Cắt giảm 5% dự toán chi thường xuyên; nghiên cứu tiếp tục miễn, giảm, gia hạn thuế, phí

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024. Nhấn mạnh, năm 2024 là năm tăng tốc, bứt phá, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, Nghị quyết 01/NQ-CP đề ra 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cần tập trung thực hiện. Tăng khả năng tiếp cận vốn; hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh Trong đó, nhóm nhiệm vụ, giải pháp đầu tiên, Chính phủ xác định ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ vững...

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024.

Nhấn mạnh, năm 2024 là năm tăng tốc, bứt phá, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, Nghị quyết 01/NQ-CP đề ra 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cần tập trung thực hiện.

Tăng khả năng tiếp cận vốn; hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh

Trong đó, nhóm nhiệm vụ, giải pháp đầu tiên, Chính phủ xác định ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ vững ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn.

Cụ thể, tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và hệ thống ngân hàng. 

Điều hành linh hoạt, hài hòa, hợp lý giữa lãi suất và tỷ giá phù hợp với tình hình thị trường, diễn biến kinh tế vĩ mô và mục tiêu chính sách tiền tệ.

Thực hiện các giải pháp tín dụng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Chỉ đạo các tổ chức tín dụng hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế; kiểm soát tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.
 

Khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, đơn giản hóa thủ tục cho vay, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ nền kinh tế. Tiếp tục triển khai các giải pháp tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp, người dân, hạn chế và tiến tới sớm chấm dứt "tín dụng đen".

Triệt để tiết kiệm chi, cắt giảm 5% ngay từ đầu năm 2024 dự toán chi thường xuyên

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách nhà nước; quản lý thu ngân sách nhà nước chặt chẽ, hoàn thuế theo đúng quy định.

Triệt để tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên, năm 2024 cắt giảm, tiết kiệm 5% ngay từ đầu năm dự toán chi thường xuyên so với dự toán được giao; nghiên cứu tiếp tục thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.

Tăng cường công tác xúc tiến thương mại; tiếp tục đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, sản phẩm, chuỗi cung ứng. Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu.

Đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa, phấn đấu tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng khoảng 9%. Theo dõi sát tình hình thị trường, thực hiện các biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, nhất là trong các dịp Lễ, Tết…

Phấn đấu giải ngân đầu tư công trên 95% kế hoạch, đón 18 triệu lượt du khách quốc tế

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2024, đặc biệt là các dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia, đường cao tốc, liên vùng, ven biển và các chương trình mục tiêu quốc gia; phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch được giao.

Tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án và giải ngân vốn đầu tư công.

Kiên quyết không đầu tư dàn trải, loại bỏ những dự án không thật sự cần thiết, điều chuyển vốn các dự án không giải ngân được sang các dự án có khả năng giải ngân, không để lãng phí, kém hiệu quả.

Đổi mới về nội dung và phương thức quảng bá, xúc tiến du lịch. Phấn đấu năm 2024, đón 18 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ 110 triệu lượt khách du lịch nội địa./.

https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/cat-giam-5-du-toan-chi-thuong-xuyen-nghien-cuu-tiep-tuc-mien-giam-gia-han-thue-phi-119240108063657368.htm






 

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Bộ Công an nghiên cứu tăng nặng mức phạt vi phạm giao thông với lỗi cố ý

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải (GTVT) sửa đổi các quy định về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo hướng tăng nặng mức phạt với nhóm các hành vi do lỗi cố ý, vi phạm nhiều lần.
27/07/2024

Siết quản lý thuế với livestream bán hàng

Ngành thuế sẽ đẩy mạnh việc rà soát, kiểm tra, siết quản lý thuế đối với các tổ chức, cá nhân có phát sinh thu nhập từ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, livestream bán hàng...
26/07/2024

Tăng mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng

Thời gian qua, vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng chưa có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí nhiều vi phạm kéo dài.
24/07/2024

Vì sao Bộ Công thương không chủ trì bình ổn giá sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi?

Sau một gian thực hiện bình ổn giá sữa cho trẻ em dưới sáu tuổi, doanh nghiệp đã đổi tên một số sản phẩm thành thực phẩm chức năng để tránh phải thuộc đối tượng thực hiện các biện pháp bình ổn giá.
23/07/2024

Phân khúc bất động sản nào ở Hà Nội sẽ phục hồi khi các luật liên quan có hiệu lực từ 1/8

Chỉ còn 2 tuần nữa, khi 3 luật liên quan đến lĩnh vực bất động sản là Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực từ ngày 01/8/2024, các chuyên gia bất động sản kỳ vọng, các luật này sẽ giúp thị trường bất động sản Hà Nội khơi thông và sớm hồi phục.
22/07/2024

Từ vụ người Việt chết ở Thái Lan, khi nào Nhà nước bảo hộ công dân?

Bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài là trách nhiệm của Nhà nước nên công dân sẽ không tốn chi phí, nhưng nếu cần cấp lại hộ chiếu hoặc thuê luật sư bảo vệ thì có thể phát sinh chi phí.
21/07/2024

Chống tội phạm ma túy trên tuyến đường hàng không

Những vụ án ma túy xảy ra trên tuyến đường hàng không gần đây cho thấy, loại tội phạm này đang diễn biến rất khó lường, tính chất xuyên quốc gia với quy mô ngày càng lớn, số lượng tang vật vụ án sau luôn nhiều hơn vụ án trước...
21/07/2024

Quy định về việc tổ chức Lễ Quốc tang như thế nào?

Thời gian tổ chức Lễ Quốc tang là 2 ngày. Trong thời gian này các cơ quan, công sở trong phạm vi cả nước và các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài treo cờ rủ, có dải băng tang, không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng.
20/07/2024

Một cá nhân bán hàng livestream bị truy thu thuế hơn 2,2 tỉ đồng

Cục Thuế TP.HCM truy thu thuế, phạt chậm nộp hơn 72 tỉ đồng đối với hơn 1.300 trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử, bán hàng livestream.
20/07/2024

Đối tượng nào được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế?

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất 10 nhóm đối tượng do ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế.
19/07/2024

13 triệu bản ghi bị rao bán, mua dữ liệu vừa rẻ, vừa dễ

Thời gian vừa qua, nhiều đường dây mua bán dữ liệu quy mô lớn tại Việt Nam đã bị phát hiện, xử lý. Song theo khảo sát của phóng viên, tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân vẫn diễn ra tràn lan trên các nền tảng mạng xã hội và theo các chuyên gia bảo mật thông tin, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2024, có 13 triệu bản ghi dữ liệu bị rao bán ở Việt Nam.
19/07/2024

Giám sát chặt dịch vụ thẩm mỹ

Thời gian gần đây, tình trạng vi phạm các quy định về chuyên môn của các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân đã đặt ra yêu cầu tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử phạt nghiêm, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ thẩm mỹ.
18/07/2024