Phó giáo sư làm bí thư xã biên giới: ‘Tôi xung phong, không ngại khó khăn’

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát, Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989), nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa không ngần ngại khi nhận nhiệm vụ.

Mong muốn thay đổi vùng đất khó

Sáng ngày 30/6, sau khi nhận quyết định làm Bí thư xã Pù Nhi, huyện Mường Lát, Phó giáo sư Đoàn Văn Trường lập tức thu dọn đồ đạc ngược lên xã (cách khoảng 250km) để nhận nhiệm vụ, chuẩn bị cho xã mới kịp đi vào hoạt động từ 1/7.

Chia sẻ với PV VietNamNet, vị Phó giáo sư cho biết, mình xuất thân từ gia đình thuần nông ở xã Hợp Lý, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa. Sinh ra trong gia đình có 3 chị em, Trường nhận thức được chỉ có con đường học mới thay đổi được cuộc sống sau này.

Năm 2008, anh Trường trúng tuyển vào trường Đại học Khoa học Huế, ngành xã hội học. Tốt nghiệp với tấm bằng cử nhân loại giỏi, anh quay về công tác tại Trường Văn hóa thể thao và du lịch Thanh Hóa.

Phó giáo sư, tiến sĩ Đoàn Văn Trường. Ảnh: CTV

Thời gian công tác ở đây, cán bộ trẻ này được cử đi học nghiên cứu sinh ở Học viện Khoa học xã hội – Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Năm 2018, anh Trường bảo vệ xong luận án tiến sĩ. Bốn năm sau, anh được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Phó giáo sư, tiến sĩ liên ngành Triết học - Xã hội học, Chính trị học. Khi đó anh mới tròn 33 tuổi.

Sau đó, anh được điều động, bổ nhiệm làm Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2022 - 2027.

Thời gian làm ở Tỉnh đoàn, vị Phó giáo sư thường xuyên đi lên các vùng miền núi, biên giới của tỉnh Thanh Hóa. Mường Lát cũng là nơi anh đặt chân đến rất nhiều lần trong các chương trình công tác, thiện nguyện. Chính vì vậy, anh rất hiểu về nỗi khó khăn, cuộc sống vất vả của người dân nơi đây.

“Khi có chủ trương đưa cán bộ tỉnh lên làm bí thư, chủ tịch xã, tôi đã xung phong. Lúc biết mình được sắp xếp lên xã Pù Nhi, một xã khó khăn thuộc vùng biên giới của tỉnh Thanh Hóa bản thân tôi không bất ngờ. Bởi vùng đất này tôi đã từng lên và có nhiều kỷ niệm với người dân nơi đây. Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn. Nhận nhiệm vụ, tôi không ngại bất cứ khó khăn gì để hoàn thành công việc”, vị Phó giáo sư chia sẻ.

Chiến lược của phó giáo sư

Pù Nhi là xã biên giới đặc biệt khó khăn, nằm ở vùng cao phía Tây tỉnh Thanh Hóa có diện tích gần 66 km², dân số 6.000 người, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm 95%), trong đó dân tộc Mông chiếm gần 80%, tỷ lệ hộ nghèo chiếm hơn 50%. 

Với khoảng cách 250km, vị bí thư xã sẽ ít được về nhà hơn, công việc cũng sẽ khó khăn hơn.

Một góc xã Pù Nhi. Ảnh: Lê Dương

Giao thông đi lại khó khăn, nhiều bản còn cách trung tâm xã hàng chục cây số đường núi, địa hình chia cắt. Trình độ dân trí còn hạn chế, việc tiếp cận với thông tin, dịch vụ công, y tế, giáo dục còn gặp nhiều trở ngại.

“Khi lên đây, tôi xác định càng khó khăn, càng phải đổi mới quyết liệt. Việc tiếp tục duy trì đơn vị hành chính độc lập là dựa trên những yếu tố đặc thù về địa bàn, dân cư và an ninh biên giới, yêu cầu nâng cao chất lượng quản lý, phục vụ nhân dân là yếu tố then chốt”, lời vị bí thư xã.

Theo vị Phó giáo sư, ngày hôm nay (1/7), khi chính quyền 2 cấp chính thức đi vào hoạt động, bản thân ông và đồng nghiệp sẽ bắt tay ngay vào công việc, không để trống thời gian, tập trung ngay vào cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo người dân đến làm việc không bị gián đoạn, hồ sơ không bị ùn tắc, quy trình được đơn giản hóa. 

"Thời gian tới, chúng tôi sẽ tập trung chăm lo đời sống nhân dân, thực hiện hiệu quả các chương trình giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, giữ vững an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội trên tuyến biên giới. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo 7%/năm. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch đạt trên 30%. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 100%”, Bí thư xã Pù Nhi cho biết. 

Ngoài ra theo, theo vị bí thư xã, với vai trò của mình, sẽ tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, làm tốt công tác dân vận, phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, tạo sự đồng thuận xã hội trong mọi chủ trương, chính sách mới.

Theo VIETNAMNET Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Thủ tướng: Quốc tế hóa bản sắc văn hóa dân tộc và dân tộc hóa tinh hoa văn hóa thế giới

Sáng 1/7, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ về một số nội dung quan trọng, trong đó có đề án liên quan phát triển văn hóa để chuẩn bị trình cấp có thẩm quyền.
01/07/2025

1/7/2025: Ngày hội non sông và bước ngoặt lịch sử

Ngày 1/7/2025 sẽ đi vào lịch sử cải cách bộ máy nhà nước Việt Nam như một dấu mốc mang tính đột phá và kiến tạo, cũng như lịch sử xây dựng và phát triển đất nước nói chung.
01/07/2025

Miễn học phí: Mệnh lệnh vì dân, hành động vì tương lai

Quốc hội ngày vừa chính thức thông qua Nghị quyết miễn học phí cho học sinh phổ thông theo hướng: học sinh đang học tại các trường công lập được miễn hoàn toàn học phí, và học sinh học tại các trường tư thục được Nhà nước hỗ trợ học phí bằng mức học phí công lập tương ứng. Đây là tính ưu việt của chế độ ta.
30/06/2025

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm với nhân dân TPHCM và thông điệp gửi nhân dân cả nước

Sáng 30/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự "Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương" tại TPHCM và có bài phát biểu với nhân dân Thành phố, đồng thời gửi gắm thông điệp tới nhân dân cả nước. Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư.
30/06/2025

Danh sách Chủ tịch UBND các tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký các Quyết định chỉ định nhân sự giữ chức vụ Chủ tịch UBND các tỉnh, thành mới sau sáp nhập.
30/06/2025

Danh sách các Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy các tỉnh, thành phố mới sau sáp nhập

Danh sách các Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy các tỉnh, thành phố mới sau sáp nhập do Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ định.
30/06/2025

Thông điệp về một Việt Nam 'nghĩ lớn, hành động lớn, cải cách lớn'

Chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính dự "diễn đàn của các nhà tiên phong" WEF Thiên Tân 2025 và làm việc tại Trung Quốc đã khẳng định mạnh mẽ thông điệp về một Việt Nam "nghĩ lớn, hành động lớn, cải cách lớn" và góp phần thu hút tối đa các nguồn lực quốc tế phục vụ phát triển đất nước cho một kỷ nguyên mới.
27/06/2025

Mua bán dữ liệu cá nhân trái phép có thể bị phạt tới 10 lần doanh thu

Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân vừa được Quốc hội thông qua sáng 26/6 quy định mức phạt hành chính với hành vi mua, bán dữ liệu cá nhân có thể lên tới 10 lần khoản thu từ vi phạm.

26/06/2025

Thủ tướng: Việt Nam tự tin, bản lĩnh để giữ cân bằng dựa trên nguyên tắc

Trưa 25/6, tại Thiên Tân, Trung Quốc, trong khuôn khổ tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF 16 Thiên Tân), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự phiên đối thoại chính sách "Kỷ nguyên mới của Việt Nam: Từ tầm nhìn đến hành động".
26/06/2025

Triển khai quyết liệt các giải pháp ngăn chặn, xử lý thuốc giả, thực phẩm giả, mỹ phẩm giả

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long yêu cầu Bộ Y tế tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo nhằm ngăn chặn, kiểm soát, xử lý thuốc giả, thực phẩm giả, mỹ phẩm giả.
26/06/2025

Quốc hội phải tiên phong trong ứng dụng trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số

Chiều 25/6, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Hội nghị chuyên đề về ứng dụng trí tuệ nhân tạo và chuyển đổi số phục vụ các hoạt động của Quốc hội.
26/06/2025

Thủ tướng gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Trung Quốc

Tối 25/6, nhân dịp tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế thế giới và làm việc tại Trung Quốc, tại thành phố Thiên Tân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Trung Quốc (khu vực Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc).
26/06/2025