Lãnh đạo Hà Nội: Sẽ thay tuyến BRT hiện hữu bằng đường sắt đô thị

Lãnh đạo UBND TP.Hà Nội cho biết, hệ thống đường sắt đô thị với tổng chiều dài 550 km sẽ là 'xương sống' của giao thông đô thị Hà Nội. Theo điều chỉnh Quy hoạch chung thủ đô, thành phố sẽ thay thế tuyến BRT hiện hữu bằng tuyến đường sắt đô thị.

Chiều 15.4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND TP.Hà Nội về chuyên đề giám sát "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023".

Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Nguyễn Hải Hưng chủ trì buổi làm việc

Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Nguyễn Hải Hưng chủ trì buổi làm việc. Ảnh: Khắc Hiếu

Hà Nội còn 33 "điểm đen" ùn tắc giao thông

Báo cáo tại buổi làm việc, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Phi Thường cho biết, UBND thành phố đã chỉ đạo sở và các đơn vị liên quan tăng cường công tác quản lý hoạt động vận tải đường bộ nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, giảm ùn tắc; phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân và các sự kiện diễn ra trên địa bàn.  

Đối với vận tải hành khách theo tuyến cố định, thành phố hiện có 6 bến xe. Ngoài ra, mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt gồm 156 tuyến tiếp cận 30/30 quận, huyện, thị xã, kết nối 6 tỉnh, thành phố lân cận.

Đến năm 2023, số điểm ùn tắc giao thông trên địa bàn thủ đô giảm xuống còn 33 điểm; có 5 "điểm đen" về tai nạn hiện đang tập trung xử lý trong năm 2024.

Sở GTVT cũng rà soát 234 vị trí có mật độ phương tiện giao thông lớn, cần bố trí lực lượng hướng dẫn, phân luồng; 154 vị trí khu vực trường học để thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn giao thông; 193 điểm tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông để xử lý, khắc phục.

Đường sắt đô thị là "xương sống" của giao thông

Thảo luận tại buổi làm việc, các thành viên đoàn giám sát đánh giá Hà Nội đã đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông, triển khai thực hiện quy hoạch và đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải; phát triển giao thông vận tải hành khách công cộng, hệ thống giao thông thông minh...

Hà Nội sẽ thay thế tuyến BRT hiện hữu bằng tuyến đường sắt đô thị

Hà Nội sẽ thay thế tuyến BRT hiện hữu bằng tuyến đường sắt đô thị. Ảnh: Khắc Hiếu

Tuy nhiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Đôn Tuấn Phong cho rằng, sức ép với giao thông tại thủ đô là rất lớn với số lượng phương tiện đông, lưu thông trong giờ cao điểm rất khó khăn; hạ tầng giao thông, quỹ đất cho giao thông còn hạn chế; việc thi công các công trình, dự án trọng điểm về giao thông vẫn bị kéo dài.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội Trịnh Xuân An nêu vấn đề, liệu thành phố có thực hiện quy hoạch 8 tuyến BRT còn lại hay không khi có nhiều ý kiến trái chiều? Nếu thực hiện thì cần rút kinh nghiệm điều gì khi hạ tầng BRT ảnh hưởng đến giao thông.

Trả lời câu hỏi này, Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, Hà Nội đã nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch giao thông vận tải tích hợp trong quy hoạch hạ tầng kỹ thuật của Quy hoạch chung thủ đô, đồng bộ với quy hoạch thủ đô; trong đó bổ sung 24 tuyến giao thông kết nối các tỉnh, thành phố trong Vùng thủ đô.

Đối với đường sắt đô thị, ông Tuấn cho biết, thành phố sẽ quy hoạch phát triển 14 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 550 km.

"Hệ thống đường sắt đô thị này sẽ là "xương sống" của giao thông đô thị", ông Tuấn nói, và cho biết thêm, với tuyến BRT, theo điều chỉnh Quy hoạch chung thủ đô, thành phố sẽ thay thế tuyến BRT hiện hữu bằng tuyến đường sắt đô thị.

Trong thời gian tới, thành phố sẽ tập trung cao độ nguồn lực để hoàn thành 7 dự án đường vành đai, các trục đường hướng tâm, kết nối vùng. Đồng thời, thành phố cũng chuyển đổi các phương tiện xanh, sạch; nâng tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đến năm 2025 - 2026 lên khoảng 30%.

Tuyến buýt nhanh BRT hiện hữu ở Hà Nội là tuyến số 01 Kim Mã - Hà Đông, được đưa vào sử dụng tháng 12.2016 với tổng mức đầu tư trên 55 triệu USD (khoảng 1.100 tỉ đồng). Tuyến có chiều dài hơn 14 km, sử dụng 55 xe buýt loại 80 chỗ với giá hơn 5 tỉ đồng/xe.

Dự án được thực hiện bằng vốn vay của Ngân hàng Thế giới với mục tiêu cải thiện tình trạng ùn tắc, ô nhiễm; làm nền tảng phát triển hạ tầng giao thông công cộng; thúc đẩy người dân chuyển từ xe cá nhân sang phương tiện công cộng.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, tuy được đầu tư với kinh phí đắt đỏ nhưng sau nhiều năm vận hành, tuyến buýt nhanh BRT chưa đáp ứng được kỳ vọng ở cả 3 tiêu chí nêu trên. Thậm chí, có ý kiến cho rằng, tuyến buýt này đang gây bất cập, lãng phí hạ tầng giao thông khi buýt chuyên chở được ít nhưng chiếm nhiều diện tích đường.

Theo Thanh Niên Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Yêu cầu kiểm điểm vụ xã đặc biệt khó khăn chi 480 triệu đồng làm 2 bàn tay

Chủ tịch UBND huyện Vân Canh (Bình Định) yêu cầu Chủ tịch UBND xã Canh Liên tổ chức kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân để xảy ra thiếu sót tại công trình làm 2 bàn tay.
17/09/2024

Quá tải tại bãi giữ xe vi phạm

Theo thống kê, hiện cả nước có hàng triệu phương tiện giao thông bị tạm giữ tại các cơ sở trông giữ xe của cơ quan chức năng, chờ xử lý. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2024, các lực lượng chức năng đã tạm giữ hơn 715 nghìn phương tiện vi phạm, trong đó chủ yếu là xe máy. Điều này đã dẫn đến sự quá tải nghiêm trọng tại nhiều bãi giữ xe, gây nguy cơ cháy nổ, nhất là tại các thành phố lớn như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng...
16/09/2024

CSGT "chặn" đoàn xe cứu trợ để… mời cơm

Trạm CSGT Đức Phổ mời lái xe chở hàng cứu trợ đến nơi nghỉ ngơi, ăn cơm miễn phí.
15/09/2024

Vụ “Gây rối trật tự công cộng” tại An Dương, Hải Phòng: Người nhà gửi đơn kêu oan

Được biết, chiều tối ngày 20/7/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện An Dương, TP. Hải Phòng đã khởi tố, bắt tạm giam đối với bị can Phạm Thị Thu Trang (trú tại 45/143 Tôn Đức Thắng, phường Trần Nguyên Hãn, quận Lê Chân, TP. Hải Phòng) cùng 7 người khác về tội “Gây rối trật tự công cộng”, với cáo buộc cầm đầu nhóm đối tượng có hành vi manh động, côn đồ, xông vào công trường Dự án đầu tư xây dựng nút giao khác mức ngã tư đường Tôn Đức Thắng - Máng nước - QL5 tại xã An Đồng, huyện An Dương, TP. Hải Phòng gây rối trật tự công cộng xảy ra trước đó.
14/09/2024

Chính phủ ban hành Nghị định về công tác xã hội

Công tác xã hội có chức năng hỗ trợ phòng ngừa; can thiệp, trị liệu; hỗ trợ phục hồi, phát triển đối tượng nhằm bảo đảm an sinh xã hội và xây dựng hạnh phúc của người dân; góp phần bảo đảm thực hiện quyền, nhân phẩm, giá trị của con người, công bằng và bình đẳng xã hội theo quy định của pháp luật.
14/09/2024

Rà soát các cơ sở chăm sóc trẻ em sau vụ Mái ấm Hoa Hồng

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đã yêu cầu tiến hành rà soát, thanh kiểm tra các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em công lập và ngoài công lập trên địa bàn TPHCM bảo đảm theo đúng quy định của Chính phủ.
14/09/2024

Đã có 336 người chết, mất tích do ảnh hưởng của bão, mưa lũ và sạt lở đất

Lào Cai hiện đang là địa phương có nhiều người chết và mất tích do bão, mưa lũ và sạt lở với 179 người (98 người chết, 81 người mất tích), trong đó tại huyện Bảo Yên có đến 110 chết và mất tích.
13/09/2024

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam công khai sao kê tài khoản ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Để bảo đảm tính minh bạch, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã công khai sao kê tài khoản Vietcombank 0011001932418 từ ngày 1/9 đến 10/9/2024; thể hiện minh bạch việc ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
13/09/2024

Cư dân chung cư Osaka Complex tố Công ty TNHH Nam Minh Hoàng tự ý ngăn cản việc khắc phục hậu quả sau bão Yagi

Sau cơn bão Yagi, chung cư Osaka Complex, nơi có hơn 700 hộ gia đình sinh sống, đã chịu nhiều thiệt hại nghiêm trọng, bao gồm cây đổ và hàng rào tôn bị hư hỏng. Trong bối cảnh khẩn cấp này, vào sáng 8/9/2024, cư dân đã tập hợp để dọn dẹp và khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, bất ngờ xuất hiện nhân viên của Công ty TNHH Nam Minh Hoàng (tự nhận là đơn vị quản lý vận hành) – đã ngăn cản họ thực hiện công việc này, thậm chí bị người dân tố cáo có hành vi khiêu khích và gây rối.
12/09/2024

Khởi tố đối tượng đi xe ba bánh tự xưng là thương binh gây rối trật tự công cộng

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Đống Đa, thành phố Hà Nội vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Lê Vũ Ngọc (tức “Ngọc say", sinh năm 1960; trú tại phường Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội), để điều tra hành vi gây rối trật tự công cộng.
12/09/2024

Quảng Ninh xin nhường 100 tỷ hỗ trợ: Phát huy tinh thần 'nhường cơm sẻ áo'

Dù bị bão số 3 tàn phá nặng nề, tuy nhiên lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã đề nghị không nhận hỗ trợ 100 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương để nhường cho tỉnh khác.
09/09/2024

Vụ Mái ấm Hoa Hồng: Khởi tố, bắt tạm giam 2 bảo mẫu

Công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Thị Ngọc Cẩm và Diệp Ngọc Tuyền (đều là bảo mẫu của Mái ấm Hoa Hồng) cùng về tội “Hành hạ người khác”.
07/09/2024