Chủ tịch nước yêu cầu đẩy mạnh cải cách tư pháp, chống bảo thủ, cục bộ

Chủ tịch nước Tô Lâm yêu cầu cải cách tư pháp cần phải tiếp tục được đẩy mạnh, chống bảo thủ, cục bộ, phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, ngành.

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương - nhấn mạnh yêu cầu trên trong cuộc họp của Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương ngày 31.7, tại Phủ Chủ tịch.

Phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp, Chủ tịch nước Tô Lâm đánh giá cao sự chủ động, tích cực và những kết quả quan trọng trong thực hiện chương trình công tác của Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương và các thành viên Ban Chỉ đạo.

Đồng thời, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan tư pháp và bổ trợ tư pháp theo tinh thần cải cách tư pháp trong các nghị quyết của Đảng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Chủ tịch nước Tô Lâm cũng chỉ rõ một số tồn tại, hạn chế của Ban Chỉ đạo thời gian qua. Trong đó, một số đề án, báo cáo trình Ban Chỉ đạo chưa bảo đảm tiến độ, chất lượng chưa cao; chưa kịp thời cho ý kiến chỉ đạo hoặc đề xuất với Bộ Chính trị cho ý kiến về cơ chế, chính sách giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ cải cách tư pháp của các cấp ủy, tổ chức Đảng có liên quan.

Toàn cảnh phiên họp của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương. Ảnh: TTXVN
Toàn cảnh phiên họp của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương. Ảnh: TTXVN

Theo Chủ tịch nước Tô Lâm, trong thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hội nhập quốc tế sâu rộng.

Cùng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ nảy sinh nhiều vấn đề mới, phức tạp, chưa có tiền lệ cả trong quan hệ dân sự, hành chính, thương mại, lao động và an ninh, trật tự; đòi hỏi của người dân, xã hội đối với các cơ quan tư pháp, hoạt động tư pháp ngày càng cao.

Mặt khác, hệ thống tư pháp và thực tiễn cải cách tư pháp thời gian qua cũng còn tồn tại, hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.

Trong bối cảnh đó, công tác tư pháp và cải cách tư pháp cần phải tiếp tục được đẩy mạnh, với quyết tâm chính trị cao, có lộ trình phù hợp, chống bảo thủ, cục bộ, phát huy được sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương và toàn xã hội, kiên trì mục tiêu, định hướng đã được xác định để đáp ứng tốt hơn yêu cầu, đòi hỏi của tình hình mới.

Chủ tịch nước đề nghị Ban Nội chính Trung ương phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Trung ương và các cơ quan liên quan, sớm trình Bộ Chính trị xem xét, thông qua Đề án "Tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương" theo hướng tiếp tục duy trì tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo, với thành phần cơ bản giữ nguyên như nhiệm kỳ 2016-2021...

Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định những kết quả đạt được đã góp phần quan trọng trong việc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tư pháp và thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động tư pháp, đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm, bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội, thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển, đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế.

Theo Lao Động Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Về tỉnh mới, người dân được sử dụng giấy tờ cũ cho đến khi hết hạn

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định khẳng định điều này, và nói thêm rằng nếu người dân có nguyện vọng cấp lại giấy tờ theo địa chỉ mới, các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ hỗ trợ, không thu phí.
13/06/2025

Những cái ‘nhất’ và điều thú vị của 34 tỉnh, thành mới sáp nhập

TPHCM đông dân nhất nước, Lâm Đồng có diện tích lớn nhất, Phú Thọ tiếp giáp với nhiều tỉnh thành nhất, người Hà Nội có thu nhập bình quân cao nhất...
13/06/2025

CHÍNH THỨC: Cả nước có 34 tỉnh thành sau sáp nhập

Sau khi Quốc hội thông qua, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố; trong đó có 19 tỉnh và 4 thành phố hình thành sau sắp xếp.
12/06/2025

Khi Nhà nước mời doanh nhân giỏi làm lãnh đạo trong khu vực công

Việc thu hút những con người có “thương hiệu” đã được kiểm chứng sẽ bảo đảm hiệu quả hơn nhiều so với quy trình tuyển dụng thông thường.
12/06/2025

Bộ trưởng Nội vụ: Vẫn còn nhiều việc lớn phải làm sau sáp nhập tỉnh

Theo Bộ trưởng Nội vụ, một trong những công việc lớn còn lại sau sáp nhập tỉnh là tập trung giải quyết sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
12/06/2025

Quốc hội thống nhất đẩy sớm việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh vào ngày 12/6

Quốc hội thống nhất điều chỉnh thời gian xem xét, quyết định sớm hơn với 2 nội dung để làm cơ sở cho các cơ quan chuẩn bị và kịp thời tổ chức triển khai.
11/06/2025

Đại tá Nguyễn Đức Long làm Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội

Có hơn 25 năm công tác ở lĩnh vực điều tra, phòng chống tội phạm, đảm nhiệm các chức vụ như Trưởng Công an quận Đống Đa, Trưởng phòng CSHS, Đại tá Nguyễn Đức Long được bổ nhiệm làm PGĐ Công an Hà Nội.
10/06/2025

Sửa Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc - Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền đã ký Quyết định 71/QĐ-BCĐPCRT sửa đổi, bổ sung Quyết định số 06/QĐ-BCĐPCRT ngày 17/01/2024 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền.
09/06/2025

Hoàn thiện các Nghị định phân cấp, phân quyền trước ngày 10/6/2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ khẩn trương hoàn thiện các dự thảo Nghị định phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền theo các ngành, lĩnh vực phân công quản lý của Bộ, ngành mình trình Chính phủ ban hành; thời gian hoàn thành trước ngày 10 tháng 6 năm 2025.
08/06/2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Nice, bắt đầu chuyến công tác tại Cộng hoà Pháp

Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hoà Estonia, vào lúc 15h25' ngày 7/6 theo giờ địa phương (tức 20h25', giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân Lê Thị Bích Trân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới thành phố Nice, Cộng hoà Pháp bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Đại dương Liên hợp quốc lần thứ 3 (UNOC 3); tiến hành các hoạt động song phương tại Cộng hòa Pháp từ ngày 7-11/6 theo lời mời của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres và Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron.
08/06/2025

'Con em lãnh đạo cũng phải được đánh giá công bằng như công chức khác'

Dù công chức đó là ai, con em của lãnh đạo hay bạn bè thân thiết cũng phải đánh giá như những công chức khác, không a dua, coi ai cũng như ai thì chuyện đánh giá cán bộ, công chức sẽ rất thuận lợi, dễ dàng.
06/06/2025

Tổng Bí thư: Bố trí, sắp xếp cán bộ đúng nguyên tắc, không để phát sinh vấn đề phức tạp nội bộ

Sáng 6/6, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị cho ý kiến về tình hình, tiến độ thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính.
06/06/2025