Lại một kiểu “giấy phép con” hành giáo viên

Hạng chức danh nghề nghiệp của giáo viên các cấp sẽ có sự điều chỉnh từ ngày 20.3.2021. Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn Muốn tăng lương phải đủ điều kiện về chứng chỉ Đầu tháng 2.2021, Bộ GDĐT ban hành các thông tư số 01, 02, 03, 04 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường mầm non, phổ thông công lập. Một trong những điểm mới của chùm thông tư này là không còn yêu cầu giáo viên phải nộp chứng chỉ tin học và ngoại ngữ khi thực hiện xét, thi nâng ngạch, thăng hạng. Giáo viên chỉ cần có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp thì sẽ đ...

 Hạng chức danh nghề nghiệp của giáo viên các cấp sẽ có sự điều chỉnh từ ngày 20.3.2021. Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn

Muốn tăng lương phải đủ điều kiện về chứng chỉ

Đầu tháng 2.2021, Bộ GDĐT ban hành các thông tư số 01, 02, 03, 04 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường mầm non, phổ thông công lập. Một trong những điểm mới của chùm thông tư này là không còn yêu cầu giáo viên phải nộp chứng chỉ tin học và ngoại ngữ khi thực hiện xét, thi nâng ngạch, thăng hạng. Giáo viên chỉ cần có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp thì sẽ được bổ nhiệm vào hạng tương ứng và được tăng lương theo quy định.

Dù đến 20.3 chùm thông tư mới có hiệu lực, nhưng những ngày qua giáo viên đã nhận được nhiều thông tin từ các trường cao đẳng và đại học sư phạm ở các địa phương, mời chào tham gia các khóa học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp. Giá mỗi khóa học từ 2,2-2,8 triệu đồng. Đặc biệt, điều khiến tâm lý giáo viên xáo trộn là mỗi nơi đưa ra một chỉ dẫn, kèm theo những thông tin tư vấn như: “Không đi học sẽ không được thăng hạng, thậm chí bị tụt hạng, bị giảm lương”.
“Hiện chúng tôi rất hoang mang. Dù đang công tác ở Hà Nội, nhưng những ngày qua có nhân viên trung tâm đào tạo của Trường ĐH Sư phạm Huế mời chào chúng tôi đi học. Thời gian cho mỗi khóa học có thể linh động, hoặc học theo hình thức online (trực tuyến). Ai cũng lo nếu không có chứng chỉ thì bị tụt hạng, phải đổ xô đi học để cố giữ hạng, giữ lương” - cô N.A.T (giáo viên tại Hà Nội) cho biết.

Báo Lao Động cũng nhận được những kiến nghị của tập thể giáo viên hợp đồng vừa được xét đặc cách, tuyển dụng chính thức theo công văn 5378 của Bộ Nội vụ. Hàng nghìn giáo viên hợp đồng của Hà Nội đã được tuyển dụng chính thức vào cuối năm 2020, theo tinh thần của công văn 5378. Chỉ có điều, họ phải quay về “điểm xuất phát”, dù đã có thâm niên đứng lớp trên 20 năm, nhưng khi được tuyển dụng thì được bổ nhiệm vào hạng thấp nhất. Với giáo viên mầm non, tiểu học là hạng IV, nhưng trong chùm thông tư mới của Bộ GDĐT vừa ban hành, hạng thấp nhất là III.

“Chúng tôi có được chuyển ngang sang hạng III không, hay phải đi học để lấy chứng chỉ chức danh nghề nghiệp tương ứng?”, “Muốn được thăng hạng, thì các quy định trong thông tư đều yêu cầu giáo viên phải có một thời gian nhất định giữ hạng. Chúng tôi đã công tác lâu năm rồi, có người đã hơn 20 năm trong ngành mà không được vào biên chế. Thiệt thòi, đi đòi quyền lợi, đến tháng 9.2020 mới được xét đặc cách, được tuyển dụng chính thức. Nếu theo quy định mới thì phải đi học và có chứng chỉ chứng danh nghề nghiệp trong, đã giữ hạng trong khoảng thời gian từ 36 tháng đến 9 năm (tùy theo từng đối tượng giáo viên), tính từ ngày được tuyển dụng chính thức thì mới được thăng hạng. Nếu như vậy là thiệt thòi cho giáo viên chúng tôi”. Đây là một trong rất nhiều ý kiến của giáo viên mà Báo Lao Động nhận được những ngày qua liên quan đến các quy định mới về thăng hạng, bổ nhiệm chức danh cho giáo viên.

Cũng theo ghi nhận của Lao Động, những ngày qua, không chỉ giáo viên ở Hà Nội mà nhiều nơi khác đang phải nháo nhào đi học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp. Tại Quảng Ninh, giáo viên cũng cho biết họ nhận được nhiều thư mời chào đi học từ các trường, trung tâm.

Theo thông báo gửi tới các trường của Trung tâm hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên tỉnh Quảng Ninh, đơn vị này phối hợp với Học viện Quản lý giáo dục liên tục mở các lớp đào tạo chứng chỉ chức danh nghề nghiệp khi tuyển đủ số lượng theo yêu cầu của Học viện Quản lý giáo dục. Kinh phí cả khóa là 2,5 triệu đồng/người. Do tình hình dịch COVID-19, để đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch, nên các lớp học sẽ được tổ chức học online.

Một số giáo viên ở TP.Hạ Long và các huyện, thị, thành phố khác của Quảng Ninh cho biết, do thông tư trên có hiệu lực từ 20.3.2021, nên vội đăng ký học, bởi thời gian không còn nhiều. Hơn nữa, nhu cầu học chắc sẽ rất lớn, nên không chậm chân sợ không còn chỗ.

“2,5 triệu đồng cho một khóa, lại học online nên cứ đăng ký học cho chắc ăn thôi. Không đăng ký học, mà đến 20.3 tới chưa có chứng chỉ thì không biết sẽ thế nào” - một thầy giáo ở TP.Hạ Long cho biết.

Giáo viên hãy bình tĩnh

Theo bà Nguyễn Thị Thúy - Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Quảng Ninh - quy định giáo viên phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp đã có từ trước và cũng đã có nhiều giáo viên trên toàn quốc đăng ký học. Tuy nhiên, có thể thông tư mới này của Bộ GDĐT ghi “hiệu lực từ 20.3.2021” nên các thầy, cô lo lắng vì thời gian còn quá ngắn. “Chúng tôi sẽ có trao đổi, xin ý kiến thêm với Bộ GDĐT để có hướng dẫn cụ thể, phù hợp cho giáo viên” - bà Thúy cho biết.

Trước những lo lắng, sốt sắng đăng ký học của các giáo viên, một số phòng nội vụ các địa phương đề nghị đợi hướng dẫn của các sở, ngành cấp liên quan để đăng ký học cho đúng chứng chỉ, đúng cơ sở được cấp phép đào tạo và cấp chứng chỉ. Tuy nhiên, cho đến chiều 28.2, nhiều giáo viên vẫn tiếp tục đăng ký, nộp tiền để được học sớm. Bởi theo họ, những lời khuyên “bình tĩnh” của các sở, ngành liên quan vẫn chỉ qua truyền miệng, chứ chưa có bất kỳ công văn chính thức nào.

Trước những lo lắng, tâm tư của giáo viên, đặc biệt là việc các thầy cô “chạy đua” đi học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, đại diện Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GDĐT) cho biết, việc quy định có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp là quy định chung trong Luật Viên chức, đối với viên chức của tất cả các ngành, các lĩnh vực, mà không riêng gì ngành Giáo dục.

Nghị định 101 ngày 1.9.2017 của Chính phủ quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức cũng quy định: Chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức là một trong những điều kiện để viên chức được đăng ký dự thi thăng hạng, xét bổ nhiệm vào hạng và được học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề (điểm a khoản 3 điều 26).

Đại diện Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục cũng cho hay, muốn bỏ quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên thì cần thiết phải xem xét, sửa các quy định này theo hướng mở rộng quy định tại Luật Viên chức và Nghị định 101 của Chính phủ là có thể sử dụng chứng chỉ của chuyên ngành thay thế.

“Các thầy cô bình tĩnh, đừng vội vàng đi học. Đối với những thầy cô còn thiếu chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh, cần đợi đến khi có hướng dẫn cụ thể của bộ, sở, phòng GDĐT, tránh tình trạng lo lắng khi thấy có một số trung tâm quảng cáo, mời chào học để trục lợi”- đại diện Cục Nhà giáo nhấn mạnh.

Cần tiếp tục kiến nghị bỏ “giấy phép con”

Từ năm 2019 đến nay, những ngày theo chân giáo viên để chứng kiến và “nếm” những “đoạn trường” trong công cuộc thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Từ thực tế ghi nhận, chúng tôi đã kiên trì kiến nghị cần loại bỏ 3 loại chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, chức danh nghề nghiệp trong nâng ngạch, thăng hạng, tuyển dụng công chức, viên chức nói chung và giáo viên nói riêng. Việc yêu cầu một thứ không gắn với chuyên môn, công việc hằng ngày của giáo viên, công chức, viên chức, chỉ có tác dụng “làm đẹp hồ sơ” thì tất yếu xảy ra gian lận. Đặc biệt, quy định về chứng chỉ áp đặt một cách máy móc, cào bằng, khiến đội ngũ công chức, viên chức khổ sở bổ sung hoàn thiện. Những “giấy phép con” đó đã tạo ra những hành vi tiêu cực để “đạt chuẩn” theo yêu cầu. Đồng thời cũng tạo “vùng đất màu mỡ” cho các đối tượng “cò bằng cấp”, “cò chứng chỉ” sống gửi, gây tốn kém, lãng phí cho xã hội.
Nói một cách công bằng, Bộ GDĐT là cơ quan đầu tiên cầu thị, tiếp thu những kiến nghị của báo chí và ý kiến của viên chức trong ngành mình. Việc này thể hiện bằng việc sớm phối hợp với Bộ Nội vụ để ban hành chùm thông tư số 01, 02, 03, 04 về tiêu chuẩn, chức danh giáo viên từ mầm non đến phổ thông, trong đó có việc bỏ điều kiện chứng chỉ tin học, ngoại ngữ trong thăng hạng cho giáo viên trong khi viên chức các ngành khác vẫn bị yêu cầu phải có.


Nguyên Lê./(theo laodong.vn)
 

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Hà Nội: Nỗ lực tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về PCCC & CNCH tại trụ sở UBND thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh

Tiếp tục bám sát mục tiêu, yêu cầu, triển khai nghiêm túc và quyết liệt theo chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an Thành phố, Huyện ủy, UBND huyện, Đảng ủy, Ban chỉ huy Công an huyện Mê Linh; ngày 01 tháng 10 năm 2024 Công an Thị trấn Quang Minh đã tham mưu cho UBND Thị trấn Quang Minh để tổ chức tuyên truyền nghiêp vụ PCCC & CNCH cho người đứng đầu các Cơ quan, Ban ngành, Đoàn thể, Lực lượng Bảo vệ ANTT cơ sở và cho các thành viên đội PCCC cơ sở định kỳ hằng năm.
02/10/2024

Lực lượng CSGT toàn quốc đồng loạt ra quân thực hiện cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 21/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) cho lứa tuổi học sinh trong tình hình mới và chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, ngày 24/9/2024, Cục Cảnh sát giao thông ban hành Kế hoạch cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh trên địa bàn cả nước. Theo chuyên đề tháng 9 của Viện Khoa học Chính sách và Pháp luật, chúng tôi đã liên hệ với Cục CSGT để nắm rõ thông tin, kế hoạch hoạt động cũng như tuyên truyền để người dân cùng nắm rõ chỉ đạo mới của Bộ Công an.
27/09/2024

Bà Nguyễn Phương Hằng được giảm án và ra tù vào hôm nay

Hôm nay (19/9), nguồn tin từ VKSND tỉnh Bình Dương cho biết, bà Nguyễn Phương Hằng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam ở tỉnh Bình Dương, đã được ra tù sớm hơn dự kiến.
19/09/2024

Gặp chủ tịch huyện, giáo viên rơi nước mắt nói về 'suất cơm chỉ có 2 miếng chả'

Tại cuộc gặp gỡ, đối thoại với Chủ tịch huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), nhiều giáo viên Trường mầm non Ánh Dương bật khóc khi nói lên những dồn nén, bức xúc của mình.
18/09/2024

Yêu cầu kiểm điểm vụ xã đặc biệt khó khăn chi 480 triệu đồng làm 2 bàn tay

Chủ tịch UBND huyện Vân Canh (Bình Định) yêu cầu Chủ tịch UBND xã Canh Liên tổ chức kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân để xảy ra thiếu sót tại công trình làm 2 bàn tay.
17/09/2024

Quá tải tại bãi giữ xe vi phạm

Theo thống kê, hiện cả nước có hàng triệu phương tiện giao thông bị tạm giữ tại các cơ sở trông giữ xe của cơ quan chức năng, chờ xử lý. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2024, các lực lượng chức năng đã tạm giữ hơn 715 nghìn phương tiện vi phạm, trong đó chủ yếu là xe máy. Điều này đã dẫn đến sự quá tải nghiêm trọng tại nhiều bãi giữ xe, gây nguy cơ cháy nổ, nhất là tại các thành phố lớn như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng...
16/09/2024

CSGT "chặn" đoàn xe cứu trợ để… mời cơm

Trạm CSGT Đức Phổ mời lái xe chở hàng cứu trợ đến nơi nghỉ ngơi, ăn cơm miễn phí.
15/09/2024

Vụ “Gây rối trật tự công cộng” tại An Dương, Hải Phòng: Người nhà gửi đơn kêu oan

Được biết, chiều tối ngày 20/7/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện An Dương, TP. Hải Phòng đã khởi tố, bắt tạm giam đối với bị can Phạm Thị Thu Trang (trú tại 45/143 Tôn Đức Thắng, phường Trần Nguyên Hãn, quận Lê Chân, TP. Hải Phòng) cùng 7 người khác về tội “Gây rối trật tự công cộng”, với cáo buộc cầm đầu nhóm đối tượng có hành vi manh động, côn đồ, xông vào công trường Dự án đầu tư xây dựng nút giao khác mức ngã tư đường Tôn Đức Thắng - Máng nước - QL5 tại xã An Đồng, huyện An Dương, TP. Hải Phòng gây rối trật tự công cộng xảy ra trước đó.
14/09/2024

Chính phủ ban hành Nghị định về công tác xã hội

Công tác xã hội có chức năng hỗ trợ phòng ngừa; can thiệp, trị liệu; hỗ trợ phục hồi, phát triển đối tượng nhằm bảo đảm an sinh xã hội và xây dựng hạnh phúc của người dân; góp phần bảo đảm thực hiện quyền, nhân phẩm, giá trị của con người, công bằng và bình đẳng xã hội theo quy định của pháp luật.
14/09/2024

Rà soát các cơ sở chăm sóc trẻ em sau vụ Mái ấm Hoa Hồng

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đã yêu cầu tiến hành rà soát, thanh kiểm tra các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em công lập và ngoài công lập trên địa bàn TPHCM bảo đảm theo đúng quy định của Chính phủ.
14/09/2024

Đã có 336 người chết, mất tích do ảnh hưởng của bão, mưa lũ và sạt lở đất

Lào Cai hiện đang là địa phương có nhiều người chết và mất tích do bão, mưa lũ và sạt lở với 179 người (98 người chết, 81 người mất tích), trong đó tại huyện Bảo Yên có đến 110 chết và mất tích.
13/09/2024

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam công khai sao kê tài khoản ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Để bảo đảm tính minh bạch, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã công khai sao kê tài khoản Vietcombank 0011001932418 từ ngày 1/9 đến 10/9/2024; thể hiện minh bạch việc ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
13/09/2024