"Không để sau sáp nhập, dân phải ùn ùn đi đổi căn cước, làm lại sổ đỏ"

Theo đại biểu Quốc hội, cùng với tinh gọn bộ máy và đơn vị hành chính các cấp, phải ứng dụng công nghệ thay giấy tờ, bởi nếu người dân ùn ùn đi đổi căn cước, làm lại sổ đỏ, bộ máy không thể làm được.

Đây là một trong những vấn đề lớn được đại biểu Quốc hội góp ý khi thực hiện tinh gọn bộ máy và sắp xếp đơn vị hành chính các cấp.

Liên quan đến nội dung này, Quốc hội sáng 14/5 sẽ thảo luận ở hội trường dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi.

Không để người dân phải ùn ùn đi đổi giấy tờ

Trao đổi bên hành lang Quốc hội về những vấn đề trọng đại này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Hoàng Anh Công nhận định việc sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính địa phương rất quan trọng nhằm tạo dư địa phát triển đất nước.

Để đáp ứng yêu cầu sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính, trước hết, theo ông Công, phải hoàn thiện thể chế, xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, trong đó có việc tập trung sửa Hiến pháp, sửa Luật Tổ chức chính quyền địa phương để thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp.

Theo định hướng của Trung ương, cùng với việc bỏ cấp huyện sẽ tiến hành sáp nhập và giảm số tỉnh, thành từ 63 xuống 34; số đơn vị hành chính cấp xã giảm từ 10.035 xuống còn 3.321 đơn vị.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Hoàng Anh Công (Ảnh: Hồng Phong).

Khi số lượng đơn vị hành chính giảm, theo ông Công, số cán bộ, công chức, viên chức dôi dư rất lớn nên việc sắp xếp, bố trí cán bộ không đơn giản.

Góp ý về định hướng sắp xếp, ông Công cho biết một là giữ nguyên trạng, hai là xem xét theo nhu cầu của cán bộ, vì thực tế có nhiều cán bộ xin nghỉ hưu trước tuổi hoặc chuyển sang khu vực ngoài Nhà nước.

"Chúng ta phải thống nhất xuyên suốt những chủ trương chung, để tạo cơ hội cho cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục phục vụ xã hội", ông Công nói.

Một vấn đề cần lưu ý khi sắp xếp, sáp nhập tỉnh, xã, theo ông Công, phải cố gắng không thay đổi quá nhiều thủ tục hành chính, không bắt người dân phải thay đổi giấy tờ.

"Chúng ta phải sử dụng công nghệ để thay đổi dần dần giấy tờ. Chứ bây giờ, người dân ùn ùn đi thay đổi căn cước, làm lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… thì bộ máy không thể làm được", ông nêu quan điểm.

Vị đại biểu cho rằng Quốc hội nên có thông điệp trong nghị quyết sáp nhập là tạm giữ nguyên giá trị giấy tờ trong 5 năm, trừ trường hợp cấp mới. Bởi nếu thay đổi giấy tờ sẽ tạo xáo trộn rất lớn, người dân sẽ gặp nhiều khó khăn.

Đấu giá trụ sở dôi dư để thêm nguồn thu ngân sách

Sau khi kết thúc hoạt động của cấp huyện, ông Hoàng Anh Công nhấn mạnh cần xác định rõ nhiệm vụ, thẩm quyền của đơn vị hành chính cấp xã, cấp tỉnh, đặc biệt, cần lựa chọn người đứng đầu phù hợp.

Trước băn khoăn bố trí cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện về công tác tại cấp xã sẽ "không gần dân, sát dân, không nắm được tình hình ở cơ sở", ông Công nhận định có thể sẽ cần một khoảng thời gian để những cán bộ này cập nhật và nắm tình hình, ngày càng gần dân, sát dân.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Tạ Văn Hạ (Ảnh: Phạm Thắng).

Cũng nhìn nhận việc sắp xếp, bố trí cán bộ "rất nhạy cảm, phức tạp", song Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Tạ Văn Hạ nhấn mạnh cần làm tốt việc này khi tinh gọn bộ máy, đặc biệt với đội ngũ cán bộ cấp huyện được đưa về xã.

"Làm việc với dân cần có kỹ năng, như cán bộ địa chính xã phải hiểu từng thửa ruộng, cánh đồng ở xã đó, hay làm về công tác xã hội phải hiểu từng thôn bản, thậm chí từng dòng họ", ông Hạ nói cán bộ huyện về xã cần thích nghi để đáp ứng yêu cầu công việc ở đơn vị mới.

Đề cập việc xử lý trụ sở dôi dư sau sáp nhập, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Tạ Văn Hạ nhấn mạnh đây là một nguồn lực rất lớn của đất nước, nên phải sử dụng hiệu quả.

Theo ông, cần ưu tiên các trụ sở dôi dư cho giáo dục, y tế, văn hóa cộng đồng, để phục vụ an sinh xã hội.

Sau khi ưu tiên cho những lĩnh vực trên, với các trụ sở dôi dư còn lại có thể đấu giá để khai thác hiệu quả nhất nguồn lực đó, theo góp ý của ông Hạ.

Ông cũng lưu ý trụ sở dôi dư nếu bỏ hoang, lãng phí, đó là trách nhiệm của địa phương.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Hoàng Anh Công cũng nhấn mạnh cần sắp xếp, sử dụng trụ sở dôi dư đúng mục đích, như Tổng Bí thư Tô Lâm nói, là ưu tiên cho bệnh viện, trường học, không gian cộng đồng.

Nhìn nhận trụ sở dôi dư cũng là nguồn lực phát triển, ông Công góp ý cần đặt ra phương án bán đấu giá để thu ngân sách, đầu tư cho phát triển.

"Tại sao cứ để trụ sở bỏ hoang mà không nghĩ đến xã hội hóa, bán đấu giá theo đúng quy định của pháp luật. Khi đó, chúng ta thu được nguồn ngân sách, và lấy ngân sách đó đầu tư các công trình phục vụ phát triển địa phương và đất nước", ông Công nêu quan điểm.

Theo Báo điện tử Dân trí Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Việt Nam, Thái Lan chính thức nâng cấp quan hệ lên 'Đối tác Chiến lược toàn diện'

Ngày 16/5, sau Lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã tiến hành hội đàm và họp Nội các chung Việt Nam - Thái Lan lần thứ 4.
16/05/2025

Nữ Thủ tướng Thái Lan đến Hà Nội

Trưa nay, chuyên cơ chở Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra cùng đoàn đại biểu Chính phủ Thái Lan hạ cánh ở sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội).
15/05/2025

Việt Nam tiến tới làm chủ công nghệ năng lượng hạt nhân

Việt Nam tiến tới làm chủ công nghệ năng lượng hạt nhân để phát triển kinh tế - xã hội, dần hình thành ngành công nghiệp hạt nhân.
15/05/2025

Thủ tướng đề nghị WB tiếp tục hỗ trợ Việt Nam 'làm giàu', xây dựng hạ tầng chiến lược

Trưa 15/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp bà Mariam J. Sherman, Giám đốc Quốc gia của Văn phòng Ngân hàng Thế giới (WB) khu vực Việt Nam, Lào, Campuchia.
15/05/2025

Cấp huyện hoàn thành sứ mệnh lịch sử, địa danh thân thương chỉ còn là hoài niệm

Đánh giá cao chủ trương sáp nhập tỉnh, đại biểu Quốc hội chia sẻ về một số địa danh thân thương từng gắn liền với lịch sử dân tộc, với nhân dân địa phương chỉ còn là hoài niệm.
14/05/2025

Lãnh đạo 4 nước dành cho Tổng Bí thư tình cảm chân thành, đón tiếp với nhiều biệt lệ

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sáng nay về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Kazakhstan, Azerbaijan, Liên bang Nga và Belarus.
13/05/2025

Chính phủ yêu cầu chuẩn bị diễu binh, duyệt binh dịp Quốc khánh 2-9

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được giao chủ động chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh.
13/05/2025

Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026

Nhóm hàng hóa, dịch vụ phục vụ sản xuất kinh doanh, du lịch, tiêu dùng đang phải chịu mức thuế 10% có thể được giảm 2% trong 18 tháng nữa, nếu đề xuất này của Chính phủ được Quốc hội thông qua.
13/05/2025

"Ngành than, ngành điện làm rất lỗ nhưng vẫn để độc quyền"

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Duy Thanh cho rằng vốn doanh nghiệp Nhà nước cũng do người dân bỏ ra, do đó những gì doanh nghiệp Nhà nước làm được nên cho doanh nghiệp tư nhân làm.
13/05/2025

'Vì sao kẻ xấu có được hóa đơn tiền điện để lừa đảo người dân?'

Theo đại biểu Nguyễn Minh Đức, nhiều người dân không hiểu tại sao kẻ xấu lại nắm rõ số điện thoại, căn cước công dân và hóa đơn tiền điện của gia đình để thực hiện hành vi lừa đảo.
12/05/2025

Thủ tướng: Thái Bình cần lấn biển và làm ngay tuyến đường 10 làn kết nối với Hưng Yên

Làm việc với tỉnh Thái Bình, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tỉnh cần lấn biển để có không gian mới cho khu kinh tế, hạ tầng, công nghiệp để phát triển bứt phá; đồng thời chỉ đạo nghiên cứu làm ngay tuyến đường thẳng nhất với quy mô 10 làn từ khu vực TP. Hưng Yên tới khu vực TP. Thái Bình và kết nối với các tuyến cao tốc trong vùng.
12/05/2025

Ông Phan Văn Mãi: Áp dụng mức thuế 10% cho tất cả loại hình báo chí

So với dự thảo trình tại kỳ họp thứ 8, dự thảo luật lần này đã giảm mức thuế thu nhập doanh nghiệp cho loại hình báo điện tử, truyền hình, phát thanh.
12/05/2025