Chủ tịch tỉnh chọn chủ tịch xã như thế nào khi không còn cấp huyện, sáp nhập xã?

Khi không tổ chức cấp huyện, sáp nhập xã, nếu để chủ tịch cấp tỉnh chỉ định chủ tịch, phó chủ tịch và các ủy viên UBND xã, phường thì đòi hỏi sự công tâm và năng lực lãnh đạo tập thể của tổ chức.

Khi thực hiện chủ trương sáp nhập tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập xã theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp - cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) và cấp cơ sở (xã, phường, đặc khu ở hải đảo) thì xã, phường sẽ rộng hơn, làm nhiều việc hơn.

Theo dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), cấp cơ sở, ngoài việc đảm nhận các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp xã, còn nhận thêm nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp huyện hiện nay.

Nhiều nhiệm vụ, quyền hạn của cấp huyện hiện nay sẽ được giao cho cấp xã. Ảnh: Thạch Thảo

Ngoài ra, cấp tỉnh còn đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền nhiệm vụ, quyền hạn của mình cho chính quyền địa phương cấp cơ sở nhằm nâng cao năng lực quản trị của cấp cơ sở, tăng cường hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đặc biệt, cấp tỉnh đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền cho chính quyền địa phương phường để quản lý và phát triển đô thị, phát triển kinh tế đô thị...

Chính vì vậy, một trong những vấn đề đặt ra khi thực hiện mô hình chính quyền 2 cấp là đòi hỏi trình độ, năng lực, chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tới đây phải được nâng cao.

Với trình độ hiện nay, bí thư xã chưa thể làm tỉnh ủy viên

Trao đổi với VietNamNet, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cho rằng, sau khi bỏ cấp huyện, bí thư xã có thể là tỉnh ủy viên. Tuy nhiên, với năng lực, trình độ hiện nay, cán bộ, công chức xã chưa thể đáp ứng yêu cầu công việc của vị trí này.

“Do đó, có khả năng các cán bộ tỉnh, huyện sẽ được điều động về làm lãnh đạo chủ chốt và hỗ trợ chuyên môn tại các xã”, ông Hòa dự đoán.

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp). Ảnh: Hoàng Hà

Ngoài ra, đại biểu tỉnh Đồng Tháp cũng cho rằng, sắp tới, số lượng cán bộ, công chức cả cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã dôi dư rất nhiều, đòi hỏi phải sàng lọc.

"Đây là yêu cầu tất yếu trong cuộc cải cách tổ chức bộ máy và biên chế. Quá trình sàng lọc cần toàn diện, dựa trên các tiêu chí như đạo đức, phong cách, trình độ và năng lực, từ đó giữ lại một số cán bộ đủ điều kiện. Với những người còn lại, có thể xem xét tinh giản biên chế, đảm bảo chế độ phù hợp, đặc biệt cho các cán bộ không chuyên trách”, ông Hòa nhấn mạnh.

Trong khi đó, đại biểu Quốc hội Tạ Văn Hạ - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Xã hội của Quốc hội thì đề xuất lập hội đồng sát hạch với tiêu chí rõ ràng - từ trình độ chính quy, kinh nghiệm thực tiễn đến cam kết trách nhiệm - nhằm chọn lọc cán bộ “làm được việc, dám nghĩ, dám làm”.

Ông nhấn mạnh việc tinh gọn bộ máy phải giữ chân người tài, tránh để năng lực bị lãng phí. Quy trình cần minh bạch, thử thách thực tế và sẵn sàng thay thế nếu không đáp ứng hoặc không phù hợp.

Mới đây, Bộ Nội vụ đã đề xuất, sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, chủ tịch UBND cấp tỉnh sẽ chỉ định chủ tịch, phó chủ tịch và các ủy viên UBND xã, phường cho đến khi UBND khóa mới được bầu ra.

Bởi vậy, nhằm hạn chế những vấn đề tiêu cực như chạy chọt, giữ ghế, ĐBQH Phạm Văn Hòa nhận định “điều quan trọng nhất vẫn là sự công tâm của lãnh đạo đứng đầu và năng lực lãnh đạo tập thể của tổ chức trong quá trình tham mưu, đề xuất”.

Đồng tình với ý kiến yêu cầu gắn trách nhiệm người đứng đầu trong việc chọn lựa cán bộ, công chức có đủ đạo đức, năng lực chuyên môn và trình độ, đại biểu Tạ Văn Hạ, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Xã hội của Quốc hội nhấn mạnh: “Cần xây dựng quy chế tiêu chuẩn chọn người công khai, minh bạch. Đã gọi là cuộc cách mạng thì nên có cả cuộc cách mạng về tuyển chọn, tuyển dụng và sử dụng cán bộ sao cho đúng người, đúng việc”.

Cốt lõi là chuyên môn phải vững vàng

Ông Tạ Văn Hạ nhấn mạnh, ngoài trình độ, cán bộ từ huyện xuống xã cần khả năng thấu hiểu người dân, với kỹ năng xử lý công việc ở cơ sở.

“Cán bộ phải nắm rõ từng con người, từng thửa ruộng, tập quán, từ làng xã đến dòng họ. Không chỉ là chuyên môn, mà còn là sự thông thuộc địa bàn, gắn bó sâu sát với dân”, đại biểu phân tích.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Xã hội của Quốc hội Tạ Văn Hạ. Ảnh: Hoàng Hà

Tuy nhiên, theo đại biểu Phạm Văn Hòa, việc thích nghi với công việc mới, sát dân hơn, không phải thách thức lớn nếu cán bộ “có tâm, có tầm”.

Ông nhận định, ban đầu, cán bộ mới về xã có thể chưa quen, nhưng điều cốt lõi là chuyên môn vững vàng. “Chuyện gần dân, hiểu dân sẽ dần hình thành theo thời gian”, ông nói.

Tuy nhiên, đại biểu nhấn mạnh, phẩm chất đạo đức, trình độ và tinh thần trách nhiệm cao mới là nền tảng. “Có tâm, có tầm, cán bộ sẽ nhanh chóng hòa nhập và gắn bó với người dân”.

Ông Hòa lấy ví dụ các công an xã tại thành phố Sa Đéc đều là chính quy, được điều động từ nơi khác về, không phải người địa phương, nhưng vẫn hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu công việc.

Theo vietnamnet Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Thủ tướng trao quyết định bổ nhiệm quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Thủ tướng trao quyết định bổ nhiệm quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho ông Trần Đức Thắng - Phó Tổng Thanh tra Thường trực Thanh tra Chính phủ.
19/07/2025

Tổng Bí thư Tô Lâm: Không để bất kỳ lợi ích cục bộ, cảm tính cá nhân làm ảnh hưởng tới chất lượng quyết sách

Để hoàn thành khối lượng công việc rất lớn của Hội nghị trong thời gian ngắn, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu đặt ra là từng Ủy viên Trung ương cần phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, tập trung trí tuệ, thảo luận dân chủ, thẳng thắn, khách quan và cầu thị. Phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. Không để bất kỳ lợi ích cục bộ, cảm tính cá nhân hay nể nang, né tránh làm ảnh hưởng tới chất lượng quyết sách.
18/07/2025

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

Chiều 17/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án, đất đai theo Kết luận số 77-KL/TW ngày 2/5/2024 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội và triển khai ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án tồn đọng trên phạm vi cả nước.
18/07/2025

Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng, Thủ tướng yêu cầu triển khai quyết liệt các giải pháp phòng, chống

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 109/CĐ-TTg về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
18/07/2025

Rà soát, chuẩn hoá lại các thủ tục hành chính về đất đai

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Môi trường rà soát, chuẩn hoá lại các thủ tục hành chính về đất đai đã công bố, bảo đảm việc thực hiện thủ tục hành chính không phụ thuộc vào địa giới hành chính trong phạm vi cấp tỉnh tại các Trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh, cấp xã (hoàn thành trước 20/7/2025).
17/07/2025

Xây dựng kế hoạch hành động tổng thể, định hình tương lai ngành đường sắt Việt Nam

Sáng 17/7, tại Trụ sở Chính phủ, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Tổ trưởng Tổ Chỉ đạo số 3 của Đảng bộ Chính phủ nhiệm kỳ 2025 - 2030, chủ trì cuộc làm việc cho ý kiến về công tác chuẩn bị Đại hội Đảng bộ của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
17/07/2025

Nguyên Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến bị đề nghị kỷ luật

Bộ Chính trị đề nghị Ban Chấp hành Trung ương xem xét kỷ luật bà Nguyễn Thị Kim Tiến do vi phạm trong thời gian giữ chức Bộ trưởng Y tế, gây hậu quả rất nghiêm trọng.
17/07/2025

Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy bị cảnh cáo

Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy bị Bộ Chính trị cảnh cáo do vi phạm trong thời kỳ công tác tại Yên Bái, gây hậu quả nghiêm trọng.
17/07/2025

Thủ tướng: “Tăng trưởng 8,5% năm 2025 rất khó nhưng không phải bất khả thi”

Ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát dưới 4,5%, tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8,3-8,5%, theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, là mục tiêu rất khó và có nhiều thách thức, nhưng không phải bất khả thi.
16/07/2025

Chủ tịch nước trao Quyết định thăng quân hàm; cấp bậc hàm Đại tướng, Thượng tướng đối với sĩ quan Quân đội và Công an

Sáng 14/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh các lực lượng vũ trang, đã chủ trì buổi lễ trao Quyết định thăng quân hàm, cấp bậc hàm Đại tướng, Thượng tướng cho các lãnh đạo Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.
14/07/2025

Lương phải đủ sống để công chức không còn 'chân trong, chân ngoài' sau sáp nhập

Đất nước đã bước sang giai đoạn phát triển mới, không thể chấp nhận kiểu “công chức hai chân”, mà “chân ngoài” thì thường dài hơn “chân trong”. Vì vậy, lương công chức phải đủ sống và đủ liêm.
11/07/2025

Vụ trưởng, giám đốc sở không còn phải thi nâng ngạch chuyên viên cao cấp

Từ 1/7, vụ trưởng và tương đương thuộc các bộ, ngành trung ương; giám đốc sở thuộc UBND cấp tỉnh sẽ được xếp ngạch chuyên viên cao cấp mà không cần thi nâng ngạch như trước đây.
08/07/2025