Hàng loạt trường bắt đầu dừng dạy thêm, phụ huynh lo hơn mừng

Từng mỗi tuần học thêm 3 buổi tại trường và 3 buổi bên ngoài, từ học kỳ 2, con trai chị Thục (Phúc Thọ, Hà Nội) dừng tất cả các lớp học này khi nhận thông báo từ nhà trường và thầy cô, liên quan tới Thông tư 29 về Dạy thêm học thêm của Bộ GD-ĐT.

Chị Thục cho biết, con trai lớn lớp 12 đã dừng học thêm tại trường từ học kỳ 2; con gái thứ 2 lớp 8 hiện vẫn học thêm tuần 3 buổi tại trường nhưng cô giáo chủ nhiệm thông báo, sau ngày 14/2 các thầy cô sẽ dừng dạy thêm cả ở trường và lớp bên ngoài. 

“Bạn lớn sức học tốt, tự giác hơn nên khi biết các thầy cô không dạy thêm nữa, con mua sách và khóa học online để tự ôn luyện. Dù vậy, cháu vẫn lo lắng vì năm nay cuối cấp, thi có nhiều điểm mới, không biết tự học có ổn không. Bạn bé bình thường học đã hơi đuối, phải có cô kèm mới tiến bộ, giờ không đi học thêm, con lo sẽ thụt lùi”, chị Thục bộc bạch. 

Chị cho biết, trước đây, hai con chị ngoài học thêm tại trường, còn theo lớp bên ngoài 3 môn chính (Toán, Văn, Anh với bạn cấp 2 và Toán, Lý, Hóa với bạn cấp 3), học phí 50.000 đồng/buổi từ 1,5 đến 2 tiếng. Mỗi tháng, chi phí cho việc học thêm khoảng 1,6 tới 2 triệu đồng/trẻ. Với mức thu nhập từ nghề may gia công của vợ chồng chị, đây là khoản chi không nhỏ nhưng nếu các con dừng học thêm, chị lại bất an. 

“Con không đi học thêm thì sợ không theo kịp các bạn, thi không đạt kết quả tốt; hơn nữa, ở nhà loanh quanh không ai quản được”, chị Thục chia sẻ. 

Với cậu con trai lớp 12, chị và một số phụ huynh đã đại diện lớp đề nghị thầy cô tiếp tục dạy thêm trong trường để giúp các con ôn luyện chuẩn bị thi tốt nghiệp và vào đại học nhưng chưa được đồng ý. “Cô giáo chủ nhiệm nói sẽ báo cáo với hiệu trưởng, nếu nhà trường đồng ý, các cô sẽ dạy, nếu không các con phải tự học”, chị kể.

Thông báo tạm dừng các hoạt động bồi dưỡng (học thêm) của một trường THCS tại Hoài Đức, Hà Nội.
Thông báo tạm dừng các hoạt động bồi dưỡng (học thêm) của một trường THCS tại Hoài Đức, Hà Nội. 

Chị Bích Hằng ở Hà Đông (Hà Nội), cũng cho biết, cô giáo chủ nhiệm lớp con trai lớn của chị đã thông báo nhà trường chính thức dừng các hoạt động dạy thêm và tổ chức bán trú từ 15/2.

“Tôi vẫn muốn con học thêm buổi chiều vì như vậy cháu đỡ phải đi học tối vất vả. Hơn nữa, bố mẹ đi làm giờ hành chính, con nghỉ buổi chiều ở nhà chỉ xem tivi, vào mạng, rất bất cập…”, chị Hằng bày tỏ. 

Theo chị Hằng, hồi học lớp 6, 7, buổi chiều con chị học thêm tại trường, buổi tối theo lớp của cô giáo bên ngoài. Từ khi lên lớp 8, con chỉ học thêm tại trường các chiều thứ 2, 4, 6 đóng phí 9.000 đồng/tiết, còn học tại các lớp bên ngoài vào chiều thứ 3, 5, 7 với học phí 80.000/buổi.

“Nhà trường tổ chức học thêm là tự nguyện, bạn nào không muốn tham gia có thể ở nhà. Nay các cô thông báo từ 15/2 sẽ dừng tất cả các hoạt động dạy thêm chiều, bán trú, các lớp kỹ năng, stem... Tôi và nhiều phụ huynh khác cảm thấy rất lo. Kiến thức nặng, để các con tự học khó lắm”, chị Hằng cho biết. 

Chị chia sẻ, ngoài con đầu lòng học lớp 8, chị còn bé thứ 2 lớp 4 và một bé mẫu giáo. “Nhà tôi không có ông bà hỗ trợ, hai vợ chồng với đàn con nên mỗi sự thay đổi là lại đau đầu. Thôi cứ chờ đến 15/2 xem sao”, chị nói thêm. 

Tới thời điểm này, không ít phụ huynh những trường khác tại các quận nội thành và ngoại thành tại Hà Nội cũng cho biết đã nhận được thông báo trường không tổ chức dạy thêm. Chị Như Trang ở Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội nói, trường con chị đã dừng dạy thêm từ trước Tết âm lịch một tuần. Một bà mẹ có con đang theo học THPT tại quận Hoàn Kiếm chia sẻ, các lớp học thêm tại trường con chị không còn được tổ chức nhưng nhà trường vẫn tăng cường bồi dưỡng kiến thức cho học sinh năm nay thi tốt nghiệp (không thu phí). 

Trao đổi với VietNamNet, bà Trần Thị Yến, Hiệu trưởng Trường THCS Văn Quán (Hà Đông, Hà Nội) xác nhận, nhà trường đã thông tin đến cha mẹ học sinh về việc dừng tổ chức dạy thêm trong buổi họp phụ huynh cuối học kỳ 1. Bà cho hay, tất cả các văn bản mới, quy định mới của Bộ GD-ĐT và các cơ quan quản đều được nhà trường công khai thông báo với phụ huynh, học sinh và thực hiện nghiêm túc. 

Thầy Đinh Vũ, giáo viên dạy Vật lý tại một trường THPT ở huyện Phúc Thọ, Hà Nội, cho hay, khi nhận thông báo về việc trường không tổ chức dạy thêm học thêm từ học kỳ 2, nhiều phụ huynh và học sinh bày tỏ sự lo lắng và đề đạt nguyện vọng thầy cô tiếp tục hỗ trợ ôn luyện cho các con tại trường hay bên ngoài. 

“Hiện tại, chúng tôi phải tuân thủ các quy định trong thông tư mới nên không thể đáp ứng yêu cầu này của phụ huynh. Thực tế, có một số thầy cô có thể dạy ‘chui’ nhưng là số rất ít và việc này quá rủi ro vì nếu chẳng may bị phát hiện, họ sẽ bị kỷ luật, đình chỉ công tác. Thành thật mà nói, nhiều thầy cô cảm thấy khá nản trước những quy định mới”, thầy Vũ nói. 

Theo thầy Vũ, nếu chỉ dạy theo chương trình chính khóa, thường thời lượng không đủ để giảng giải cặn kẽ lý thuyết và giúp học sinh vận dụng để làm bài tập, nâng cao kiến thức. Nay các tiết bổ trợ không còn, ít nhiều sẽ ảnh hưởng tới việc dạy-học của thầy trò. 

Ngoài ra, thầy Vũ cho biết, với lứa học sinh sắp thi đại học, nhu cầu ôn tập, luyện đề còn cao hơn; nhiều em muốn tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực hay đánh giá tư duy mong muốn được giúp ôn luyện thêm nhưng thầy cô cũng ở thế khó. 

“Việc một số giáo viên ép học sinh học thêm đâu đó tồn tại nhưng rất ít, trong khi nhu cầu bồi dưỡng, củng cố kiến thức của học sinh, phụ huynh rất cao. Tuy nhiên, theo quy định mới, thầy cô không được dạy thêm bên ngoài cho học sinh ở lớp mình dạy chính khóa, không tổ chức mà chỉ được tham gia dạy thêm - thường là tại các trung tâm đã đăng ký - nhưng ở nhiều vùng nông thôn thì hầu như không có trung tâm, ngoài các cơ sở dạy ngoại ngữ… Như vậy thầy cô bị trói buộc rất nhiều”, thầy Vũ bày tỏ.  

Theo thầy, nếu có trung tâm dạy thêm, khó nơi nào có cơ sở vật chất và đầy đủ trang thiết bị phục vụ việc dạy học như trường học. Hơn nữa, khi chương trình học nặng, áp lực thi cử lớn, nhà trường và giáo viên không được phép dạy thêm, rất dễ dẫn tới tình trạng học sinh học ở trung tâm là chính, ở trường là phụ.

Theo Vietnamnet Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Nữ tài xế ở Hà Nội 'tố' bị người đi ô tô dùng dùi cui vụt vào đầu

Chị M. cho biết, đang lái xe máy trên phố Phúc La (quận Hà Đông, Hà Nội), chị bất ngờ bị người đi trên ô tô bán tải (chưa rõ BKS, danh tính) dùng dùi cui vụt vào đầu, phải đi cấp cứu.
07/05/2025

Chùa Ba Vàng long trọng tổ chức Đại lễ Phật Đản 2025: Lan tỏa tinh thần từ bi và phụng sự cộng đồng

Sáng ngày 4/5/2025 (tức mùng 7/4 năm Ất Tỵ), trong tiết trời dịu mát sau cơn mưa đầu hạ, chùa Ba Vàng (TP Uông Bí, Quảng Ninh) đã trang nghiêm tổ chức Đại lễ Phật Đản Phật lịch 2569 – Dương lịch 2025.
06/05/2025

Chùa Ba Vàng rực rỡ trong Đại lễ Phật Đản 2025: Hiện thực hóa tinh thần nhân văn thành hành động phụng sự cộng đồng

Trong nhịp sống hối hả của thời đại mới, khi con người đôi lúc mải miết chạy theo những giá trị vật chất, thì mỗi mùa Phật Đản lại như một khúc ca tỉnh thức – nhắc nhớ chúng ta trở về với lòng từ, với sự yên bình trong nội tâm và với trách nhiệm chia sẻ yêu thương đến cộng đồng. Và ở miền Đông Bắc yên bình của Tổ quốc, chùa Ba Vàng (TP Uông Bí, Quảng Ninh) lại một lần nữa trở thành nơi hội tụ của ánh sáng trí tuệ và tình thương trong Đại lễ Phật Đản Phật lịch 2569 – Dương lịch 2025.
05/05/2025

Bình Dương: CSGT khống chế đối tượng "múa rựa" giữa đường, dương tính với ma túy đá

Sáng 2/5, Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) phụ trách địa bàn TP.Dĩ An, thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh đang phối hợp với Công an phường Dĩ An, TP.Dĩ An lấy lời khai người đàn ông có biểu hiện “lạ” vừa lái xe, vừa cầm rựa gây nguy hiểm trên đường phố để xác minh, xử lý.
02/05/2025

22 người chết, 44 người bị thương vì tai nạn giao thông trong ngày 2/5

Trong ngày 2/5, ngày nghỉ thứ ba của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, tình hình an ninh trật tự giao thông trên toàn quốc đã ghi nhận nhiều diễn biến đáng chú ý. Theo báo cáo từ Cục CSGT - Bộ Công an, cả nước xảy ra 52 vụ tai nạn giao thông, làm chết 22 người và bị thương 44 người. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn đã giảm 15 vụ và số người chết giảm 14 người, tuy nhiên số người bị thương lại tăng 6 người.
02/05/2025

Lực lượng CSGT thực hiện cao điểm bảo đảm TTATGT dịp lễ 30/4, 01/5

Ngày 18/4, Cục Cảnh sát giao thông đã ban hành Kế hoạch cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp lễ 30/4, 01/5/2025 và nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm theo Nghị định số 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ.
19/04/2025

Xử phạt nữ tài xế lái ô tô ngược chiều trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Ngày 16-4, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ cao tốc số 2 (Cục Cảnh sát giao thông) lập biên bản xử lý nữ tài xế lái ô tô ngược chiều trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
17/04/2025

Từ phát hiện của Cục CSGT, Bộ Công an khởi tố vụ án vi phạm quy định về khai thác cát

Ngày 4/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự vi phạm quy định về khai thác cát với 04 đối tượng. Đáng chú ý Cục CSGT và Cục Cảnh sát Kinh tế là đơn vị đồng chủ trì trong phát hiện, nắm tình hình, xác minh để làm căn cứ khởi tố vụ
05/04/2025

Xử lý "cát tặc" khai thác trái phép trên sông Hồng

Quá trình làm nhiệm vụ, Công an thành phố Hà Nội, Cục CSGT đã liên kết, phối hợp bắt giữ vụ việc hút cát trái phép trên sông Hồng.
02/04/2025

Sau 3 tháng triển khai Nghị định 168: Xử phạt vi phạm giao thông giảm 1/3

Chiều ngày 31/3, Cục CSGT thông tin về kết quả 03 tháng thực hiện Nghị định 168/2024/NĐ-CP (từ ngày 01/01/2025 đến ngày 31/3/2025). Theo đó lực lượng CSGT toàn quốc đã phát hiện, xử lý 728.818 trường hợp vi phạm TTATGT, so với cùng kỳ, xử phạt giảm 341.519 trường hợp (-31,9%).
01/04/2025

Tài xế ô tô tạt đầu, lấn làn vào trạm thu phí bị phạt 5 triệu, trừ GPLX 4 điểm

Sáng 27/3, đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, Đội CSGT đường bộ cao tốc số 6 đã lập biên bản xử phạt tài xế ô tô khách chuyển làn đường không đúng quy định trên cao tốc.
27/03/2025

Xử phạt 5 triệu đồng và trừ 2 điểm GPLX với mỗi tài xế trong đoàn xe Porsche lấn làn đường ngược chiều để vượt trên cao tốc

Thông tin từ Cục CSGT cho biết, các tài xế trong đoàn xe Porsche đã bị xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) do lấn làn đường ngược chiều để vượt trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai, gây phẫn nộ trong dư luận. Mỗi tài xế sẽ bị phạt 5 triệu đồng và trừ 2 điểm trên giấy phép lái xe (GPLX).
22/03/2025