Cấp huyện hoàn thành sứ mệnh lịch sử, địa danh thân thương chỉ còn là hoài niệm

Đánh giá cao chủ trương sáp nhập tỉnh, đại biểu Quốc hội chia sẻ về một số địa danh thân thương từng gắn liền với lịch sử dân tộc, với nhân dân địa phương chỉ còn là hoài niệm.

Quốc hội sáng nay thảo luận về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).

Lo lắng đi lại xa, nơi ăn chốn ở thế nào?

Đại biểu Nguyễn Quốc Hận (Cà Mau) đánh giá chủ trương sáp nhập, sửa đổi các quy định mô hình chính quyền 2 cấp có thể xem là "cuộc cách mạng" trong cải cách nền hành chính nước nhà, song bày tỏ trăn trở khi "những thay đổi này là quá lớn, ảnh hưởng sâu rộng tới các mặt đời sống xã hội, kinh tế, tâm tư nguyện vọng của người dân".

Đại biểu Nguyễn Quốc Hận. Ảnh: Quốc hội

Ông dẫn chứng, một số địa danh thân thương từng gắn liền với lịch sử dân tộc, với nhân dân địa phương chỉ còn là hoài niệm trong ký ức. Trong khi đó, chính quyền cấp huyện cũng đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử, chấm dứt sự tồn tại.

"Một số lượng lớn cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách sau nhiều năm gắn bó với bộ máy nhà nước phải nghỉ việc, loay hoay tìm việc mới gặp không ít khó khăn trong tái hòa nhập thị trường lao động. Số cán bộ còn lại không biết đi đâu về đâu, nơi ăn chốn ở thế nào”, đại biểu Nguyễn Quốc Hận trăn trở.

Về phía người dân, một số lo lắng khi địa bàn sinh sống xa trung tâm hành chính thì giải quyết các thủ tục thế nào. Đặc biệt, cán bộ công chức cấp xã dù có tăng nhưng vẫn ít hơn khi còn cấp huyện, điều này đặt ra lo ngại với địa bàn rộng lớn liệu có thể sát dân, gần dân hay không.

“Sau khi sáp nhập thì có những xã cách trung tâm hành chính tỉnh hàng trăm km, với hạ tầng giao thông thấp kém ở vùng sâu xa thì đi đến trung tâm hành chính là việc xa xỉ mất nhiêu thời gian và kinh phí”, đại biểu đoàn Cà Mau nêu thực tế.

Một góc của tỉnh Nam Định. Ảnh: Trọng Tùng

Bởi vậy, ông kiến nghị có các biện pháp cụ thể với các xã giáp ranh, ví dụ như cùng tuyến đường giáp ranh hai xã có thể do cấp tỉnh đầu tư, nhưng việc quản lý giao về cấp xã để thuận lợi hơn.

Đồng thời, phân quyền mạnh và ứng dụng công nghệ thông tin cho cấp xã để giải quyết công việc cho người dân, song song với đó là xây dựng đội ngũ công chức cấp xã đáp ứng nhu cầu người dân, đầu tư hạ tầng giao thông thông suốt từ xã đến tỉnh.

Đại biểu Trần Khánh Thu (Thái Bình) nêu tại khoản 3, Điều 110, dự thảo nghị quyết đề xuất quy định việc xác định các loại đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành trực thuộc trung ương cũng như trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính sẽ do Quốc hội quy định. Tuy nhiên, dự thảo đang đề nghị bỏ cụm từ "phải lấy ý kiến nhân dân địa phương" trong nội dung này. 

Bày tỏ không đồng tình với đề xuất bỏ quy định lấy ý kiến nhân dân, đại biểu cho rằng đây là bước thể hiện tính dân chủ, phù hợp với đường lối, quan điểm của Đảng về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng.

"Tất nhiên, việc lấy ý kiến nhân dân sẽ phức tạp hơn, mất nhiều công sức hơn, nhưng đây là cách làm dân chủ và cần thiết. Vì việc thay đổi địa giới hành chính không chỉ là vấn đề tổ chức bộ máy mà còn liên quan trực tiếp đến tâm tư, nguyện vọng của nhiều tầng lớp nhân dân địa phương, từ đồng chí lão thành cách mạng, cựu chiến binh đến người nông dân đã sống gắn bó lâu đời với mảnh đất ấy", nữ đại biểu nêu.

Ngoài ra, theo bà Thu, việc điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính còn liên quan tới lịch sử, truyền thống, phong tục, tập quán và văn hóa đặc trưng của từng địa phương, do đó ý kiến người dân là một yếu tố không thể bỏ qua. 

Khói bụi từ tỉnh này bay sang tỉnh khác phải đưa lên trung ương giải quyết

Đại biểu Nguyễn Hải Dũng (Nam Định) cho biết dự thảo luật nêu những vấn đề liên quan đến phạm vi từ 2 đơn vị hành chính cấp cơ sở trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền địa phương cấp tỉnh, những vấn đề liên quan đến phạm vi từ 2 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên thì thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nhà nước ở trung ương.

Đại biểu Nguyễn Hải Dũng. Ảnh: Quốc hội

Ông cho biết thực tế có 2 xã giáp nhau, thuộc địa giới của 2 đơn vị hành chính cấp tỉnh, có những vấn đề liên quan đến nhau như khói bụi bay từ xã này sang xã kia, kè sông xã này gây sạt lở bờ sông xã kia. Những vụ việc như thế phải đưa lên các cơ quan trên trung ương giải quyết thì sẽ rất phức tạp, tốn kém về thời gian, trong khi chính quyền hai xã, hai tỉnh có thể giải quyết được.

Ở góc độ khác, quy định như dự thảo luật sẽ tạo ra việc chính quyền cấp xã đẩy việc lên chính quyền cấp tỉnh, cấp tỉnh lại đẩy lên trung ương mà không chịu giải quyết ngay từ đầu, không phát huy được tính chủ động trong phục vụ nhân dân.

Do đó, đại biểu Nguyễn Hải Dũng đề nghị biện pháp giải quyết đơn giản hơn với trường hợp này theo phương châm "địa phương quyết, địa phương thực hiện, địa phương chịu trách nhiệm". 

Theo VietNamNet Copy link

Bình luận bài viết

5.0 (0 đánh giá)
5
0
4
0
3
0
2
0
1
0
Chưa có file đính kèm
Đánh giá bài viết

Các bài viết khác

Về tỉnh mới, người dân được sử dụng giấy tờ cũ cho đến khi hết hạn

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định khẳng định điều này, và nói thêm rằng nếu người dân có nguyện vọng cấp lại giấy tờ theo địa chỉ mới, các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ hỗ trợ, không thu phí.
13/06/2025

Những cái ‘nhất’ và điều thú vị của 34 tỉnh, thành mới sáp nhập

TPHCM đông dân nhất nước, Lâm Đồng có diện tích lớn nhất, Phú Thọ tiếp giáp với nhiều tỉnh thành nhất, người Hà Nội có thu nhập bình quân cao nhất...
13/06/2025

CHÍNH THỨC: Cả nước có 34 tỉnh thành sau sáp nhập

Sau khi Quốc hội thông qua, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố; trong đó có 19 tỉnh và 4 thành phố hình thành sau sắp xếp.
12/06/2025

Khi Nhà nước mời doanh nhân giỏi làm lãnh đạo trong khu vực công

Việc thu hút những con người có “thương hiệu” đã được kiểm chứng sẽ bảo đảm hiệu quả hơn nhiều so với quy trình tuyển dụng thông thường.
12/06/2025

Bộ trưởng Nội vụ: Vẫn còn nhiều việc lớn phải làm sau sáp nhập tỉnh

Theo Bộ trưởng Nội vụ, một trong những công việc lớn còn lại sau sáp nhập tỉnh là tập trung giải quyết sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
12/06/2025

Quốc hội thống nhất đẩy sớm việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh vào ngày 12/6

Quốc hội thống nhất điều chỉnh thời gian xem xét, quyết định sớm hơn với 2 nội dung để làm cơ sở cho các cơ quan chuẩn bị và kịp thời tổ chức triển khai.
11/06/2025

Đại tá Nguyễn Đức Long làm Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội

Có hơn 25 năm công tác ở lĩnh vực điều tra, phòng chống tội phạm, đảm nhiệm các chức vụ như Trưởng Công an quận Đống Đa, Trưởng phòng CSHS, Đại tá Nguyễn Đức Long được bổ nhiệm làm PGĐ Công an Hà Nội.
10/06/2025

Sửa Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc - Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền đã ký Quyết định 71/QĐ-BCĐPCRT sửa đổi, bổ sung Quyết định số 06/QĐ-BCĐPCRT ngày 17/01/2024 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền.
09/06/2025

Hoàn thiện các Nghị định phân cấp, phân quyền trước ngày 10/6/2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ khẩn trương hoàn thiện các dự thảo Nghị định phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền theo các ngành, lĩnh vực phân công quản lý của Bộ, ngành mình trình Chính phủ ban hành; thời gian hoàn thành trước ngày 10 tháng 6 năm 2025.
08/06/2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Nice, bắt đầu chuyến công tác tại Cộng hoà Pháp

Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hoà Estonia, vào lúc 15h25' ngày 7/6 theo giờ địa phương (tức 20h25', giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân Lê Thị Bích Trân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới thành phố Nice, Cộng hoà Pháp bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Đại dương Liên hợp quốc lần thứ 3 (UNOC 3); tiến hành các hoạt động song phương tại Cộng hòa Pháp từ ngày 7-11/6 theo lời mời của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres và Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron.
08/06/2025

'Con em lãnh đạo cũng phải được đánh giá công bằng như công chức khác'

Dù công chức đó là ai, con em của lãnh đạo hay bạn bè thân thiết cũng phải đánh giá như những công chức khác, không a dua, coi ai cũng như ai thì chuyện đánh giá cán bộ, công chức sẽ rất thuận lợi, dễ dàng.
06/06/2025

Tổng Bí thư: Bố trí, sắp xếp cán bộ đúng nguyên tắc, không để phát sinh vấn đề phức tạp nội bộ

Sáng 6/6, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị cho ý kiến về tình hình, tiến độ thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính.
06/06/2025