Hôm nay, Bộ Chính trị xem xét đề án sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện

Bộ Chính trị hôm nay xem xét đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp, trong đó có phương án sáp nhập một số tỉnh, bỏ cấp huyện, sáp nhập nhiều xã.

Như vậy, chỉ tròn 1 tháng kể từ ngày 14/2 - Bộ Chính trị ban hành Kết luận 126 về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025, phương án sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, sáp nhập xã đã được định hình.

Mỗi xã là một huyện nhỏ

Tại phiên họp thứ nhất của Ban chỉ đạo thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp vào hôm qua, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, hiện cả nước có 10.035 đơn vị hành chính cấp xã, sẽ tổ chức lại chỉ còn khoảng 2.000 đơn vị. Khi đó, mỗi xã “gần như là một huyện nhỏ”.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình cũng thông tin, trong đề án Chính phủ trình Bộ Chính trị hôm nay, khi bỏ cấp huyện, 1/3 nhiệm vụ của cấp huyện chuyển lên tỉnh, 2/3 chuyển xuống xã (cơ sở).

Trước đó, tại cuộc họp ngày 11/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ thống nhất dự kiến trình cấp có thẩm quyền phương án sau khi sắp xếp sẽ giảm khoảng 50% số đơn vị hành chính cấp tỉnh và giảm khoảng 60-70% đơn vị hành chính cấp cơ sở so với hiện nay.

Phiên họp thứ nhất của Ban chỉ đạo thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Ảnh: VGP
Phiên họp thứ nhất của Ban chỉ đạo thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Ảnh: VGP

Có thể thấy phương án được Chính phủ trình Bộ Chính trị là mô hình chính quyền địa phương 2 cấp gồm cấp tỉnh và cấp xã (cơ sở), không còn cấp huyện. Trong đó sẽ sáp nhập một số tỉnh để cả nước còn khoảng hơn 30 tỉnh, thành và khoảng 2.000 xã thay vì có 63 tỉnh, thành và 10.035 xã như hiện nay.

Nhìn lại quá trình chuẩn bị trong 1 tháng qua, có thể khẳng định sự quyết tâm chính trị cao nhất, triển khai thực hiện theo đúng phương châm "vừa chạy vừa xếp hàng" của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chính phủ.

Cách đây 1 tháng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành Kết luận 126 giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng ủy Quốc hội, các cấp ủy, tổ chức đảng có liên quan nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); xây dựng phương án tiếp tục sắp xếp cấp xã phù hợp với mô hình tổ chức mới, đề xuất tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cấp xã; đồng thời định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Hai tuần sau đó, ngày 28/2, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành Kết luận 127 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Trong đó, Bộ Chính trị yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.

Đảng ủy Chính phủ được giao xây dựng đề án, trình Bộ Chính trị về sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.

"Thời cơ vàng"

Chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính các cấp đã được đặt ra từ Nghị quyết 18, hội nghị lần thứ 6 khóa 12 năm 2017 (về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả).

Một trong những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để thực hiện các mục tiêu tinh gọn tổ chức bộ máy được Nghị quyết 18 nêu rõ: “Từng bước sắp xếp, kiện toàn, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã chưa đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật; khuyến khích sáp nhập, tăng quy mô các đơn vị hành chính các cấp ở những nơi có đủ điều kiện để nâng cao năng lực quản lý, điều hành và tăng cường các nguồn lực của địa phương”.

Nghị quyết 27/2022 hội nghị lần thứ 6 Trung ương khóa 13 về tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới cũng nêu rõ: “Tiếp tục sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; nghiên cứu thí điểm sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh phù hợp với quy hoạch tổng thể các đơn vị hành chính của quốc gia và từng địa phương”.

Thực hiện chủ trương này, từ năm 2017 đến nay, cả nước đã tiến hành 2 đợt sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã vào năm 2019-2021 và 2023-2025.

Nhờ đó, số đơn vị hành chính cấp huyện giảm từ 713 xuống còn 696; số đơn vị hành chính cấp xã giảm từ 11.162 xuống còn 10.035.

Riêng về đơn vị hành chính cấp tỉnh, trong hơn 7 năm qua vẫn giữ nguyên 63 tỉnh, thành. Có 57 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng và TP Huế vừa được nâng cấp vào cuối năm 2024.

Trao đổi với VietNamNet, PGS.TS Nguyễn Viết Thông - nguyên Tổng thư ký kiêm ủy viên thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương cho rằng, phương án Chính phủ đưa ra giảm khoảng 50% số tỉnh và giảm 60-70% đơn vị cấp xã là hoàn toàn khả thi.

PGS.TS Nguyễn Viết Thông - nguyên Tổng thư ký kiêm ủy viên thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương. Ảnh: Trần Thường
PGS.TS Nguyễn Viết Thông - nguyên Tổng thư ký kiêm ủy viên thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương. Ảnh: Trần Thường

Bởi theo ông, trong lịch sử nước ta, ngay từ thời phong kiến cũng chỉ có 31 tỉnh, thành. Đến năm 1975, cả nước có 72 tỉnh, thành phố nhưng đến năm 1976 (sau Đại hội 4 của Đảng), nhiều tỉnh, thành được sáp nhập còn lại 38 tỉnh, thành phố với 400 huyện được ví như 400 pháo đài và khoảng 6.000 xã. Qua nhiều lần sắp xếp, nước ta hiện nay có 63 tỉnh, thành phố; 696 huyện và 10.035 xã.

Theo ông Thông, việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện và kể cả cấp tỉnh đã có chủ trương rõ ràng tại văn kiện Đại hội 13 cũng như các nghị quyết của Đảng, nhưng riêng định hướng bỏ cấp huyện hoàn toàn là chủ trương mới. 

Lý giải vì sao lần này Đảng lại đưa ra định hướng bỏ cấp huyện, ông Thông nêu thực tế đã có nhiều nghiên cứu và cũng có ý tưởng nêu ra việc này ở giai đoạn trước, trong đó cũng xác định cấp huyện là cấp trung gian.

Tuy nhiên, sau nhiều lần thảo luận, vẫn có ý kiến chưa đồng thuận nên nội dung này không được đề cập trong các nghị quyết của Đảng và vẫn tổ chức theo mô hình chính quyền địa phương có 3 cấp tỉnh, huyện, xã.

Thực tế cũng như nghiên cứu kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy mô hình chính quyền địa phương 2 cấp là phù hợp với tiến bộ của thế giới. Nhiều nước hiện nay tổ chức mô hình này, Nhật Bản là một điển hình.

"Lần này, chúng ta mạnh dạn bỏ đơn vị hành chính cấp huyện, sáp nhập một số tỉnh và sắp xếp gọn lại đơn vị hành chính cấp xã. Theo tôi, đây là 'thừa thắng xông lên' khi toàn Đảng, toàn dân ủng hộ công cuộc tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị vừa qua chúng ta đã làm rất tốt với tốc độ thần tốc", ông Thông nhấn mạnh.

Với kết quả đạt được vừa qua, PGS.TS Nguyễn Viết Thông nhận định không có lý do gì mà chúng ta không bỏ cấp huyện và tiếp tục sắp xếp sáp nhập cấp tỉnh, cấp xã.

"Đây là thời cơ vàng chúng ta phải chớp lấy để thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy trước Đại hội 14 của Đảng, thời điểm quyết định đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", ông Thông nói.

 

Theo Vietnamnet Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với 34 tỉnh thành và hơn 3.300 xã, phường, đặc khu

Chiều 3/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương tháng 6/2025.
04/07/2025

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6: Nhiều vấn đề thời sự được làm rõ

Tình hình triển khai tổ chức chính quyền địa phương hai cấp, việc thực hiện các thủ tục hành chính, vấn đề tăng trưởng tín dụng, kết quả đấu tranh với hàng giả, hàng nhái, việc đào tạo nhân lực cho những ngành công nghệ cao... là những nội dung nổi bật được báo chí quan tâm tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6 chiều 03/7.
04/07/2025

Các thứ trưởng luân chuyển về địa phương trưởng thành như thế nào?

Trong các thứ trưởng được luân chuyển về địa phương thời gian qua, có nhiều người tiếp tục ở lại tỉnh, thành hoặc chuyển qua địa phương khác với những vị trí quan trọng; có một số thứ trưởng quay trở lại Trung ương chuẩn bị cho một hành trình mới.
03/07/2025

Những việc cán bộ, công chức không được làm từ tháng 7

Quốc hội quy định 6 nhóm việc cán bộ, công chức không được làm, trong đó có phát tán thông tin sai sự thật, lợi dụng mạng xã hội gây ảnh hưởng tiêu cực đến cơ quan, địa phương.
03/07/2025

Triệt để xử lý các vấn đề về quản lý bệnh viện

Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho rằng, Bộ Y tế cần triệt để xử lý các vấn đề về quản lý bệnh viện, chuẩn hóa các quy trình cơ bản về khám chữa bệnh, quản lý dược, vệ sinh an toàn thực phẩm…
03/07/2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Quân chính toàn quân 6 tháng đầu năm

Chiều 2/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị Quân chính toàn quân 6 tháng đầu năm 2025 do Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức.
03/07/2025

Tổng Bí thư Tô Lâm: Không có chuyển đổi số, mô hình hành chính hai cấp sẽ không thể vận hành hiệu quả

Tổng Bí thư nhấn mạnh chuyển đổi số chính là hệ thần kinh trung ương, là cầu nối "sống còn" giữa tỉnh và xã; là bộ não dữ liệu để tổng hợp, phân tích, cảnh báo sớm tình hình, không để xảy ra vùng trũng thông tin.
03/07/2025

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump điện đàm

20h ngày 2/7 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và đàm phán về thuế đối ứng giữa hai nước.
03/07/2025

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 15 luật, 1 pháp lệnh vừa được thông qua

Sáng 3/7, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật, pháp lệnh đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV thông qua.
03/07/2025

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Làm mới lại hợp tác quốc tế là yêu cầu cấp thiết để đạt các mục tiêu phát triển

Phát biểu dẫn đề tại Phiên thảo luận bàn tròn với chủ đề "Làm mới hợp tác phát triển quốc tế" trong khuôn khổ Hội nghị quốc tế lần thứ tư về tài chính cho phát triển tại Seville, Tây Ban Nha, chiều 1/7, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh: Làm mới lại hợp tác phát triển quốc tế không chỉ là một lựa chọn mà là yêu cầu cấp thiết để đạt được các mục tiêu phát triển.
02/07/2025

Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ cho ý kiến về phương án sửa đổi, bổ sung 3 luật quan trọng

Ngày 1/7, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ về một số nội dung quan trọng, trong đó có các phương án sửa đổi, bổ sung 3 luật quan trọng để chuẩn bị báo cáo cấp có thẩm quyền.
02/07/2025

Tạo chuyển biến thực chất, mạnh mẽ trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, Nghị quyết 57 là Nghị quyết có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững của đất nước trong giai đoạn mới, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta đang nỗ lực hoàn thành các mục tiêu của nhiệm kỳ và mô hình chính quyền địa phương hai cấp đã chính thức vận hành tại 34 tỉnh, thành phố từ ngày 1/7/2025.
02/07/2025