và xây dựng. Theo lời kể của Đại Đức Thích Huệ Hạnh Uỷ viên thường trực phân ban chuyên nghiệp Phật tử Trung ương, hiện đang trụ trì chùa Cây Thị, chùa có tên là Cây Thị vì cạnh ngôi chùa cổ là cây thị với niên đại hàng trăm năm, theo các cụ cao niên thì từ nhỏ đã thấy gốc thị to như hiện nay. Theo dòng lịch sử, ngôi chùa có thể bị thay đổi, nhưng cây thị vẫn trụ vững với tàn lá xum xê như che mát, xoa dịu những lo toan, buồn phiền nơi thế giới trần tục của con người mỗi khi về chùa. Vì thế, cây thị không những có giá trị về lịch sử mà còn ẩn chứa một giá trị tâm linh rất lớn đối với dân làng nói riêng và toàn thể tín đồ Phật tử thập phương nói chung khi về chùa.

Mùa Vu Lan năm nay, đoàn chúng tôi về thăm chùa, trong đoàn có anh Nguyễn Đức Dũng phó viện trưởng viện nghiên cứu chính sách tôn giáo ban Tôn giáo Chính Phủ, cùng đoàn có các nhà nghiên cứu và báo chí đã vinh hạnh được Đại Đức Thích Huệ Hạnh hiện là Trưởng ban khoa học Viện Khoa học Chính sách và Pháp luật, phó ban công tác tạp chí Thương gia và Thị trường, ủy viên hội đồng khoa học Viện nghiên cứu văn hoá tín ngưỡng Việt Nam dẫn đi tham quan chiêm bái các khu thờ cúng và sinh hoạt của chùa.
 

 


Từ chân núi nhìn lên, chúng ta thấy xa xa hiện lên khuôn mặt hiền từ phúc hậu của tôn tượng Bồ Tát Quán Thế Âm cao 6m bằng đá granite được đặt trên ngọn đồi, trong thật uy nghi. Kế đến là cổng chùa và vườn thiền được thiết kế kiến trúc Nhật Bản kết hợp với kiến trúc Việt, khi bước vào khu vực này chúng ta dường như vào thế giới bồng lai tiên cảnh với vẻ yên bình đến lạ thường, những tảng đá bước dạo được xếp đặt thành những đường đi uốn lượng trên bãi đá trắng xung quanh các ngọn đồi được phủ lên một tấm thảm màu xanh của cỏ Nhật đan xen với những cây Tùng, những cánh cổng Tam quan trong vườn thiền được thiết kế kiểu Nhật, làm cho khung cảnh thêm thiền vị nên thơ.

Nơi đây chúng ta đã thấy được tàn cây to bao phủ cả mái chùa xưa đó chính là Cây Thị. Từ bãi đá trắng chúng ta lên cổng Ngủ quan để chiêm bái tôn tượng Phật Tổ cao 2,5m đang trong tư thế ngồi chuyển pháp luân, sau lưng Ngài là ngôi chùa cổ. Từ ngoài nhìn vào, bên trái chùa cổ là điện thờ Tôn giả A - Nan thị giả Đức Phật đệ nhất đa văn, bên phải là Tôn giả Ca - Diếp chân truyền của Phật Tổ đệ nhất khổ hạnh, cạnh Ngài Ca Diếp là Cây Thị với gốc thị khoảng hai người ôm, tàn lá xum xê, thỉnh thoảng lại có vài quả thị rơi xuống, như muốn ban tặng một phần quà cho lữ khách vãng lai. Tiến vào bên trong gần vách núi bên trái là điện thờ Bồ Tát Địa Tạng, phải là Bồ Tát Quán Thế Âm. Cạnh chân chùa là Tháp Tổ. 
 

Phía bên dưới là khu giảng đường, khu nhà nghĩ, nhà bếp, thư viện, văn phòng để phục vụ  cho các hoạt động và khoá tu, có sức chứa lên đến hàng trăm người. Đặc biệt, chùa đã mở hai khoá tu sinh viên 2 ngày 1 đêm với hơn 300 sinh viên về thăm dự, mời các diễn giả như Giáo Sư Hoàng Chí Bảo,…  về chùa chia sẽ các giá trị đạo đức, học tập tư tưởng Bác Hồ. Nơi đây, chúng ta không thể bỏ qua con dốc dẫn vào khu nội viện với hàng rào thiết kế phong cách Nhật che phủ lên các cái chum sứ trồng hoa thủy tiên ngát hương làm cho ta cảm giác nhẹ nhàn quên hết cảnh trần duyên mà tìm lại được chính mình.
 

Không chỉ là chốn thờ tự linh thiêng, chùa Cây Thị còn là nơi sinh hoạt tâm linh của người dân trong vùng, nơi trải nghiệm cuộc sống, hướng con người đến với những giá trị cơ bản nhất của đạo Phật, mang lại sự thanh tịnh và thoải mái trong tâm hồn.

Với lối kiến trúc kết hợp các nền văn hoá Á đông độc đáo này, thêm vào đó là không khí trong lành, mát mẻ, mùi  hương của quả Thị, tiếng chim hót, không gian yên bình lại thanh tịnh, giúp con người ta trút bỏ mệt nhọc, lo âu hằng ngày. Đặt chân đến nơi đây, dường như mọi muộn phiền âu lo đều tan biến, thay vào đó là cảm giác tiêu dao tự tại như đang lạc bước vào chốn bồng lai tiên cảnh.
 
Một số hình ảnh của Chùa
 
 
 

 
 
 

 
 

 

  
  

  

 

 

 
 

 
 

  
 

  

  

 

 

 


Tác giả: Nhà báo Doãn Hồng Dương  - Viện phó Viện Khoa học Chính Sách và Pháp Luật.

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

"Tăng ngay, tăng mạnh thuế thuốc lá vì sinh mạng nhân dân, đừng chần chừ"

Cho biết Việt Nam là 1 trong 15 quốc gia có số người hút thuốc cao nhất thế giới, đại biểu Quốc hội đề nghị "tăng ngay, tăng mạnh và tăng thường xuyên thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá".
09/05/2025

Loạt TikToker bị bắt và chuyện ảo tưởng quyền lực mạng

Sự ảo tưởng về quyền lực và tầm ảnh hưởng trên không gian mạng đang dẫn đến những hành vi lệch chuẩn, thậm chí vi phạm pháp luật, mà các vụ việc liên tiếp bị xử lý gần đây là minh chứng rõ nét.
09/05/2025

Nữ tài xế ở Hà Nội 'tố' bị người đi ô tô dùng dùi cui vụt vào đầu

Chị M. cho biết, đang lái xe máy trên phố Phúc La (quận Hà Đông, Hà Nội), chị bất ngờ bị người đi trên ô tô bán tải (chưa rõ BKS, danh tính) dùng dùi cui vụt vào đầu, phải đi cấp cứu.
07/05/2025

Chùa Ba Vàng long trọng tổ chức Đại lễ Phật Đản 2025: Lan tỏa tinh thần từ bi và phụng sự cộng đồng

Sáng ngày 4/5/2025 (tức mùng 7/4 năm Ất Tỵ), trong tiết trời dịu mát sau cơn mưa đầu hạ, chùa Ba Vàng (TP Uông Bí, Quảng Ninh) đã trang nghiêm tổ chức Đại lễ Phật Đản Phật lịch 2569 – Dương lịch 2025.
06/05/2025

Chùa Ba Vàng rực rỡ trong Đại lễ Phật Đản 2025: Hiện thực hóa tinh thần nhân văn thành hành động phụng sự cộng đồng

Trong nhịp sống hối hả của thời đại mới, khi con người đôi lúc mải miết chạy theo những giá trị vật chất, thì mỗi mùa Phật Đản lại như một khúc ca tỉnh thức – nhắc nhớ chúng ta trở về với lòng từ, với sự yên bình trong nội tâm và với trách nhiệm chia sẻ yêu thương đến cộng đồng. Và ở miền Đông Bắc yên bình của Tổ quốc, chùa Ba Vàng (TP Uông Bí, Quảng Ninh) lại một lần nữa trở thành nơi hội tụ của ánh sáng trí tuệ và tình thương trong Đại lễ Phật Đản Phật lịch 2569 – Dương lịch 2025.
05/05/2025

Bình Dương: CSGT khống chế đối tượng "múa rựa" giữa đường, dương tính với ma túy đá

Sáng 2/5, Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) phụ trách địa bàn TP.Dĩ An, thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh đang phối hợp với Công an phường Dĩ An, TP.Dĩ An lấy lời khai người đàn ông có biểu hiện “lạ” vừa lái xe, vừa cầm rựa gây nguy hiểm trên đường phố để xác minh, xử lý.
02/05/2025

22 người chết, 44 người bị thương vì tai nạn giao thông trong ngày 2/5

Trong ngày 2/5, ngày nghỉ thứ ba của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, tình hình an ninh trật tự giao thông trên toàn quốc đã ghi nhận nhiều diễn biến đáng chú ý. Theo báo cáo từ Cục CSGT - Bộ Công an, cả nước xảy ra 52 vụ tai nạn giao thông, làm chết 22 người và bị thương 44 người. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn đã giảm 15 vụ và số người chết giảm 14 người, tuy nhiên số người bị thương lại tăng 6 người.
02/05/2025

Lực lượng CSGT thực hiện cao điểm bảo đảm TTATGT dịp lễ 30/4, 01/5

Ngày 18/4, Cục Cảnh sát giao thông đã ban hành Kế hoạch cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp lễ 30/4, 01/5/2025 và nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm theo Nghị định số 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ.
19/04/2025

Xử phạt nữ tài xế lái ô tô ngược chiều trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Ngày 16-4, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ cao tốc số 2 (Cục Cảnh sát giao thông) lập biên bản xử lý nữ tài xế lái ô tô ngược chiều trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
17/04/2025

Từ phát hiện của Cục CSGT, Bộ Công an khởi tố vụ án vi phạm quy định về khai thác cát

Ngày 4/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự vi phạm quy định về khai thác cát với 04 đối tượng. Đáng chú ý Cục CSGT và Cục Cảnh sát Kinh tế là đơn vị đồng chủ trì trong phát hiện, nắm tình hình, xác minh để làm căn cứ khởi tố vụ
05/04/2025

Xử lý "cát tặc" khai thác trái phép trên sông Hồng

Quá trình làm nhiệm vụ, Công an thành phố Hà Nội, Cục CSGT đã liên kết, phối hợp bắt giữ vụ việc hút cát trái phép trên sông Hồng.
02/04/2025

Sau 3 tháng triển khai Nghị định 168: Xử phạt vi phạm giao thông giảm 1/3

Chiều ngày 31/3, Cục CSGT thông tin về kết quả 03 tháng thực hiện Nghị định 168/2024/NĐ-CP (từ ngày 01/01/2025 đến ngày 31/3/2025). Theo đó lực lượng CSGT toàn quốc đã phát hiện, xử lý 728.818 trường hợp vi phạm TTATGT, so với cùng kỳ, xử phạt giảm 341.519 trường hợp (-31,9%).
01/04/2025