Thủ tướng: Chuẩn bị sắp xếp địa giới hành chính theo chỉ đạo mới nhất của Bộ Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh điều này khi phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2025, sáng 5/3.

Phiên họp sẽ đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội, tình hình giải ngân vốn đầu tư công, tình hình thực hiện Nghị quyết 25 của Chính phủ về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên, cùng những trọng tâm chỉ đạo thời gian tới.

Cũng tại phiên họp, Thủ tướng triệu tập lãnh đạo các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long để tham gia thảo luận về tình hình sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu lúa gạo; việc triển khai các dự án hạ tầng giao thông, nhất là bảo đảm nguyên vật liệu cho các dự án tại khu vực phía nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Nhật Bắc

Phát biểu ý kiến khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, thời điểm này, công việc rất nhiều, trong khi tình hình thế giới diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường. Cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt; một số nước điều chỉnh chính sách thương mại, nhất là chính sách thuế, ảnh hưởng tới xuất nhập khẩu, cung cầu toàn cầu; kinh tế thế giới vẫn gặp khó khăn, phục hồi chậm.

Trong nước, theo Thủ tướng, chúng ta vừa phải thực hiện, hoàn thành các nhiệm vụ thường xuyên; vừa tập trung tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy theo tinh thần Nghị quyết 18, chuẩn bị sắp xếp địa giới hành chính các địa phương theo tinh thần chỉ đạo mới nhất của Bộ Chính trị; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với mục tiêu đạt từ 8% trở lên trong năm 2025; triển khai Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; tổ chức các ngày lễ lớn của đất nước…

Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự giám sát, đồng hành của Quốc hội, sự ủng hộ của người dân, doanh nghiệp, chúng ta vẫn giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; an sinh xã hội bảo đảm, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện.

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ tháng 2 với nhiều nội dung quan trọng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ tháng 2 với nhiều nội dung quan trọng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác

Thủ tướng lưu ý, không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác vì diễn biến bên ngoài, nhất là sự phục hồi của kinh tế thế giới đang còn yếu, trong khi Việt Nam là nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi, quy mô nền kinh tế còn khiêm tốn, độ mở lớn, sức chống chịu với các cú sốc bên ngoài còn hạn chế.

Do đó, Thủ tướng yêu cầu các thành viên Chính phủ tập trung đánh giá sát tình hình kinh tế - xã hội, những vấn đề nổi lên trong tháng 2 và 2 tháng đầu năm; những điểm làm tốt, chưa tốt; nguyên nhân, bài học kinh nghiệm trong quá trình tổ chức thực hiện cả ở Trung ương và địa phương.

Cùng với đó nhận định, phân tích bối cảnh, tình hình tháng 3 và thời gian tới có gì đáng chú ý; những vấn đề nổi lên và đối sách của Việt Nam nhằm tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát.

Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu các đại biểu đề xuất các trọng tâm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thời gian tới để năm 2025 phải tăng trưởng ít nhất 8%, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm.

Thủ tướng đề cập một số vấn đề cụ thể cần lưu ý trong chỉ đạo, điều hành, như tình hình thị trường lúa gạo, chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá, điều hành lãi suất, giải ngân đầu tư công, vấn đề thuế, phí, lệ phí để hỗ trợ doanh nghiệp…

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tình hình kinh tế - xã hội 2 tháng đạt nhiều kết quả tích cực. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 2 tháng tăng 3,27% so với cùng kỳ. Thu ngân sách nhà nước đạt 25,4% dự toán, tăng 25,7% so với cùng kỳ.

Chính phủ, Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt, tập trung hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; xử lý tồn đọng, vướng mắc; đẩy mạnh các dự án hạ tầng trọng điểm... Đặc biệt, các cấp, ngành, địa phương triển khai quyết liệt, bảo đảm tiến độ, yêu cầu sắp xếp, tinh gọn bộ máy; tiếp tục đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Theo Tiền Phong Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Giải bài toán nhân sự khi sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, sắp xếp cấp xã

Một trong những vấn đề quan trọng đặt ra khi sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, sắp xếp cấp xã là số lượng cán bộ, công chức cần tinh giản sẽ rất lớn và đòi hỏi đội ngũ ở lại phải có đủ trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
21/03/2025

6 nội dung phải báo cáo Trung ương về sắp xếp bộ máy

Nhiều nội dung liên quan tới kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị sẽ được báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.
20/03/2025

Trước 1/4, báo cáo Trung ương về đề án sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện

Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 yêu cầu tờ trình, đề án sắp xếp tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp phải báo cáo Trung ương trước 1/4.
20/03/2025

Chính phủ dự kiến trình Quốc hội 30 dự án luật, nghị quyết tại kỳ họp thứ 9

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo các cơ quan khẩn trương hoàn thiện các luật, nghị quyết bảo đảm tiến độ, chất lượng. Dự kiến, khoảng 30 dự án luật, nghị quyết sẽ được trình tại kỳ họp thứ 9 của Quốc hội.
20/03/2025

Trợ lý ảo giúp các thẩm phán giảm 30% khối lượng công việc

Hiện nay, trợ lý ảo đã được sử dụng ở tòa án tất cả các cấp và mang lại hiệu quả tốt. Trợ lý ảo có thể hỗ trợ thẩm phán một số nhiệm vụ như tìm bản án, tổng hợp tài liệu, mã hóa bản án; giúp giảm 30% khối lượng công việc.
19/03/2025

Giải thể Ban chỉ đạo xây dựng Nhà Quốc hội

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định về việc giải thể Ban chỉ đạo xây dựng Nhà Quốc hội. Tòa nhà được khởi công xây dựng từ tháng 10/2009 và đưa vào vận hành tháng 10/2014.
19/03/2025

Cứ 63 tỉnh thành là 63 bí thư, chủ tịch thì làm sao đất nước phát triển

Cứ 63 tỉnh thành là 63 bí thư, chủ tịch, con số ngày càng phình to, rất lãng phí nguồn lực, tiền thuế của dân. Sáp nhập tỉnh, tinh giản bộ máy là một đường hướng đúng đắn để tiết kiệm nguồn ngân sách có thêm tiền đẩu tư phát triển.
19/03/2025

Thủ tướng: Hoàn thành kết luận thanh tra BV Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 trong tháng 3

Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Thanh tra Chính phủ hoàn thành kết luận thanh tra đối với dự án đầu tư xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và cơ sở 2 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức tại tỉnh Hà Nam trước ngày 31/3.
18/03/2025

Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Trường Chính sách công Lý Quang Diệu

Chiều 12/3, tại Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Đại học Quốc gia Singapore), Tổng Bí thư Tô Lâm có bài phát biểu chính sách về “Chính sách phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của Việt Nam trong kỷ nguyên mới và cơ hội hợp tác Việt Nam - Singapore”.
14/03/2025

Hôm nay, Bộ Chính trị xem xét đề án sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện

Bộ Chính trị hôm nay xem xét đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp, trong đó có phương án sáp nhập một số tỉnh, bỏ cấp huyện, sáp nhập nhiều xã.
14/03/2025

Dự kiến giảm khoảng 50% đơn vị hành chính cấp tỉnh sau khi sắp xếp

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, chiều 11/3, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ, tiếp tục cho ý kiến về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp, hoàn thiện thêm một bước Đề án để trình cấp có thẩm quyền.
12/03/2025

Quốc hội nghiên cứu sửa một số điều của Hiến pháp trong tháng 3

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chỉ đạo Ủy ban Pháp luật và Tư pháp nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp liên quan đến tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
05/03/2025