Đặc sắc Lễ hội truyền thống Đình – chùa tại Thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh, TP Hà Nội

Sáng này 10/3/2025, Đảng ủy – HĐND – UBND –UBMTTQ Thị trấn Quang Minh tổ chức khai mạc lễ hội truyền thống Đình – chùa Gia Trung xuân Ất Tỵ 2025.

Dự khai mạc có đồng chí Đinh Ngọc Thức – Huyện ủy viên, Phó chủ tịch HĐND huyện; đồng chí Phạm Thành Đô – Huyện ủy viên, Trưởng Ban Kinh tế - xã hội HĐND huyện; đồng chí Phạm Anh Tuấn – Huyện ủy viên, Bí thư Đảng ủy Thị trấn; đồng chí Trương Thị Vân Anh - Phó Bí thư thường trực Đảng uỷ, Chủ tịch HĐND Thị trấn; đồng chí Nguyễn Ngọc Hiếu – Phó Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND Thị trấn; đồng chí Nguyễn Văn Vẫy - Ủy viên ban thường vụ, Chủ tịch MTTQ Thị trấn; ông Triệu Văn Vũ, Trưởng ban Chính trị - Xã hội, Đại diện Viện Khoa học Chính sách và Pháp luật, cùng các đồng trí trong Thường trực HĐND, UBND, trưởng các đoàn thể, các cán bộ, công chức Thị trấn, bí thư chi bộ, tổ trưởng các tổ dân phố, Hiệu trưởng các nhà trường, các Công ty doanh nghiệp đóng trên địa bàn; lãnh đạo các xã, Thị trấn: Chi Đông, Thanh Lâm, Kim Hoa, Tiền Phong và toàn thể Nhân dân cùng quý khách thập phương về tham dự.

Các đại biểu tham dự.
Các đại biểu tham dự.

Theo truyền thống cứ 5 năm một lần thị trấn tổ chức lễ hội đối với các di tích lịch sử được xếp hạng trên địa bàn. Lễ hội truyền thống Đình – Chùa Gia Trung thường được tổ chức từ ngày mùng 10 đến ngày 12 tháng Hai âm lịch hàng năm. Tại lễ khai hội, các đại biểu và Nhân dân đã được xem nghi lễ rước kiệu truyền thống mà 10 năm mới được tổ chức lại kể từ năm 2015 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 năm 2020.

Nghi lễ rước Kiệu.
Nghi lễ rước Kiệu.

Phát biểu khai mạc, đồng chí Nguyễn Ngọc Hiếu – PBT Đảng ủy, Chủ tịch UBND Thị trấn - Trưởng ban tổ chức lễ hội đã ôn lại những giá trị lịch sử của di tích Đình – Chùa Gia Trung. Đình Gia Trung được xây dựng từ những năm Niên hiệu Quang Trung (1789 - 1801) để thờ 3 vị tướng của triều Việt Vương là Trương Hống- Trương Hát và Trương Lừng đã có công đánh giặc cứu nước ở thế kỷ thứ VI. Đình làng trước đây được xây dựng trên khu đất rộng, phía Tây đầu làng có phong cảnh rất đẹp. Quần thể đình làng gồm có 1 ngôi đình cổ: 7 gian, hậu cung cửa võng, một nhà tiền đường 7 gian song song với đình, 2 bên sân đình có 2 dãy nhà Tả mạc và Hữu mạc. Thực hiện tiêu thổ kháng chiến Đình được nhân dân phá dỡ. Đến năm 2004, Nhân dân Gia Trung đã phục dựng lại ngôi Đình to đẹp như ngày nay. Hiện Đình còn lưu giữ được 15 sắc phong của các triều đại từ đời vua Lê Hiển Tông ( 1767) đến đời vua Nguyễn Dực Tông (1857);

Đồng chí Nguyễn Ngọc Hiếu – PBT Đảng ủy, Chủ tịch UBND Thị trấn phát biểu.
Đồng chí Nguyễn Ngọc Hiếu – PBT Đảng ủy, Chủ tịch UBND Thị trấn phát biểu.

Chùa Đại Bi Gia Trung có niên hiệu Chính Hoà thứ 11, đời nhà Lê (1690). Chùa được xây dựng trên khu đất rộng, phía Đông làng, quy mô lớn, kiến trúc khoẻ đẹp, nghệ thuật điêu khắc tinh tế.Trong khuôn viên có Chùa chính 5 gian- 2 dĩ, nhà bái đường 7 gian, nhà thờ tổ, gác chuông. Tiêu thổ kháng chiến, ngôi chùa cũng được nhân dân phá dỡ, chỉ còn ngôi nhà thờ tổ làm nơi thờ phật. Năm 2012 chùa Đại Bi đã được phục dựng ngôi Tam Bảo, Tiền Đường, Nhà Tổ, Nhà thờ Mẫu. Số tiền đầu tư xây dựng lên đến hơn 10 tỷ đồng bằng nguồn vốn xã hội hóa. Từ năm 2023 tiếp tục trùng tu thêm các hạng mục với số tiền trên 18 tỉ đồng cũng bằng nguồn xã hội hóa. Đến nay công trình chùa Đại Bi đã được trùng tu, tôn tạo khang trang, bề thế, là nơi tâm linh để nhân dân về chiêm bái.

Chùa Đại Bi.
Chùa Đại Bi.

Di tích lich sử văn hóa Chùa Đại Bi đã được UBND tỉnh Vĩnh Phú quyết định công nhận đăng ký bảo vệ di tích lịch sử văn hóa ngày 01/7/1995 và đến ngày 15/9/2004 UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã công nhận chùa Đại Bi là di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh, nay là Thành phố.

Lễ hội truyền thống Đình – Chùa Gia Trung kéo dài trong 3 ngày từ ngày 09/3/2025-11/02/2025. Lễ hội năm nay được tổ chức với nhiều hoạt động như tế lễ, dâng hương, rước kiệu theo nghi lễ truyền thống. Ngoài ra còn có các chương trình giao lưu văn nghệ như: hát quan họ dưới thuyền rồng, thi đấu các môn thể thao, bóng chuyền hơi, cầu lông, cờ tướng, bịt mắt đập niêu, cầu khỉ, bịt mắt bắt vịt.

Chương trình văn nghệ tại Lễ hội.
Chương trình văn nghệ tại Lễ hội.

Lễ hội là dịp để Nhân dân bày tỏ lòng biết ơn, kính trọng và tưởng nhớ công đức của các vị Thành hoàng và cha ông đã đánh đuổi quân giặc đem lại thái bình cho quê hương, đất nước, cầu cho mưa thuận gió hòa, cuộc sống ấm no hạnh phúc. Đồng thời tuyên truyền, giáo dục các thế hệ mai sau giữ gìn và phát huy giá trị của di tích; đoàn kết thi đua phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Một số hình ảnh tại Lễ hội

Theo Viện KH-CS&PL Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Mô hình quán cà phê kiêm trạm sạc xe điện

Giữa trưa, ông Quốc Bảo, 53 tuổi, ghé vào một quán cà phê trên đường Phan Văn Trị, phường Gò Vấp, ăn uống, nghỉ trưa và tranh thủ sạc pin cho chiếc xe máy điện.
23/07/2025

Chấn chỉnh tình trạng yêu cầu bản sao chứng thực khi làm thủ tục hành chính

UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu các cơ quan, địa phương chấn chỉnh tình trạng yêu cầu người dân nộp bản sao giấy tờ có chứng thực khi làm thủ tục hành chính.
23/07/2025

Xe chở 25 hành khách kẹt giữa đường vì lũ

Khi cách thị trấn Mường Xén (huyện Kỳ Sơn cũ) khoảng 13 km, xe khách chở 25 người mắc kẹt giữa điểm sạt lở và nước lũ trên quốc lộ 7A, lúc 16h ngày 22/7.
23/07/2025

Điện Biên: Cầu treo đứt cáp, xe chở cán bộ xã đi chống bão rơi xuống sông

Cầu treo Pa Thơm (xã Thanh Yên, tỉnh Điện Biên) bị đứt cáp khiến ô tô bán tải chở cán bộ xã đi kiểm tra chống bão và một xe máy rơi xuống sông.
22/07/2025

Thủy Đoàn 1 hỗ trợ đưa thuyền viên tàu bị lật vào bờ an toàn

Khoảng 9h sáng 22/7, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, vận động các phương tiện thủy vào khu vực tránh trú bão Wipha, tổ công tác Thủy Đoàn 1 phát hiện tàu cá mang số hiệu QNg 92614-TS, do thuyền trưởng Trần Thành Pháp (SN 1983, trú tại xã An Phú, tỉnh Quảng Ngãi) điều khiển, bị gió lốc xô lật chìm trên tuyến sông Chanh (phường Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh). Thời điểm phát hiện, trên tàu có 9 người.
22/07/2025

Từ đêm nay bão Wipha mạnh dần đạt cấp 11, giật cấp 14

Dự báo, đêm 21 đến rạng sáng 22/7, bão Wipha di chuyển theo hướng Tây Tây Nam với tốc độ khoảng 10-15km/h và có khả năng mạnh thêm. Cường độ bão đạt cấp 10-11, giật cấp 14.
21/07/2025

Chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 3

Bộ Y tế yêu cầu tổ chức trực chuyên môn, trực cấp cứu 24/24; sẵn sàng thu dung cấp cứu cho nạn nhân do mưa, lũ gây ra; không để gián đoạn trong công tác cấp cứu, điều trị cho người dân trong trường hợp bão số 3 ảnh hưởng đến đất liền.
21/07/2025

Liên thông Sổ sức khoẻ điện tử tới tất cả cơ sở khám, chữa bệnh trong năm 2025

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết cho biết thông tin này tại phiên họp lần thứ 3 của Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 diễn ra sáng 20/7.
21/07/2025

Vụ cháy ở Hà Nội: Xưởng 1.700m2 bị thiêu rụi, có nhiều khói khí độc

Theo cảnh sát, khu vực xảy ra cháy nằm trong hạng mục kho, xưởng số 6, có diện tích khoảng 1.700m2; đám cháy diễn biến phức tạp, sinh ra nhiều khói khí độc.
19/07/2025

Mái nhà cho dân là mái ấm của lòng dân

Chưa bao giờ một chương trình an sinh lại mang trong mình tinh thần chính trị – xã hội sâu sắc đến thế, như chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi toàn quốc đang chuẩn bị hoàn thành.
14/07/2025

Sẽ có tàu ngầm, tàu nổi tham gia diễu binh dưới nước dịp Quốc khánh 2/9

Đại tướng Nguyễn Tân Cương cho biết, sẽ có các khối đi bộ, khối xe tăng, khối trên trời, dưới nước tham gia diễu binh dịp Quốc khánh 2/9.
11/07/2025

Hàng quán 'xẻ thịt' vỉa hè Hà Nội suốt ngày đêm

Không chỉ riêng khu vực vỉa hè bến xe Mỹ Đình (P.Từ Liêm) bị chiếm dụng, tại Hà Nội, tình trạng hàng quán 'xẻ thịt' vỉa hè, lòng đường diễn ra phổ biến cả ngày lẫn đêm.
09/07/2025