Tập trung rà soát, tháo gỡ các ‘điểm nghẽn’ đang cản trở tiến trình phát triển

Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật đề nghị các cấp uỷ đảng phải lãnh đạo toàn diện, trực tiếp việc thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng thành pháp luật và tăng cường kiểm tra, giám sát công tác này; đồng thời tập trung rà soát, tháo gỡ các ‘điểm nghẽn’ đang cản trở tiến trình phát triển, bứt phá của đất nước.

Ngày 5/6, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật họp Phiên thứ nhất dưới sự chủ trì của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo để xem xét, cho ý kiến về 6 nội dung, gồm: Dự thảo Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo; Dự thảo Thông báo phân công nhiệm vụ của các thành viên Ban Chỉ đạo; Dự thảo Chương trình công tác năm 2025 của Ban Chỉ đạo; Báo cáo về tình hình lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013; Báo cáo về tình hình, kết quả hoàn thiện pháp luật thực hiện phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền theo phương châm "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm"; và Dự thảo Kế hoạch chỉ đạo rà soát, tháo gỡ "điểm nghẽn" do quy định pháp luật.

Tham dự phiên họp có đồng chí Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn (Phó Trưởng Ban Chỉ đạo) và các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo.

Tại phiên họp, Tổng Bí thư Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo khẳng định, Phiên họp thứ nhất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mở đầu cho quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Đây là dấu mốc thể hiện quyết tâm chính trị rất cao của Đảng ta trong việc đổi mới tư duy, cách thức lãnh đạo xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật, bảo đảm sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng đối với công tác xây dựng và thi hành pháp luật nhằm tháo gỡ nhanh nhất các "điểm nghẽn", "nút thắt" về thể chế đang cản trở tiến trình phát triển bứt phá của đất nước.

Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo phát biểu tại Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ
 đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật. Ảnh: VGP/Giang Oanh

Sau khi nghe các ý kiến góp ý, Ban Chỉ đạo nhất trí thông qua Dự thảo Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo; Dự thảo Thông báo phân công nhiệm vụ của các thành viên Ban Chỉ đạo; Dự thảo Chương trình công tác năm 2025; Dự thảo Kế hoạch chỉ đạo việc rà soát, đề xuất giải pháp tháo gỡ "điểm nghẽn" do quy định pháp luật.

Ban Chỉ đạo đề nghị Đảng ủy Bộ Tư pháp (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo) khẩn trương tiếp thu ý kiến kết luận của đồng chí Trưởng Ban Chỉ đạo và các ý kiến góp ý của các thành viên Ban Chỉ đạo, chỉnh lý các dự thảo và trình đồng chí Trưởng Ban Chỉ đạo ký ban hành.

Kết luận Phiên họp, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu: Trong quá trình triển khai Chương trình công tác, Kế hoạch chỉ đạo cần lựa chọn những vấn đề trọng tâm, trọng điểm để chỉ đạo, tạo ra sự đột phá mang tính chất lan tỏa để thực hiện các nhiệm vụ khác. Trong từng quý còn lại của năm 2025 các thành viên Ban Chỉ đạo phải xác định những nhiệm vụ cụ thể để đôn đốc, thúc đẩy và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ sau theo Chương trình công tác và Kế hoạch của Ban Chỉ đạo.

Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật họp Phiên họp thứ nhất. Ảnh: VGP/Giang Oanh

Một là tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nội dung, yêu cầu của Nghị quyết số 66-NQ/TW.

Cụ thể, các cấp uỷ đảng phải lãnh đạo toàn diện, trực tiếp việc thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng thành pháp luật và tăng cường kiểm tra, giám sát công tác này. Người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật, chịu trách nhiệm chính về chất lượng chính sách, pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý của bộ, ngành mình.

Hai là tập trung rà soát, tháo gỡ các "điểm nghẽn" do quy định pháp luật, nhất là những quy định có mâu thuẫn, chồng chéo, các quy định bất hợp lý, không khả thi, các quy định không rõ ràng, tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau trong hệ thống pháp luật.

Vì thế, năm 2025 phải cơ bản tháo gỡ các "điểm nghẽn" do quy định pháp luật, ưu tiên trong lĩnh vực tài chính, đầu tư và khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Bên cạnh đó, phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật: Chuyển từ tư duy "quản lý" sang "kiến tạo phát triển", từ bị động sang chủ động. Pháp luật phải trở thành lợi thế cạnh tranh, góp phần đánh thức mọi tiềm năng, thế mạnh của đất nước, nắm bắt mọi cơ hội phát triển.

Ba là nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật, xây dựng văn hóa tuân thủ pháp luật, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong tổ chức thi hành pháp luật. Xóa bỏ tình trạng "trên nóng, dưới lạnh" trong tổ chức thi hành pháp luật.

Bốn là nâng cao năng lực, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác pháp luật. Xây dựng đội ngũ cán bộ tâm huyết, bản lĩnh, am hiểu thực tiễn, có tư duy cải cách và tinh thần phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, nhạy bén với những xu thế phát triển của thời đại.

Năm là thúc đẩy ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật. Đẩy nhanh tiến trình xây dựng cơ sở dữ liệu lớn về pháp luật, kết nối với Trung tâm Dữ liệu quốc gia theo hướng dễ truy cập, thuận tiện khai thác, sử dụng.

Sáu là phát huy vai trò giám sát, kiểm tra của Đảng và giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, người dân, cộng đồng doanh nghiệp trong triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW.

Theo Báo Điện tử Chính phủ Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác phòng chống bão số 3 tại Hải Phòng

Ngày 21.7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác phòng chống bão số 3 (Wipha) tại Cảng cá Ngọc Hải.
21/07/2025

Tổng Bí thư: Pháp luật không chỉ để trừng trị mà còn giáo dục, cảm hóa, bảo vệ, khai mở

Tổng Bí thư Tô Lâm lưu ý cần đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm sát có bản lĩnh chính trị vững vàng, chuyên môn sâu, đạo đức trong sáng, kỷ luật nghiêm minh, có dũng khí bảo vệ cái đúng, kiên quyết đấu tranh với cái sai.
21/07/2025

Toàn văn: Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 12, khóa XIII

Chiều 19/7, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã bế mạc. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu bế mạc Hội nghị. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.
21/07/2025

Thủ tướng trao quyết định bổ nhiệm quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Thủ tướng trao quyết định bổ nhiệm quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho ông Trần Đức Thắng - Phó Tổng Thanh tra Thường trực Thanh tra Chính phủ.
19/07/2025

Tổng Bí thư Tô Lâm: Không để bất kỳ lợi ích cục bộ, cảm tính cá nhân làm ảnh hưởng tới chất lượng quyết sách

Để hoàn thành khối lượng công việc rất lớn của Hội nghị trong thời gian ngắn, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu đặt ra là từng Ủy viên Trung ương cần phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, tập trung trí tuệ, thảo luận dân chủ, thẳng thắn, khách quan và cầu thị. Phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. Không để bất kỳ lợi ích cục bộ, cảm tính cá nhân hay nể nang, né tránh làm ảnh hưởng tới chất lượng quyết sách.
18/07/2025

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

Chiều 17/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án, đất đai theo Kết luận số 77-KL/TW ngày 2/5/2024 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội và triển khai ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án tồn đọng trên phạm vi cả nước.
18/07/2025

Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng, Thủ tướng yêu cầu triển khai quyết liệt các giải pháp phòng, chống

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 109/CĐ-TTg về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
18/07/2025

Rà soát, chuẩn hoá lại các thủ tục hành chính về đất đai

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Môi trường rà soát, chuẩn hoá lại các thủ tục hành chính về đất đai đã công bố, bảo đảm việc thực hiện thủ tục hành chính không phụ thuộc vào địa giới hành chính trong phạm vi cấp tỉnh tại các Trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh, cấp xã (hoàn thành trước 20/7/2025).
17/07/2025

Xây dựng kế hoạch hành động tổng thể, định hình tương lai ngành đường sắt Việt Nam

Sáng 17/7, tại Trụ sở Chính phủ, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Tổ trưởng Tổ Chỉ đạo số 3 của Đảng bộ Chính phủ nhiệm kỳ 2025 - 2030, chủ trì cuộc làm việc cho ý kiến về công tác chuẩn bị Đại hội Đảng bộ của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
17/07/2025

Nguyên Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến bị đề nghị kỷ luật

Bộ Chính trị đề nghị Ban Chấp hành Trung ương xem xét kỷ luật bà Nguyễn Thị Kim Tiến do vi phạm trong thời gian giữ chức Bộ trưởng Y tế, gây hậu quả rất nghiêm trọng.
17/07/2025

Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy bị cảnh cáo

Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy bị Bộ Chính trị cảnh cáo do vi phạm trong thời kỳ công tác tại Yên Bái, gây hậu quả nghiêm trọng.
17/07/2025

Thủ tướng: “Tăng trưởng 8,5% năm 2025 rất khó nhưng không phải bất khả thi”

Ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát dưới 4,5%, tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8,3-8,5%, theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, là mục tiêu rất khó và có nhiều thách thức, nhưng không phải bất khả thi.
16/07/2025