Giải bài toán nhân sự khi sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, sắp xếp cấp xã

Một trong những vấn đề quan trọng đặt ra khi sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, sắp xếp cấp xã là số lượng cán bộ, công chức cần tinh giản sẽ rất lớn và đòi hỏi đội ngũ ở lại phải có đủ trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Bài toán khó nhất chính là giải quyết vấn đề con người

PGS.TS. Nguyễn Viết Thông, nguyên Tổng thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương cho rằng, cuộc cách mạng tinh gọn về tổ chức bộ máy bước vào giai đoạn 2 - “sáp nhập tỉnh, xã, bỏ cấp huyện”. Đây là cuộc chiến cam go hơn các đợt sáp nhập huyện, xã vừa qua rất nhiều.

Khi bỏ 696 đơn vị hành chính cấp huyện, sẽ có rất nhiều cán bộ, công chức cần phải sắp xếp. Đội ngũ này lên tỉnh bao nhiêu, về cấp cơ sở bao nhiêu và bao nhiêu người thuộc diện tinh giản để giải quyết chế độ, chính sách, đó là bài toán đặt ra.

Tương tự, nếu giảm 50% số tỉnh thì số cán bộ, công chức của những tỉnh này sẽ giải quyết như thế nào? Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến công ăn việc làm, đời sống của bản thân và gia đình của hàng vạn công chức.

“Cho nên bài toán khó nhất trong sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính là giải quyết vấn đề con người”, ông Thông nhấn mạnh.

Cần bỏ phân biệt cán bộ, công chức cấp xã với cấp tỉnh. Ảnh: Hoàng Hà

PGS.TS Vũ Văn Phúc - Phó chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan đảng Trung ương, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản cũng nhận định, số lượng cán bộ, lãnh đạo, quản lý, công chức nhà nước phải rời khỏi bộ máy sẽ rất lớn.

“Đây là vấn đề rất hệ trọng nên phải tuyên truyền sâu đậm. Tôi nhấn chữ sâu đậm, tuyên truyền phải có luận cứ, cơ sở để tạo ra sự thống nhất cao trong Đảng, trong xã hội, sự nhận thức đúng trong cán bộ, đảng viên, công chức từ Trung ương đến cơ sở”, ông Phúc nhấn mạnh.

Theo ông, phải nhận thức bất cứ cuộc cách mạng nào cũng đòi hỏi phải có sự chấp nhận hy sinh vì cái chung. Đã gọi là cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy thì phải chấp nhận hy sinh một bộ phận cán bộ, lãnh đạo, quản lý, đảng viên, công chức từ Trung ương đến cơ sở.

Tuy nhiên, PGS.TS Vũ Văn Phúc cũng khẳng định, đây là cơ hội rất tốt để sàng lọc đội ngũ cán bộ, lãnh đạo, quản lý các cấp.

Bên cạnh đó, cần có cơ chế, chính sách để giữ chân người làm được việc, những người có phẩm chất chính trị tốt, bản lĩnh vững vàng, đạo đức, lối sống tốt, trình độ năng lực cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cao sau khi sắp xếp, tổ chức bộ máy.

Bởi sau khi tinh gọn, nhiệm vụ của người lãnh đạo, quản lý cũng như của từng vị trí cán bộ, công chức đòi hỏi cao hơn rất nhiều khi công việc nhiều hơn, phạm vi rộng hơn, yêu cầu về chất lượng cao hơn, đảm bảo cho công việc thông suốt, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả như Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói.

Đồng thời, phải có chính sách thỏa đáng cho những người có nguyện vọng về hưu trước tuổi, những người nghỉ công tác hay chuyển sang lĩnh vực, công việc mới.

Theo PGS.TS. Nguyễn Viết Thông, vừa rồi, Chính phủ ban hành Nghị định 178 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và mới đây Nghị định 67/2025 sửa đổi nội dung này với tinh thần rất nhân văn.

Đây cũng là lời giải phần nào giúp cán bộ, công chức yên tâm khi thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính.

Nhất là khi mới đây, chính sách này được mở rộng đối tượng, trong đó có đưa ra nhiều chế độ, chính sách cho đội ngũ cán bộ, công chức trong diện sáp nhập cấp tỉnh, cấp xã, bỏ cấp huyện.

Điều này cũng có nghĩa là trước mắt, Nhà nước phải bỏ ra số tiền tương đối lớn để chi trả nhưng về lâu dài, khi mọi thứ ổn định, bộ máy vận hành trơn tru, gọn nhẹ thì sẽ giảm chi ngân sách rất nhiều.

Cán bộ cơ sở phải thực sự năng động, chuyên nghiệp, tinh nhuệ

Một vấn đề nữa liên quan đến con người cần quan tâm, theo ông Thông, đó là lâu nay cán bộ ở xã làm việc qua huyện, bây giờ không còn cấp huyện, chưa quen được môi trường từ tỉnh đến thẳng xuống cơ sở thì phải thích ứng ra sao.

Chưa kể trình độ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã chưa đồng đều, nhất là đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa.

“Bây giờ quản lý đơn vị hành chính rộng hơn, nhiều lĩnh vực hơn tất nhiên sẽ có bỡ ngỡ và không phải một vài tháng có thể làm được, người trẻ thích ứng dễ chứ người có tuổi thì khó khăn hơn. Vì vậy, phải tăng cường bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là cấp xã”, ông Thông phân tích.

TS. Trần Khắc Tâm - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng cũng cho rằng, khi bỏ cấp huyện thì đòi hỏi cấp cơ sở (cấp xã) gần dân nhất phải có lực lượng cán bộ thực sự năng động, chuyên nghiệp, tinh nhuệ để phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.

Ông đề xuất ưu tiên tuyển dụng người trẻ, được đào tạo bài bản ở các trường đại học trong và ngoài nước. Đó là những cán bộ tiếp cận tốt với công nghệ số, tư duy sáng tạo, hội nhập tốt.

“Khi cán bộ, công chức cấp xã thực hiện tốt công việc sẽ giảm tải cho cấp tỉnh. Cấp tỉnh sẽ thực hiện các công việc vĩ mô, mang tính định hướng chiến lược cho địa phương”, ông Tâm nói.

Khi cán bộ, công chức cấp xã thực hiện tốt công việc sẽ giảm tải cho cấp tỉnh để thực hiện công việc  mang tính định hướng chiến lược cho địa phương. Ảnh: Hoàng Hà

TS. Trần Anh Tuấn - Chủ tịch Hiệp hội khoa học hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, trước đây cấp xã chỉ có cán bộ bán chuyên trách, không có cán bộ, công chức nên trình độ và năng lực còn hạn chế. Nhưng thời gian qua, thực hiện luật Cán bộ, công chức ban hành năm 2008 cho tới nay, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã từng bước được chuẩn hóa về trình độ, năng lực.

Tuy nhiên, so với cán bộ, công chức ở các cơ quan cấp trên thì cán bộ cấp xã vẫn còn bộ phận thiếu tính chuyên nghiệp, hạn chế về kỹ năng giao tiếp và thực thi công vụ.

Vì vậy, khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, bỏ cấp huyện, cần đánh giá, phân loại lại đội ngũ cán bộ, công chức của toàn bộ hệ thống các cơ quan hành chính cấp tỉnh và dưới tỉnh (cấp xã).

Những ai làm việc được thì phải giữ lại và bố trí vào các vị trí việc làm của bộ máy mới. Những ai không phù hợp với mô hình của bộ máy mới và yêu cầu, nhiệm vụ mới thì giải quyết chế độ, chính sách theo quy định.

Bộ máy "gọn” mà không “tinh” thì không thể “mạnh”

Về lâu dài, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng cần sửa Luật Cán bộ, công chức để làm cơ sở pháp lý xây dựng chế độ công vụ mới theo vị trí việc làm, theo hướng năng động, trách nhiệm, minh bạch, thực tài và hiệu quả với nhiều nội dung tiến bộ.

Trong đó, cần bỏ phân biệt cán bộ, công chức cấp xã với cấp tỉnh; thay thế chế độ tuyển dụng “suốt đời biên chế” bằng chế độ công chức hợp đồng theo vị trí việc làm; bỏ quy định một nơi tuyển dụng cho một nơi sử dụng để thay bằng nguyên tắc “ai dùng người đó tuyển” và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.  

“Bộ máy “gọn” với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng nhưng nếu không có đội ngũ cán bộ, công chức đủ phẩm chất, năng lực và trách nhiệm thì chưa thể “tinh” được. Nếu "gọn” mà không “tinh” thì không thể “mạnh”. Và không “mạnh” thì khó mà đạt được mục tiêu hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả”, nguyên Thứ trưởng phân tích.

TS. Trần Anh Tuấn - Chủ tịch Hiệp hội khoa học hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ. Ảnh: Phạm Hải

Vì vậy, theo ông Tuấn, phải lựa chọn được những người đủ năng lực, trình độ, có tinh thần cống hiến, trách nhiệm cao để bố trí vào bộ máy mới.

Đồng thời, cần dũng cảm giải quyết chính sách, chế độ đối với những người không đáp ứng yêu cầu công việc hoặc không muốn tiếp tục làm việc trong nền công vụ.

Làm được như vậy với tinh thần công tâm, khách quan, vô tư, “vì việc chọn người”, “theo vị trí việc làm để tuyển người” thì sẽ không còn lo ngại gì.

Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức được nâng lên về năng lực, về kỹ năng, về trách nhiệm thì nền công vụ của chúng ta sẽ có diện mạo, thần thái, tâm thế mới, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

Theo vietnamnet Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với 34 tỉnh thành và hơn 3.300 xã, phường, đặc khu

Chiều 3/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương tháng 6/2025.
04/07/2025

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6: Nhiều vấn đề thời sự được làm rõ

Tình hình triển khai tổ chức chính quyền địa phương hai cấp, việc thực hiện các thủ tục hành chính, vấn đề tăng trưởng tín dụng, kết quả đấu tranh với hàng giả, hàng nhái, việc đào tạo nhân lực cho những ngành công nghệ cao... là những nội dung nổi bật được báo chí quan tâm tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6 chiều 03/7.
04/07/2025

Các thứ trưởng luân chuyển về địa phương trưởng thành như thế nào?

Trong các thứ trưởng được luân chuyển về địa phương thời gian qua, có nhiều người tiếp tục ở lại tỉnh, thành hoặc chuyển qua địa phương khác với những vị trí quan trọng; có một số thứ trưởng quay trở lại Trung ương chuẩn bị cho một hành trình mới.
03/07/2025

Những việc cán bộ, công chức không được làm từ tháng 7

Quốc hội quy định 6 nhóm việc cán bộ, công chức không được làm, trong đó có phát tán thông tin sai sự thật, lợi dụng mạng xã hội gây ảnh hưởng tiêu cực đến cơ quan, địa phương.
03/07/2025

Triệt để xử lý các vấn đề về quản lý bệnh viện

Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho rằng, Bộ Y tế cần triệt để xử lý các vấn đề về quản lý bệnh viện, chuẩn hóa các quy trình cơ bản về khám chữa bệnh, quản lý dược, vệ sinh an toàn thực phẩm…
03/07/2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Quân chính toàn quân 6 tháng đầu năm

Chiều 2/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị Quân chính toàn quân 6 tháng đầu năm 2025 do Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức.
03/07/2025

Tổng Bí thư Tô Lâm: Không có chuyển đổi số, mô hình hành chính hai cấp sẽ không thể vận hành hiệu quả

Tổng Bí thư nhấn mạnh chuyển đổi số chính là hệ thần kinh trung ương, là cầu nối "sống còn" giữa tỉnh và xã; là bộ não dữ liệu để tổng hợp, phân tích, cảnh báo sớm tình hình, không để xảy ra vùng trũng thông tin.
03/07/2025

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump điện đàm

20h ngày 2/7 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và đàm phán về thuế đối ứng giữa hai nước.
03/07/2025

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 15 luật, 1 pháp lệnh vừa được thông qua

Sáng 3/7, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật, pháp lệnh đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV thông qua.
03/07/2025

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Làm mới lại hợp tác quốc tế là yêu cầu cấp thiết để đạt các mục tiêu phát triển

Phát biểu dẫn đề tại Phiên thảo luận bàn tròn với chủ đề "Làm mới hợp tác phát triển quốc tế" trong khuôn khổ Hội nghị quốc tế lần thứ tư về tài chính cho phát triển tại Seville, Tây Ban Nha, chiều 1/7, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh: Làm mới lại hợp tác phát triển quốc tế không chỉ là một lựa chọn mà là yêu cầu cấp thiết để đạt được các mục tiêu phát triển.
02/07/2025

Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ cho ý kiến về phương án sửa đổi, bổ sung 3 luật quan trọng

Ngày 1/7, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ về một số nội dung quan trọng, trong đó có các phương án sửa đổi, bổ sung 3 luật quan trọng để chuẩn bị báo cáo cấp có thẩm quyền.
02/07/2025

Tạo chuyển biến thực chất, mạnh mẽ trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, Nghị quyết 57 là Nghị quyết có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững của đất nước trong giai đoạn mới, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta đang nỗ lực hoàn thành các mục tiêu của nhiệm kỳ và mô hình chính quyền địa phương hai cấp đã chính thức vận hành tại 34 tỉnh, thành phố từ ngày 1/7/2025.
02/07/2025