Công an: 'Thí sinh được dùng ứng dụng VNeID thay thẻ căn cước công dân'

Học sinh tham dự kỳ thi của các trường được sử dụng ứng dụng VNeID thay vì chỉ dùng thẻ căn cước công dân bản cứng, theo thượng tá Nguyễn Thành Vĩnh, Giám đốc Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư.

Trưa 6/4, thượng tá Vĩnh, Giám đốc Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư (thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - C06, Bộ Công an), cho biết như trên trước việc có học sinh không được vào thi vì không mang thẻ căn cước công dân.

Tại kỳ thi đánh giá năng lực đợt hai của Đại học Quốc gia TP HCM hôm 2/6, ít nhất hai thí sinh bị hủy thi vì không có thẻ căn cước công dân. Trong đó, một nữ sinh đi 20 km từ Biên Hòa (Đồng Nai) đến Đại học Khoa học Tự nhiên phải ra về do quên thẻ. Thí sinh khác bị mất, đã đến công an quận làm lại nhưng đến 11/6 mới được trả thẻ.

Theo giải thích của TS Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo, Đại học Quốc gia TP HCM, quy định của kỳ thi là thí sinh phải dùng căn cước hoặc chứng minh nhân dân bản cứng khi làm thủ tục thi. "Đã là quy chế thì không linh hoạt được", ông Chính nói.

Tài khoản định danh điện tử mức 2 trên ứng dụng VNeID có căn cước công dân bản điện tử. Ảnh: Ngọc Thành
Tài khoản định danh điện tử mức 2 trên ứng dụng VNeID có căn cước công dân bản điện tử. Ảnh: Ngọc Thành

Tuy nhiên, theo thượng tá Nguyễn Thành Vĩnh, các trường khi tổ chức thi "phải chấp nhận học sinh được dùng ứng dụng VNeID" chứ không thể chỉ bắt học sinh mang theo thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân.

"Chúng tôi đã chỉ đạo Công an TP HCM làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố hướng dẫn các trường ngay lập tức, để tránh các trường hợp thí sinh bị hủy thi đáng tiếc như vừa qua", ông nói và cho biết sẽ kiến nghị cấp có thẩm quyền "chỉ đạo các địa phương và các trường dùng ứng dụng định danh điện tử khi học sinh làm thủ tục dự thi".

Dù được sử dụng VNeID nhưng một giáo viên có nhiều năm làm giám thị tại Hà Nội cho biết, các kỳ thi đều quy định thí sinh không được mang vật dụng cá nhân, trong đó có điện thoại vào khu vực thi. Các điểm thi cũng có thể không phục vụ internet cho thí sinh. Vì vậy học sinh vẫn nên mang theo căn cước công dân khi đi thi để tránh sự cố không truy cập được tài khoản định danh điện tử hoặc phải để điện thoại ở ngoài khu vực thi.

Theo luật sư Nguyễn Đại Hải (Công ty Luật TNHH Fanci), tất cả quy định của tổ chức, cá nhân đều phải đúng pháp luật, từ Hiến pháp, luật, nghị định. Chính phủ cho phép người dân có thể dùng tài khoản định danh điện tử tại VNeID mà quy chế thi của trường không cho "là trái quy định". Vì vậy, các trường cần sửa quy chế thi để đúng quy định của Chính phủ.

Tại Nghị định 59/2022, Chính phủ quy định từ tháng 10/2022, người dân có thể dùng tài khoản định danh điện tử tại VNeID để chứng minh nhân thân, thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự thay thế cho thẻ căn cước công dân gắn chip.

Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, người nước ngoài từ đủ 14 tuổi trở lên nhập cảnh vào Việt Nam, tổ chức được thành lập hoặc đăng ký hoạt động tại Việt Nam sẽ được cấp tài khoản định danh điện tử. Trường hợp chưa đủ 14 tuổi sẽ được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ.

Theo Vnexpress Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Quá tải tại bãi giữ xe vi phạm

Theo thống kê, hiện cả nước có hàng triệu phương tiện giao thông bị tạm giữ tại các cơ sở trông giữ xe của cơ quan chức năng, chờ xử lý. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2024, các lực lượng chức năng đã tạm giữ hơn 715 nghìn phương tiện vi phạm, trong đó chủ yếu là xe máy. Điều này đã dẫn đến sự quá tải nghiêm trọng tại nhiều bãi giữ xe, gây nguy cơ cháy nổ, nhất là tại các thành phố lớn như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng...
16/09/2024

CSGT "chặn" đoàn xe cứu trợ để… mời cơm

Trạm CSGT Đức Phổ mời lái xe chở hàng cứu trợ đến nơi nghỉ ngơi, ăn cơm miễn phí.
15/09/2024

Vụ “Gây rối trật tự công cộng” tại An Dương, Hải Phòng: Người nhà gửi đơn kêu oan

Được biết, chiều tối ngày 20/7/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện An Dương, TP. Hải Phòng đã khởi tố, bắt tạm giam đối với bị can Phạm Thị Thu Trang (trú tại 45/143 Tôn Đức Thắng, phường Trần Nguyên Hãn, quận Lê Chân, TP. Hải Phòng) cùng 7 người khác về tội “Gây rối trật tự công cộng”, với cáo buộc cầm đầu nhóm đối tượng có hành vi manh động, côn đồ, xông vào công trường Dự án đầu tư xây dựng nút giao khác mức ngã tư đường Tôn Đức Thắng - Máng nước - QL5 tại xã An Đồng, huyện An Dương, TP. Hải Phòng gây rối trật tự công cộng xảy ra trước đó.
14/09/2024

Chính phủ ban hành Nghị định về công tác xã hội

Công tác xã hội có chức năng hỗ trợ phòng ngừa; can thiệp, trị liệu; hỗ trợ phục hồi, phát triển đối tượng nhằm bảo đảm an sinh xã hội và xây dựng hạnh phúc của người dân; góp phần bảo đảm thực hiện quyền, nhân phẩm, giá trị của con người, công bằng và bình đẳng xã hội theo quy định của pháp luật.
14/09/2024

Rà soát các cơ sở chăm sóc trẻ em sau vụ Mái ấm Hoa Hồng

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đã yêu cầu tiến hành rà soát, thanh kiểm tra các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em công lập và ngoài công lập trên địa bàn TPHCM bảo đảm theo đúng quy định của Chính phủ.
14/09/2024

Đã có 336 người chết, mất tích do ảnh hưởng của bão, mưa lũ và sạt lở đất

Lào Cai hiện đang là địa phương có nhiều người chết và mất tích do bão, mưa lũ và sạt lở với 179 người (98 người chết, 81 người mất tích), trong đó tại huyện Bảo Yên có đến 110 chết và mất tích.
13/09/2024

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam công khai sao kê tài khoản ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Để bảo đảm tính minh bạch, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã công khai sao kê tài khoản Vietcombank 0011001932418 từ ngày 1/9 đến 10/9/2024; thể hiện minh bạch việc ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
13/09/2024

Cư dân chung cư Osaka Complex tố Công ty TNHH Nam Minh Hoàng tự ý ngăn cản việc khắc phục hậu quả sau bão Yagi

Sau cơn bão Yagi, chung cư Osaka Complex, nơi có hơn 700 hộ gia đình sinh sống, đã chịu nhiều thiệt hại nghiêm trọng, bao gồm cây đổ và hàng rào tôn bị hư hỏng. Trong bối cảnh khẩn cấp này, vào sáng 8/9/2024, cư dân đã tập hợp để dọn dẹp và khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, bất ngờ xuất hiện nhân viên của Công ty TNHH Nam Minh Hoàng (tự nhận là đơn vị quản lý vận hành) – đã ngăn cản họ thực hiện công việc này, thậm chí bị người dân tố cáo có hành vi khiêu khích và gây rối.
12/09/2024

Khởi tố đối tượng đi xe ba bánh tự xưng là thương binh gây rối trật tự công cộng

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Đống Đa, thành phố Hà Nội vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Lê Vũ Ngọc (tức “Ngọc say", sinh năm 1960; trú tại phường Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội), để điều tra hành vi gây rối trật tự công cộng.
12/09/2024

Quảng Ninh xin nhường 100 tỷ hỗ trợ: Phát huy tinh thần 'nhường cơm sẻ áo'

Dù bị bão số 3 tàn phá nặng nề, tuy nhiên lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã đề nghị không nhận hỗ trợ 100 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương để nhường cho tỉnh khác.
09/09/2024

Vụ Mái ấm Hoa Hồng: Khởi tố, bắt tạm giam 2 bảo mẫu

Công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Thị Ngọc Cẩm và Diệp Ngọc Tuyền (đều là bảo mẫu của Mái ấm Hoa Hồng) cùng về tội “Hành hạ người khác”.
07/09/2024

Bộ Công Thương: 'Người dân không cần tích trữ quá nhiều thực phẩm'

Hàng hóa đảm bảo đáp ứng nhu cầu, người dân không cần tích trữ quá nhiều thực phẩm khi bão số 3 đổ bộ, theo đại diện Bộ Công Thương.
07/09/2024