"Học trò vẫn phải học những cuốn SGK có lỗi sai"

Chủ trương xã hội hóa sách giáo khoa (SGK) nhưng thiếu sự quản lý của Nhà nước về giá cả đang gây ra những bất cập. Đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn, những nơi ngay cả khi chưa tăng giá sách, con chữ đã khó đến với các em học sinh. Trường PTDT bán trú TH&THCS Lâm Thủy đóng trên xã thuộc vùng rẻo cao biên giới ở phía Tây huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, cách trung tâm thị trấn Kiến Giang gần 58 km đường rừng. Nơi đây chủ yếu là đồng bào dân tộc Bru - Vân Kiều sinh sống. Khó khăn là vậy nhưng thầy Ngô Mậu Tình, Phó hiệu trưởng nhà trường, là một người tâm huyết, gắ...

Chủ trương xã hội hóa sách giáo khoa (SGK) nhưng thiếu sự quản lý của Nhà nước về giá cả đang gây ra những bất cập. Đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn, những nơi ngay cả khi chưa tăng giá sách, con chữ đã khó đến với các em học sinh.

Trường PTDT bán trú TH&THCS Lâm Thủy đóng trên xã thuộc vùng rẻo cao biên giới ở phía Tây huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, cách trung tâm thị trấn Kiến Giang gần 58 km đường rừng. Nơi đây chủ yếu là đồng bào dân tộc Bru - Vân Kiều sinh sống.

Khó khăn là vậy nhưng thầy Ngô Mậu Tình, Phó hiệu trưởng nhà trường, là một người tâm huyết, gắn bó và đóng góp cho ngôi trường với mong muốn mang con chữ đến cho đồng bào. Vì vậy, trước những thay đổi liên quan đến SGK gần đây, thầy cũng có rất nhiều trăn trở.

Thầy Tình chia sẻ: “Có thể nói, khó khăn lớn nhất gặp phải là SGK, do giá gấp 2 - 3 lần so sách cũ nên đồng bào không thể mua sách cho con em học được.

Vì thế, huyện Lệ Thủy trong mấy năm qua đã tặng 100% SGK cho học sinh ở trường PTDTBT TH&THCS Lâm Thủy cũng như các trường đóng trên địa bàn xã đặc biệt khó khăn”.

Thầy cũng đánh giá rằng, việc SGK mới có nhiều điểm mới về nội dung, phương pháp và mục tiêu giáo dục nhưng vẫn còn nhiều “hạt sạn” mà phụ huynh, giáo viên, các chuyên gia giáo dục phát hiện ra nên trong quá trình thực hiện nhất định sẽ có những lúng túng, nghi ngại về chất lượng biên soạn và xuất hiện tư tưởng thất vọng.

Học trò vẫn phải học những cuốn SGK có lỗi sai

Hiện nay, trường PTDTBT TH&THCS Lâm Thủy cũng như rất nhiều trường trên địa bàn tỉnh đang học bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” của NXB Giáo dục Việt Nam.

“Qua việc thực hiện SGK mới, chúng tôi thấy rằng về tinh thần, chương trình SGK mới đưa vào luồng gió mới trong quan điểm giáo dục, cố gắng phát huy phẩm chất, năng lực của học sinh.

Tuy nhiên, về SGK, mọi người dễ dàng nhận thấy còn nhiều bất cập: sách quá đắt đỏ, không đóng gáy như trước đây mà dùng công nghệ dán các trang lại nên rất dễ hư hỏng, in màu và dùng giấy bóng song dễ bong tróc, không thể dùng lâu dài cho nhiều thế hệ cùng học một quyển sách như trước đây. Đó là một sự lãng phí vô cùng to lớn”, thầy Tình bày tỏ.

Vì là địa phương miền núi, phụ huynh ở đây thường là nhà nông dân, khi có 3 đứa con học chương trình thay sách, họ phải bán nhiều lúa, vay nợ mới mua nổi được sách giáo khoa để học.

Bên cạnh đó bộ sách này còn sai về kiến thức, giáo dục ở môn  Khoa học tự nhiên lớp 6; Ngữ liệu phản cảm như Tiếng Việt lớp 1,2; Ngữ văn 6 có những văn bản chưa được chọn lựa theo đúng tiêu chí nhân văn, đảm bảo tính khoa học và giáo dục…

Chưa có việc thu hồi SGK “sạn”

Đối với việc thiếu minh bạch trong quá trình chọn SGK, thầy Tình cho biết: “Theo tôi, điều đầu tiên là cần chấm dứt ngay việc “đồng phục” sách giáo khoa. Ở những địa phương nào có tình trạng đồng loạt sử dụng một bộ sách giáo khoa sẽ có những dấu hỏi đặt ra.

Cần thiết Bộ công an vào cuộc để xác minh sự minh bạch. Có ý kiến cho rằng có hay không Test kit Việt Á trong giáo dục là vấn đề hay, cần làm rõ. Ý kiến của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Kim Thúy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội vừa rồi, tôi thấy rất thẳng thắn, bản lĩnh. Chúng tôi đồng tình với ý kiến của bà”.

Chia sẻ thêm về việc thu hồi SGK tại các trường như Bộ GD&ĐT đã từng báo cáo, thầy thông tin: “Theo dõi truyền hình, qua ý kiến của Đại biểu Quốc hội, tôi được biết Bộ GD&ĐT đã từng báo cáo về việc đã sửa chữa, thu hồi và tiêu hủy hàng ngàn cuốn SGK sai.

Nhưng đến bây giờ, trường chúng tôi chưa nhận được một công văn, mệnh lệnh nào về việc triển khai thu hồi, sửa chữa sách sai.

Thậm chí, đến kết thúc năm học, thầy và trò nhà trường vẫn thực hiện theo phân phối chương trình như đầu năm học. Cho đến bây giờ tôi cũng được biết, đồng nghiệp ở các tỉnh thành khác cũng vậy. Học trò vẫn phải học những cuốn SGK có những lỗi sai nghiêm trọng ấy”.

Đáng chú ý, họ cũng chưa bao giờ nhận được thông báo hay công văn về việc thu hồi, sửa chữa những cuốn SGK sai đã được công luận lên tiếng. Trước những lỗi sai của các cuốn sách khi dạy các thầy cô phải loay hoay tự điều chỉnh khi SGK gặp “sự cố” trên. 

“Cũng như việc không dạy âm P (pờ) ở lớp 1 bộ Kết nối của NXB Giáo dục Việt Nam vậy. Bài thơ “Bắt nạt” của Nguyễn Thế Hoàng Linh ở Ngữ văn 6 tập 1, không thể hướng tới việc cam chịu bắt nạt, thầy cô phải giáo dục sự dũng cảm ở các em.

Nếu dạy như SGK sai e rằng, hệ quả thực tiễn và kiến thức sẽ rất phản cảm, thậm chí nguy hiểm cho học trò. Như cuốn Khoa học tự nhiên lớp 6  bộ Kết nối tri thức với cuộc sống là một ví dụ”, thầy Tình bày tỏ.

Thầy Tình mong muốn rằng Bộ GD&ĐT cần có đoàn công tác đặc biệt đến các Sở GD&ĐT thay vì chỉ đạo và nghe báo cáo từ các Sở về việc lựa chọn SGK. Bộ GD&ĐT, bằng nhiều kênh, cần thanh tra nghiêm túc và cần thiết mời Công an vào cuộc để tránh hiện tượng Test kit Việt Á trong giáo dục.

Ngoài ra, cần có sự đồng bộ giữa SGK và thiết bị phục vụ cho dạy và học. Mảng thiết bị giáo dục sẽ là một câu hỏi rất lớn, bởi nó ngốn ngân sách nhà nước quá lớn. Tuy nhiên, chất lượng thiết bị dạy học các trường nhận như thế nào, thời gian có thể sử dụng bao lâu, giá cả ngất ngưởng như vậy có đúng với thực tế không, Bộ nên cần làm rõ và minh bạch .

“Cần kịp thời và minh bạch, chuẩn xác về  thông tin trước những vấn đề  “nóng” của giáo dục mà công luận đã phản ánh và xã hội quan tâm.

Có cơ chế nắm bắt tình hình của dư luận và khắc phục ngay những hạn chế, thiếu sót trong quá trình thực hiện. Đặc biệt, phát huy hơn nữa tính dân chủ trong giáo dục để giáo viên được bộc lộ quan điểm tích cực, phát huy tính trách nhiệm với ngành, với nhân dân và đặc biệt với công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay”, thầy Tình cho biết.

Nguyễn Hoa Trà
https://www.nguoiduatin.vn/hoc-tro-van-phai-hoc-nhung-cuon-sgk-co-loi-sai-a554771.html

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Festival hoa Mê Linh lần thứ 2 - Lễ hội hoa lớn nhất miền Bắc

Theo thông tin từ Ủy ban Nhân dân Huyện Mê Linh, TP Hà Nội cho biết, dự kiến sự kiện Festival Hoa Mê Linh lần thứ 2, năm 2024 tiếp tục được tổ chức với chủ để "Mê Linh rực rỡ sắc hoa" sẽ được tổ chức trong 04 ngày, dự kiến từ ngày 26/12/2024 đến hết ngày 29/12/2024, tại Quảng trường Trung tâm hành chính huyện Mê Linh.
26/12/2024

Vụ gần 3.000 tấn giá đỗ ngậm hoá chất ở Đắk Lắk: Cơ sở sản xuất cung cấp hàng trăm kg mỗi ngày cho Bách Hoá Xanh

Cơ quan điều tra tỉnh Đắk Lắk đang tiếp tục xác minh, xử lý triệt để vụ các cơ sở sản xuất tuồn ra thị trường gần 3.000 tấn giá đỗ ngậm hoá chất. Đáng chú ý, cơ sở sản xuất khai cung cấp hàng trăm ki lô gam giá đỗ mỗi ngày cho Bách Hoá Xanh.
26/12/2024

Nhiều lãnh đạo đại học bị quy trách nhiệm vì đào tạo chui

Mở chui nhiều lớp đào tạo văn bằng 2 khi chưa được cho phép, loạt lãnh đạo đại học bị quy trách nhiệm, thậm chí còn bị tuyên án tù.
24/12/2024

CSGT kịp thời đưa bé trai 3 tuổi đã ngất xỉu trên xe khách đi cấp cứu

Tối 23/12, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 3 (Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục CSGT) cho biết, Tổ công tác của đơn vị làm nhiệm vụ tại Km188 (Khu vực Trạm thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ) vừa kịp thời dùng ô tô đặc chủng đưa 1 cháu bé đi cấp cứu.
24/12/2024

Thuốc lá điện tử 'đội lốt' đồ chơi bán đầy chợ mạng

Hầu hết thuốc lá điện tử đang bán trên thị trường là hàng tiểu ngạch, được ngụy trang tinh vi dưới hình dạng đồ chơi, có hàng chục mùi hương khác nhau để hút giới trẻ.
17/12/2024

Tình hình kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm của UBND huyện Châu Thành (An Giang) và phương hướng phát triển kinh tế xã hội

Sáu tháng đầu năm 2024, huyện Châu Thành (tỉnh An Giang) tích cực thực hiện đồng bộ, toàn diện các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội (KTXH). Qua đó, tạo thuận lợi để địa phương hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ năm 2024.
11/12/2024

Bắt giữ nam thanh niên trộm cắp xe máy rồi điều khiển phương tiện đi vào cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Cơ quan Công an xác định Lê Hải Đăng - lái xe môtô lưu thông trái quy định vào cao tốc Hà Nội-Hải Phòng đã trộm cắp xe môtô của chị Trần Thị Tuyết Dung, trú ở thành phố Phủ Lý, Hà Nam.
09/12/2024

Vĩnh Phúc: CSGT tăng cường tuyên truyền và xử lý vi phạm an toàn giao thông lứa tuổi học sinh

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 21/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) cho lứa tuổi học sinh trong tình hình mới và chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, lực lượng CSGT Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã tăng cường thực hiện các kế hoạch nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh trên địa bàn tỉnh và có nhiều chuyển biến tích cực.
08/12/2024

Mở đợt cao điểm an toàn giao thông Tết từ 15/12

Cảnh sát giao thông cùng công an các địa phương sẽ mở đợt cao điểm xử lý vi phạm ở đường bộ, đường thủy và đường sắt trong hai tháng.
06/12/2024

Khởi tố vụ vệ sĩ phân luồng cho đoàn xe sang đi đám cưới

Công an tỉnh Thanh Hoá khởi tố vụ án Gây rối trật tự công cộng, tạm giữ thêm một người để làm rõ hành vi tự ý điều tiết giao thông trên đường phố của nhóm vệ sĩ.
03/12/2024

[Ảnh] Trải nghiệm Hà Nội thời bao cấp tại đêm Trúc Bạch

Tối 29/11, tại không gian Khu phố ẩm thực đêm Đảo Ngọc-Ngũ Xã (quận Ba Đình), Sở Du lịch Hà Nội và Ủy ban nhân dân quận Ba Đình khai mạc chương trình quảng bá du lịch đêm Hà Nội 2024 với chủ đề "Đêm Trúc Bạch". Toàn bộ không gian chương trình được trang trí lấy bối cảnh một khu phố mang dấu ấn thời bao cấp với các toa tàu điện, cửa hàng bách hóa… giúp du khách được trở lại với ký ức về một trong những thời kỳ đặc biệt của đất nước.
02/12/2024

Thủ tướng đồng ý nghỉ Tết 9 ngày từ 26 tháng chạp

Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng ý nghỉ Tết Ất Tỵ 9 ngày, từ 26 tháng chạp đến hết mùng 5 tháng giêng (25/1-2/2/2025).
27/11/2024