Nếu để lọt F1, dễ tạo lỗ hổng trong hệ thống phòng dịch COVID-19

Phun khử khuẩn phòng dịch COVID-19. Ảnh: TTXVN Thưa ông, vì sao ông luôn nhấn mạnh yêu cầu phát hiện sớm, cách ly tập trung ngay những người thuộc diện F1? -Như chúng ta đã biết, hiện tại COVID-19 chưa có vắc xin phòng bệnh, cũng như chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy, một trong những biện pháp quan trọng nhất để phòng chống dịch COVID-19 là cắt đứt đường lây truyền. Để làm được điều đó thì phải cách ly, cô lập nguồn lây và không cho nguồn lây đó có cơ hội phát tán virus lây lan ra cộng đồng. Đó là cơ sở cho việc tổ chức cách ly đối với các trường hợp có liên quan đến ca bệnh và liên quan...


 Phun khử khuẩn phòng dịch COVID-19. Ảnh: TTXVN

Thưa ông, vì sao ông luôn nhấn mạnh yêu cầu phát hiện sớm, cách ly tập trung ngay những người thuộc diện F1?

-Như chúng ta đã biết, hiện tại COVID-19 chưa có vắc xin phòng bệnh, cũng như chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy, một trong những biện pháp quan trọng nhất để phòng chống dịch COVID-19 là cắt đứt đường lây truyền. Để làm được điều đó thì phải cách ly, cô lập nguồn lây và không cho nguồn lây đó có cơ hội phát tán virus lây lan ra cộng đồng. Đó là cơ sở cho việc tổ chức cách ly đối với các trường hợp có liên quan đến ca bệnh và liên quan đến ca bệnh nghi ngờ mắc COVID-19. Riêng đối với các trường hợp F1, trong hướng dẫn của Bộ Y tế, đây là những đối tượng tiếp xúc vòng 1 với bệnh nhân COVID-19 hoặc nghi ngờ mắc COVID-19, nên cần chú ý đặc biệt hơn.

F1 chính là những người tiếp xúc trực tiếp với ca bệnh xác định hoặc ca bệnh nghi ngờ trong vòng 2 mét, không kể là tiếp xúc trong thời gian bao lâu. Đã tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây nên F1 là người có nguy cơ rất cao bị lây bệnh từ người bệnh; có thể coi F1 chính là những bệnh nhân tiềm tàng. Vì vậy, việc truy vết F1 ngay khi phát hiện ca bệnh COVID-19 hay ca bệnh nghi ngờ mắc COVID-19 là yếu tố cực kỳ then chốt, quyết định trong việc chống dịch.

Chiến lược hiện nay của chúng ta trong chống dịch tại cộng đồng là phát hiện, phát hiện và cách ly. Muốn phát hiện sớm, không có cách nào khác là phải giám sát và xét nghiệm. Và một trong cách quan trọng để phát hiện được F1 chính là phải truy vết bệnh nhân theo nguyên tắc bất di bất dịch: “Truy vết F1 một cách thần tốc”, nghĩa là phải nhanh, đồng thời phải kiên quyết không được bỏ sót F1.

Vì F1 đã tiếp xúc với nguồn lây nên khả năng F1 mắc bệnh là rất lớn. Nếu người này không được phát hiện ra và phát hiện nhanh, kịp thời, không được tổ chức cách ly ngay, nếu không may để lọt F1 trong cộng đồng, thì nguy cơ cao là họ sẽ trở thành người bệnh, phát tán virus. Lúc đó, nguy cơ lây lan trước hết là trong chính gia đình của họ, sau là lây lan ra cơ quan, cộng đồng, các nhóm họp, tập trung đông người. Hậu quả là sẽ không ngăn chặn được dịch nữa.

Thưa ông, có thể cho phép các F1 được tự cách ly tại nhà hay không?

Hiện Bộ Y tế yêu cầu cách ly tập trung, bắt buộc đối với F1, kiên quyết không được cho F1 tự cách ly tại nhà. Bởi vì, việc cách ly tại nhà là hoàn toàn không triệt để, khó kiểm soát. Chỉ cần người F1 đó lơ là, mất cảnh giác một chút hoặc vi phạm quy định đi ra ngoài (mà lại là trường hợp nhiễm bệnh chưa được phát hiện ra) khi đó nguy cơ gieo rắc virus rất lớn, tạo thành lỗ thủng trong hệ thống phòng dịch của chúng ta. Để từ đó lây bệnh ra bên ngoài.

Chính vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, đối với những người thuộc diện F1, Bộ Y tế yêu cầu phải cách ly bắt buộc, tại cơ sở cách ly tập trung có sự quản lý theo dõi giám sát của nhân viên y tế tại cơ sở cách ly tập trung.

Ông có khuyến cáo nào đối với việc cách ly F1 tại các khu cách ly tập trung?

Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn cụ thể, chi tiết về hướng dẫn cách ly tập trung tại các cơ sở cách ly tập trung, trong đó có đối tượng F1.

Trong hướng dẫn đã có những quy định rất chi tiết cho từng đối tượng như người quản lý khu tập trung, người cách ly... Việc tổ chức cách ly phải theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế để phòng chống lây nhiễm tại các khu cách ly tập trung.

Vì ở những nơi này, các F1 là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh, lây nhiễm virus, cho nên vào khu cách ly, việc sắp xếp từ phòng ốc, đồ dùng sinh hoạt đến việc cách ly thế nào đều phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của Bộ Y tế và được thực hiện bởi cơ quan quản lý. Theo dõi y tế phải được tiến hành bởi nhân viên y tế tại các khu cách ly tập trung đó.

Việc tuân thủ các quy định trong khu cách ly là rất cần thiết để tránh lây nhiễm chéo bệnh (nếu có) sang nhau. Bộ Y tế đã xây dựng các biện pháp rất chặt chẽ, yêu cầu các cơ sở cách ly tập trung, các nhân viên tại các cơ sở đó, người được cách ly tuân thủ nghiêm túc, sẽ tránh được lây nhiễm chéo bệnh (nếu có). Nếu tuân thủ đúng các quy định đó, người dân yên tâm là đã đảm bảo được việc phòng chống lây nhiễm bệnh trong khu cách ly, nếu mình thuộc đối tượng phải cách ly tập trung.

Phòng chống việc lây nhiễm tại các cơ sở cách ly tập trung không phải chỉ là trách nhiệm của cơ quan quản lý hay nhân viên ở các khu cách ly đó. Một trong những việc đảm bảo cho sự an toàn tại khu cách ly đó là sự nghiêm chỉnh thực hiện nội quy của người được cách ly. Khi đã vào khu cách ly tập trung, phải ở trong phòng, không gặp gỡ ai, không tụ tập đông người, hạn chế đi ra ngoài, hạn chế tối đa việc nói chuyện với người khác. Như vậy mới là cách ly.

Là người có kinh nghiệm  “lăn lộn” ở các điểm nóng, để nhanh chóng đẩy lùi dịch, ông có thông điệp gì đến người dân?

Tinh thần của Chính phủ là chống dịch như chống giặc. Đây là cuộc chiến của toàn dân, không riêng gì của ngành y tế hay của chính quyền. Cuộc chiến này cần có sự chung sức đồng lòng của toàn dân, trong đó “mỗi gia đình là 1 pháo đài, mỗi người dân là 1 chiến sĩ”. Mỗi người đều phải có trách nhiệm công dân đối với toàn xã hội, mình vì mọi người, mọi người vì mình. Có như vậy, chúng ta mới tạo ra được sức mạnh to lớn chống lại COVID-19.

Để cùng chống dịch, toàn dân nên tuân thủ các hướng dẫn phòng dịch của ngành y tế (đeo khẩu trang nơi công cộng, rửa tay thường xuyên, thực hiện khai báo y tế...).
Đối tượng F1 cần tuân thủ nghiêm ngặt cách ly tập trung. Đây vừa là quyền lợi cũng là nghĩa vụ công dân. Quyền lợi là được cách ly theo dõi y tế, được phát hiện ngay, chăm sóc y tế ngay nếu mắc bệnh, bảo vệ được sức khỏe, tính mạng. Còn nghĩa vụ là mình vào cách ly tập trung, tuân thủ các nội quy cách ly để bệnh không lây lan sang người khác, sang cộng đồng.

Tôi cho rằng, trong “cuộc chiến” này cần sự chung sức của toàn nhân dân, chúng ta phải chung sức, chung lòng, bệnh dịch mới sớm được đẩy lùi.
Trân trọng cảm ơn ông!

 Theo (TTXVN)

 

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Vụ cháy ở Hà Nội: Xưởng 1.700m2 bị thiêu rụi, có nhiều khói khí độc

Theo cảnh sát, khu vực xảy ra cháy nằm trong hạng mục kho, xưởng số 6, có diện tích khoảng 1.700m2; đám cháy diễn biến phức tạp, sinh ra nhiều khói khí độc.
19/07/2025

Mái nhà cho dân là mái ấm của lòng dân

Chưa bao giờ một chương trình an sinh lại mang trong mình tinh thần chính trị – xã hội sâu sắc đến thế, như chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi toàn quốc đang chuẩn bị hoàn thành.
14/07/2025

Sẽ có tàu ngầm, tàu nổi tham gia diễu binh dưới nước dịp Quốc khánh 2/9

Đại tướng Nguyễn Tân Cương cho biết, sẽ có các khối đi bộ, khối xe tăng, khối trên trời, dưới nước tham gia diễu binh dịp Quốc khánh 2/9.
11/07/2025

Hàng quán 'xẻ thịt' vỉa hè Hà Nội suốt ngày đêm

Không chỉ riêng khu vực vỉa hè bến xe Mỹ Đình (P.Từ Liêm) bị chiếm dụng, tại Hà Nội, tình trạng hàng quán 'xẻ thịt' vỉa hè, lòng đường diễn ra phổ biến cả ngày lẫn đêm.
09/07/2025

Bức tượng Phật bằng đồng dát vàng nặng 100 tấn, lớn nhất châu Á

Bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni ở chùa Bái Đính được đúc bằng đồng dát vàng, cao 10m, nặng 100 tấn. Tượng được xác lập kỷ lục tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á.
09/07/2025

Sẽ khởi công giải phóng mặt bằng dự án đường sắt Bắc - Nam vào dịp 19/8

Việc ra quân đồng loạt giải phóng mặt bằng tuyến đường sắt tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và dự án đường sắt Bắc - Nam dịp 19/8 để hoàn thành chậm nhất vào cuối năm 2026, theo Thủ tướng.
09/07/2025

Hà Nội trả lời thông tin "rau phun thuốc hôm trước, hôm sau đã mang bán"

Lãnh đạo Hà Nội thừa nhận vẫn còn hiện tượng lén phun thuốc bảo vệ thực vật vào ban đêm, sáng hôm sau thu hoạch rau đem đi tiêu thụ.
09/07/2025

Báo VietNamNet cần làm tốt công tác tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo

Thứ trưởng Y Thông yêu cầu Báo VietNamNet phải làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền chính sách của Đảng, Nhà nước đến đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhất là lĩnh vực công tác dân tộc, chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo.
08/07/2025

Hải Phòng: phụ huynh bức xúc nhiều khoản thu của Trường Mầm non Ngũ Đoan

Nhiều ngày nay, tập thể phụ huynh học sinh Trường Mầm non Ngũ Đoan (xã Kiến Hưng, huyện Kiến Thuỵ, Hải Phòng) bức xúc vì nhà trường thu nhiều khoản trái quy định.
07/07/2025

Ngắm tượng Phật cổ xưa và các bảo vật quốc gia đang trưng bày tại TPHCM

Tượng Phật Đồng Dương, chõ gốm văn hóa Đông Sơn, 3 tượng Phật gỗ cổ xưa nhất Đông Nam Á... là các bảo vật đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử TPHCM.
07/07/2025

Nét độc đáo của thiền viện ẩn mình dưới chân núi ở TPHCM

Thiền viện Trúc Lâm Chân Nguyên nằm dưới chân núi Minh Đạm là nơi nương náu của đàn khỉ hơn 200 con, hàng ngày thu hút rất đông người dân và du khách đến tham quan, vãn cảnh.
07/07/2025

Phó Thủ tướng yêu cầu khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy tại chung cư Độc Lập (TPHCM)

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Công điện số 105/CĐ-TTg ngày 07/07/2025 về vụ cháy tại căn hộ 019, căn hộ 020 chung cư Độc Lập, đường Độc Lập, phường Phú Thọ Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh.
07/07/2025