Thế nhưng, điểm chung trong các vụ việc này là những cầu thủ đội 1 tự đứng ra sắp xếp và bản thân họ chịu trách nhiệm. Họ, những người từng trải, có đủ năng lực để biết đâu là đúng đâu là sai. Thậm chí, trong số đó, có những người đã lập gia đình. Tất nhiên, làm được chịu được. Họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật vì hành vi phạm pháp của mình.
Thời điểm năm 2014, bóng đá Việt Nam trải qua thời gian tồi tệ với hàng loạt vụ tiêu cực xảy đến. 9 cầu thủ Ninh Bình bán độ ở sân chơi AFC Cup. Chưa dừng lại ở đó, 6 cầu thủ Đồng Nai bán độ ở V.League. Những vụ việc liên tiếp xảy đến làm rúng động bóng đá Việt.
Thế nhưng, điểm chung trong các vụ việc này là những cầu thủ đội 1 tự đứng ra sắp xếp và bản thân họ chịu trách nhiệm. Họ, những người từng trải, có đủ năng lực để biết đâu là đúng đâu là sai. Thậm chí, trong số đó, có những người đã lập gia đình. Tất nhiên, làm được chịu được. Họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật vì hành vi phạm pháp của mình.
Công bằng mà nói, với chế độ lương thưởng ở các đội trẻ, rất khó để những HLV có mức thu nhập tương xứng để chăm lo cuộc sống của mình. Một HLV chuyên làm trẻ tiết lộ, rất nhiều HLV làm trẻ đều không đảm bảo quá nhiều chuyên môn. Họ chủ yếu đi học lấy bằng rồi về làm nghề. Mỗi khi đến sân để tập luyện, các HLV trẻ cũng thường dành rất ít thời gian mà chủ yếu giao phó cho các trợ lý.
Trước một sự việc bị phát hiện, những người tham gia sự việc đó phải chịu trách nhiệm chính. Bản thân các cầu thủ cũng là người phải nhận hình phạt thích đáng. Nhưng nếu họ được chăm chút từ những “người lớn”, hẳn nhiên sẽ ít xuất hiện sự việc đau lòng như những trận đấu bất thường ở các giải trẻ trong hai năm qua.
Theo TTVN