Điện Biên Phủ - Võ Nguyên Giáp: Hai cái tên song hành trong chiều dài lịch sử

Điện Biên Phủ là nơi ghi dấu ấn tài năng của một vị tướng huyền thoại trong lịch sử Việt Nam cận - hiện đại. Và Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người đã ghi tên địa danh Điện Biên Phủ trên bản đồ thế giới.

Hai cái tên Võ Nguyên Giáp và Điện Biên Phủ có lẽ trong lịch sử Việt Nam cận - hiện đại là từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất, dù rằng chưa có sự thống kê cụ thể.

Điện Biên Phủ - tiếng sấm chấn động địa cầu

Ngày 7/5/1954, chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc với sự toàn thắng thuộc về quân và dân Việt Nam. Có thể nói, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là chiến thắng vĩ đại nhất, giáng đòn quyết định, tạo bước ngoặt làm thay đổi cục diện chiến tranh, trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Geneva chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã dẫn đến sự thất bại hoàn toàn của Kế hoạch quân sự Nava, đập tan âm mưu và ý chí xâm lược của Pháp, dưới sự giúp đỡ của Mỹ.

Điện Biên Phủ vốn không có trong kế hoạch quân sự của Tướng Nava và cũng không có trong kế hoạch tác chiến trong Đông Xuân 1953-1954 của quân và dân Việt Nam được đề ra trong Hội nghị Bộ chính trị Trung ương Đảng (9/1953). Nhưng Điện Biên Phủ đã trở thành điểm hẹn lịch sử, trở thành nơi tiến công chiến lược của quân đội nhân dân Việt Nam, nơi diễn ra trận quyết chiến chiến lược để kết thúc cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam kéo dài từ tháng 12/1946 trên phạm vi cả nước.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thường vụ Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, tháng 12/1953. Ảnh tư liệu

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thường vụ Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, tháng 12/1953. Ảnh tư liệu

Điện Biên Phủ đã trở thành nơi gặp gỡ, đối đầu trực tiếp giữa lực lượng quân đội viễn chinh Pháp (được tập trung đến mức cao nhất chưa từng thấy trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương lần thứ hai) và lực lượng quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với ý chí quyết tâm đánh thắng kẻ thù xâm lược.

Hay nói khác đi, Điện Biên Phủ đã trở thành nơi đối đầu giữa trí tuệ, văn hóa quân sự Pháp với ý chí quyết tâm và nghệ thuật quân sự tài tình của quân đội và nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam cùng với học thuyết quân sự Hồ Chí Minh.

Cuối cùng, “điểm hẹn lịch sử” Điện Biên Phủ đã ghi dấu ấn sâu đậm với sự toàn thắng của quân dân Việt Nam - một nước thuộc địa được cho là lạc hậu, thấp kém - trước một tập đoàn quân đội hùng mạnh, thiện chiến, hiện đại của Pháp.

Và để có được tiếng sấm Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, không thể không nhắc đến vai trò của vị Đại tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp.

Quyết định khó khăn của vị tướng huyền thoại

Đương nhiên là, chiến thắng của quân và dân ta ở lòng chảo Điện Biên Phủ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1954, không phải là chiến thắng được làm nên bởi một mình Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Và sinh thời, ông cũng chưa bao giờ nhận đó là chiến thắng của riêng ông.

Nhưng thực tiễn lịch sử đã cho thấy, chiến thắng này đã ghi dấu ấn tài năng của ông trong danh mục 1/10 vị danh tướng nổi tiếng nhất trên thế giới.

Tài năng của ông ở chiến dịch này được thể hiện ở nhiều khía cạnh như: Lên kế hoạch và tổ chức các cuộc tiến công phá chủ trương tập trung quân của H. Nava để dọn đường đến Điện Biên Phủ; chỉ đạo chuẩn bị hậu cần cho trận quyết chiến chiến lược; xác định cách đánh, phương pháp tấn công địch…

Nhưng dấu ấn quan trọng của ông chính là việc quyết định phương châm tác chiến ở chiến dịch Điện Biên Phủ để đảm bảo cho chiến dịch này được toàn thắng.

Bút tích của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về chiến dịch lịch sử. Ảnh tư liệu

Bút tích của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về chiến dịch lịch sử. Ảnh tư liệu

Hồi ký của ông nêu rất rõ về quyết định khó khăn này, ông viết: “Đêm 25 tháng 1, tôi thao thức. Đầu đau nhức. Đồng chí bác sĩ buộc trên trán tôi một nắm ngải cứu.

Khi nghe anh Thái nói lần đầu ở Tuần Giáo về khả năng đánh nhanh thắng nhanh, tôi đã thấy nếu ta làm như vậy là mạo hiểm. Từ đó tới nay đã nửa tháng qua. Tình hình địch đã thay đổi rất nhiều. Quân số của chúng không còn là mười tiểu đoàn, mà theo tin của quân báo đã lên tới hơn mười ba tiểu đoàn. Chúng đã củng cố công sự phòng ngự, không còn là trận địa dã chiến. Bộ đội sẽ phải tiến hành một trận công kiên lớn tiêu diệt tập đoàn cứ điểm phòng ngự vững chắc rất mạnh, được sự yểm trợ của lực lượng không quân, pháo binh, thiết giáp tại chỗ, và chắc chắn còn được ưu tiên yểm trợ số 1 của lực lượng không quân địch ở miền Bắc Đông Dương…

Ba khó khăn hiện lên rất rõ.

Thứ nhất, bộ đội chủ lực ta đến nay chỉ mới tiêu diệt cao nhất là tiểu đoàn địch tăng cường, có công sự vững chắc, ở Nghĩa Lộ. Khi đánh vào tập đoàn cứ điểm Nà Sản, chúng ta mới đánh từng tiểu đoàn địch trong công sự dã chiến, mà còn đánh rất dở!

Thứ hai, trận này ta không có xe tăng, máy bay nhưng hợp đồng bộ binh, pháo binh quy mô cũng là lần đầu, bộ đội lại chưa qua diễn tập. Vừa qua, đã có trung đoàn trưởng xin trả bớt súng, vì không biết phối hợp như thế nào!

Thứ ba, bộ đội từ trước tới nay mới chỉ quen tác chiến ban đêm, ở những địa hình dễ ẩn náu. Chủ lực ta chưa có kinh nghiệm tác chiến ban ngày trên địa hình bằng phẳng, với một kẻ địch có ưu thế về máy bay, pháo binh và xe tăng. Trận đánh sẽ diễn ra trên một cánh đồng dài 13km và rộng 6km... Tất cả những khó khăn này ta đều chưa bàn cách giải quyết...”.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các cán bộ chỉ huy họp bàn kế hoạch tác chiến trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh tư liệu

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các cán bộ chỉ huy họp bàn kế hoạch tác chiến trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh tư liệu

Sau đó, vị tướng huyền thoại gọi cho pháo binh: “Tình hình địch đã thay đổi. Quyết tâm tiêu diệt Trần Đình (bí danh của Điện Biên Phủ trong chiến dịch) vẫn giữ vững. Nay thay đổi cách đánh. Vì vậy, ra lệnh cho các đồng chí từ 17 giờ hôm nay, kéo pháo ra khỏi trận địa, lui về địa điểm tập kết, chuẩn bị lại. Triệt để chấp hành mệnh lệnh! Không giải thích”.

Chính quyết định thay đổi phương châm tác chiến từ "đánh nhanh thắng nhanh" sang "đánh chắc tiến chắc" của Đại tướng đã giúp cho trận quyết chiến chiến lược của quân và dân ta giành được thắng lợi trọn vẹn.

Và Điện Biên Phủ từ một địa phương, một lòng chảo “vô danh” ở vùng rừng núi Tây Bắc đã trở thành một địa danh nổi tiếng trên bàn đàm phán ở Geneva (Thụy Sĩ), trên bản đồ Việt Nam và thế giới.

Cần nhớ rằng, quyết định thay đổi cách đánh, phương châm tác chiến không chỉ được Đại tướng tiến hành một lần ở chiến dịch Điện Biên Phủ, mà trước đó, ông đã từng ít nhất một lần đưa ra quyết định này, đó là chiến dịch Biên giới Thu Đông năm 1950.

Hồi ký của ông viết: “Qua chuyến đi nghiên cứu thực địa Cao Bằng, tôi càng nhận thấy không thể chọn thị xã này làm điểm đột phá cho chiến dịch”.

Ông phân tích: “Đánh Cao Bằng sẽ khó bảo đảm nguyên tắc “trận đầu phải thắng của quân đội ta. Và nếu đánh thắng, cũng khó tránh khỏi tổn thất lớn trong khi ta chỉ tiêu diệt được một bộ phận nhỏ quân địch: 2 tiểu đoàn!

Mục tiêu của chiến dịch là tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch và giải phóng Cao Bằng. Làm cách nào để đạt được mục tiêu này? Tôi nghĩ cách mở đầu chiến dịch tốt nhất vẫn là đánh Đông Khê. Đông Khê là cứ điểm quan trọng nối liền Thất Khê với Cao Bằng.

Cứ điểm Đông Khê mặc dù được củng cố, vẫn nằm trong khả năng tiêu diệt của bộ đội ta. Mất Đông Khê, địch hoặc sẽ phải chiếm lại, hoặc sẽ phải rút khỏi Cao Bằng. Ta sẽ có điều kiện tiêu diệt sinh lực địch ngoài công sự. Nếu địch không chiếm lại Đông Khê, ta sẽ đánh tiếp Thất Khê”.

Điều này cho thấy, ông là người đã nắm rất sát và chắc thực tiễn chiến trường và khả năng của quân và dân ta, để lựa chọn mục tiêu sao cho vừa sức, đảm bảo thắng lợi. Và thắng lợi của quân và dân ta ở chiến dịch Biên giới Thu Đông năm 1950 đã làm thay đổi cục diện của cuộc kháng chiến, và phần nào đó là dọn đường để đưa đến điểm hẹn Điện Biên Phủ.

Nền tảng để đưa đến những quyết định “táo bạo”, quyết đoán đó của ông, ngoài trí tuệ của cá nhân thì còn là nhờ ở chỉ dẫn, dặn dò của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, nhất là quyết định thay đổi phương châm kế hoạch tác chiến ở Điện Biên Phủ.

Như vậy, có thể nói, Điện Biên Phủ là nơi đã ghi lại dấu ấn tài năng của một vị tướng huyền thoại trong lịch sử Việt Nam cận - hiện đại. Và ngược lại, chính Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người đã ghi tên địa danh Điện Biên Phủ trên bản đồ thế giới, nhất là “bản đồ” về những trận quyết chiến chiến lược.

Theo Vietnamnet Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Tổng Bí thư: “Sắp xếp bộ máy nhân dân đồng tình, sao cán bộ lại tâm tư?”

"Vừa qua, các chủ trương, chính sách về sắp xếp tinh gọn bộ máy được nhân dân rất đồng tình, nhưng một bộ phận cán bộ lại tâm tư, cái này phải xem lại", Tổng Bí thư Tô Lâm nói.
23/06/2025

Quốc hội thảo luận về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật

Cùng với việc thảo luận các dự án luật quan trọng, sáng 23/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật.
23/06/2025

Phó Thủ tướng ví Đà Nẵng như Dubai khi dự tính lấn biển làm đảo nổi

Bày tỏ ấn tượng với những định hướng phát triển đô thị ven biển của Đà Nẵng, Phó Thủ tướng Thường trực nhấn mạnh đến ý tưởng xây dựng 5 hòn đảo nhân tạo ngoài khơi.
23/06/2025

Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm và các lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã dự lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925 - 21.6.2025).
21/06/2025

Phó Thủ tướng: Quyết liệt chống hàng giả không khoan nhượng, không có vùng cấm

Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình khẳng định tiếp tục đấu tranh, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; quyết liệt ngăn chặn đẩy lùi tội phạm với tinh thần “không khoan nhượng, không có vùng cấm”.
20/06/2025

Thủ tướng: Chính phủ cảm ơn và luôn lắng nghe, chia sẻ, tạo điều kiện cho báo chí hoạt động thuận lợi

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), chiều 19/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc gặp mặt của Thường trực Chính phủ với lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các cơ quan báo chí nhằm tri ân, ghi nhớ công lao của các thế hệ người làm báo qua các thời kỳ.
20/06/2025

Từ tháng 9/2025 triển khai buổi học thứ hai cho học sinh, cố gắng tối đa không thu phí

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, đây là việc mặc dù còn nhiều khó khăn trong tình hình hiện nay nhưng là định hướng lớn rất cần phải làm, nên làm. Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và các đơn vị chức năng sẽ chuẩn bị chương trình để hướng dẫn, các địa phương cũng tích cực chủ động, hy vọng sẽ từng bước tổ chức tốt điều này.
20/06/2025

"Ngày không còn bạo lực học đường là ngày người lớn không còn đánh nhau nữa"

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, 70% học sinh có hành vi bạo lực đối với người khác đều có hoàn cảnh gia đình đặc biệt, do đó, để giảm bạo lực học đường thì một phần hết sức quan trọng nằm ở chính gia đình, sự gương mẫu của người lớn. Trường học ở góc độ kiểm soát, hỗ trợ tâm lý, tăng cường dạy đạo đức, dạy làm người và tăng cường các hoạt động giáo dục tích cực...
20/06/2025

Tổng Bí thư Tô Lâm: TP.HCM hướng tới tầm vóc mới là 'siêu đô thị quốc tế' của Đông Nam Á

Tổng Bí thư Tô Lâm biểu dương và đánh giá cao những kết quả quan trọng mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương đã đạt được trong thời gian qua.
18/06/2025

Bộ trưởng Y tế: "Thuốc giả không có trong bệnh viện"

Theo Tư lệnh ngành Y tế, thông qua đấu thầu, tất cả thuốc vào bệnh viện phải có xuất xứ. Do đó, Bộ trưởng Đào Hồng Lan khẳng định thuốc giả có trên thị trường nhưng không phải trong bệnh viện.
18/06/2025

Đại biểu nêu nghịch lý chuyện đi làm thủ tục, phòng này yêu cầu, phòng khác nói 'không có'

Nhiều đại biểu Quốc hội ủng hộ triển khai cuộc cách mạng tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, song băn khoăn nhiều quy định, thủ tục đang là rào cản, vướng mắc.
17/06/2025

Chốt công chức, viên chức không được thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp

Luật được thông qua quy định theo hướng đối tượng không được thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp bao gồm công chức, viên chức.
17/06/2025