Thủ tướng: Không để bất cứ tổ chức, cá nhân nào trục lợi từ chính sách về nhà ở xã hội

Thủ tướng cho rằng thể chế pháp luật về phát triển nhà ở xã hội ngày càng được hoàn thiện, tháo gỡ các điểm nghẽn, khơi thông để mọi người dân đều có thể tiếp cận nhà ở xã hội, có chỗ ở.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm
một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Chiều 2/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết 201/2025/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội; đồng thời rà soát, đánh giá tình hình thời gian qua và triển khai các nhiệm vụ phát triển nhà ở xã hội thời gian tới.

Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại đầu cầu Trụ sở Chính phủ tới đầu cầu 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Dự hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Mở đầu hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, thực hiện chính sách xã hội, an sinh xã hội, trong đó có chính sách đảm bảo quyền về chỗ ở, tiếp cận nhà ở bình đẳng của người dân, nhất là người yếu thế, người khó khăn, những năm qua Đảng, Nhà nước đã dành sự quan tâm cho công tác này.

Chính phủ đã trình Quốc hội xem xét, ban hành các luật liên quan nhà ở như Luật Nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản, Luật đất đai; ban hành 25 nghị định, 22 nghị quyết về nhà ở xã hội. Thủ tướng Chính phủ ban hành 12 chỉ thị, quyết định, công điện và chủ trì nhiều cuộc họp về phát triển nhà ở xã hội.

Năm 2023, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030.

Đến nay, cả nước quy hoạch, bố trí 1.309 vị trí, với quy mô 9.737 ha đất làm nhà ở xã hội. Hầu hết các địa phương đều dành đủ quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội, có địa phương dành quỹ đất nhà ở xã hội tại các vị trí thuận lợi, gần các trung tâm đô thị, khu công nghiệp, đảm bảo đáp ứng hạ tầng kỹ thuật.

Thực hiện Đề án 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, cả nước có 686 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai với quy mô gần 628.000 căn. Trong đó 117 dự án hoàn thành và hoàn thành một phần, quy mô gần 81.000 căn; 159 dự án đã khởi công xây dựng, quy mô hơn 135.000 căn; 416 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư, quy mô hơn 417.000 căn. Như vậy, số lượng dự án đã hoàn thành, khởi công xây dựng đạt 51% so với chỉ tiêu đã đặt ra tại Đề án đến năm 2025.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm
 một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Để đảm bảo mọi người dân đều có chỗ ở, Chính phủ đã trình Quốc hội xem xét và thông qua Nghị quyết 201/2025/QH15 ngày 29/5/2025 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Ngay sau đó, ngày 1/6, Chính phủ có Nghị quyết 155/NQ-CP để thực hiện Nghị quyết 201/2025/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Tại các Nghị quyết quy định thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội trên phạm vi toàn quốc; đặc biệt nhiều nội dung có tính đột phá, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn về thể chế thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội như: Quỹ Nhà ở quốc gia; Giao chủ đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời giao chủ đầu tư không thông qua đấu thầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân không sử dụng vốn đầu tư công.

Đặc biệt, các nghị quyết cắt giảm nhiều thủ tục rườm rà về lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch chi tiết dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; thủ tục đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; xác định giá bán, giá thuê mua nhà ở xã hội; điều kiện về nhà ở để được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội; thuê nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật, tạo quỹ đất phát triển nhà ở xã hội...

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, thể chế pháp luật về phát triển nhà ở xã hội ngày càng được hoàn thiện, tháo gỡ các điểm nghẽn, khơi thông để mọi người dân đều có thể tiếp cận nhà ở xã hội, có chỗ ở. Tuy nhiên, để chính sách đi vào cuộc sống, có kết quả thực tế cần sự vào cuộc của các bộ, ngành, đặc biệt cấp ủy, người đứng đầu các địa phương trong triển khai.

Lưu ý, không được để bất cứ tổ chức, cá nhân nào lợi dụng chính sách ưu việt của Đảng, Nhà nước về nhà ở xã hội để trục lợi, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tại hội nghị, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương tập trung thảo luận, phân công nhiệm vụ khẩn trương triển khai hiệu quả các nghị quyết này. Trong đó, chú ý việc bố trí ngân sách, huy động nguồn lực; giải quyết các vấn đề về đất đai; hướng dẫn tổ chức thực hiện... với phương châm “quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó, làm việc nào ra việc đó,” tổ chức thực hiện “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ sản phẩm, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền”./.

Theo VietnamPlus Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Đại biểu nêu nghịch lý chuyện đi làm thủ tục, phòng này yêu cầu, phòng khác nói 'không có'

Nhiều đại biểu Quốc hội ủng hộ triển khai cuộc cách mạng tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, song băn khoăn nhiều quy định, thủ tục đang là rào cản, vướng mắc.
17/06/2025

Chốt công chức, viên chức không được thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp

Luật được thông qua quy định theo hướng đối tượng không được thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp bao gồm công chức, viên chức.
17/06/2025

Hàng trăm nghìn cán bộ không chuyên trách được hưởng trợ cấp nghỉ việc tương xứng

Nghị định 154 thay thế Nghị định 29/2023 về tinh giản biên chế đã bổ sung nhiều chế độ nghỉ việc cho cán bộ hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố.
17/06/2025

Tổng Bí thư Tô Lâm: Định hình một tầm nhìn mới cho Thủ đô trong thời đại mới

Sáng 16/6, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về kết quả triển khai các nghị quyết, kết luận của Trung ương gần đây; việc sắp xếp tổ chức bộ máy của thành phố; ổn định tình hình mọi mặt của thành phố; quốc phòng, an ninh; lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế; an sinh xã hội; thực hiện 2 thông báo của Văn phòng Trung ương Đảng về kết quả chuyến thăm và làm việc của đồng chí Tổng Bí thư với Ban Thường vụ Thành ủy.
17/06/2025

Thủ tướng chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về 4 dự án, hồ sơ luật

Chiều tối ngày 16/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về một số nội dung chuẩn bị cho phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 6/2025.
17/06/2025

UBND Thị trấn Quang Minh: Lắng nghe người dân để vận hành chính quyền hai cấp hiệu quả, đồng bộ

Trong bối cảnh giai đoạn nước rút triển khai chính quyền hai cấp, chính quyền thị trấn Quang Minh (huyện Mê Linh, Hà Nội) đang khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cần thiết để vận hành mô hình mới.
15/06/2025

Về tỉnh mới, người dân được sử dụng giấy tờ cũ cho đến khi hết hạn

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định khẳng định điều này, và nói thêm rằng nếu người dân có nguyện vọng cấp lại giấy tờ theo địa chỉ mới, các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ hỗ trợ, không thu phí.
13/06/2025

Những cái ‘nhất’ và điều thú vị của 34 tỉnh, thành mới sáp nhập

TPHCM đông dân nhất nước, Lâm Đồng có diện tích lớn nhất, Phú Thọ tiếp giáp với nhiều tỉnh thành nhất, người Hà Nội có thu nhập bình quân cao nhất...
13/06/2025

CHÍNH THỨC: Cả nước có 34 tỉnh thành sau sáp nhập

Sau khi Quốc hội thông qua, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố; trong đó có 19 tỉnh và 4 thành phố hình thành sau sắp xếp.
12/06/2025

Khi Nhà nước mời doanh nhân giỏi làm lãnh đạo trong khu vực công

Việc thu hút những con người có “thương hiệu” đã được kiểm chứng sẽ bảo đảm hiệu quả hơn nhiều so với quy trình tuyển dụng thông thường.
12/06/2025

Bộ trưởng Nội vụ: Vẫn còn nhiều việc lớn phải làm sau sáp nhập tỉnh

Theo Bộ trưởng Nội vụ, một trong những công việc lớn còn lại sau sáp nhập tỉnh là tập trung giải quyết sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
12/06/2025

Quốc hội thống nhất đẩy sớm việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh vào ngày 12/6

Quốc hội thống nhất điều chỉnh thời gian xem xét, quyết định sớm hơn với 2 nội dung để làm cơ sở cho các cơ quan chuẩn bị và kịp thời tổ chức triển khai.
11/06/2025